Trong các hình biểu diễn ngôi nhà mặt bằng là

Trong các hình trên thì hình cắt mặt bằng [mặt bằng] là quan trọng nhất.

a. Mặt bằng:

- Hình cắt mặt bằng của ngôi nhà diễn tả vị trí và kích thước các tường, cửa, các thiết bị đồ đạc trong nhà, ... Mặt phẳng cắt thường cách mặt sàn độ l,5m.- Mỗi tầng nhà vẽ một mặt bằng riêng.+ Mặt bằng thường vẽ theo tỉ lộ 1:50 hoặc 1:100.+ Nét liền đậm trên mặt bằng s = 0,6 ÷ 0,8mm vẽ đường bao quanh cua tường, cột, vách ngăn. Nét liền mảnh [s/2  ÷ s/3] vẽ đường bao quanh các bộ phận nằm sau mặt phẳng cắt và đồ đạc.+ Xung quanh hình vẽ mặt bằng còn có các dãy kích thước các mảng tường. các lô của: khoảng cách các trục tường, trục cột; kích thước giữa các trục tường hiên.+ Trên hình mặt bằng có vẽ kí hiệu quy ước đồ đạc, thiết bị vệ sinh.+ Cầu thang được vẽ cả hướng đi theo quy định.

b. Mặt đứng:

Mặt đứng ngôi nhà là hình chiếu vuông góc mặt ngoài ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu cạnh, diễn tả hình dáng bên ngoài của ngôi nhà; nó thể hiện vẻ đẹp của ngôi nhà, thể hiện sự cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận của ngôi nhà.+ Mặt đứng vẽ bằng nét liền mảnh [s/2 ÷ s/3].+ Bản vẽ mặt đứng hướng ra phía nhiêu người qua lại được vẽ kĩ hơn.

c. Mặt cắt:

Hình cắt đứng có mặt phẳng cắt song song với mặt chiếu đứng hay mặt chiếu cạnh, thể hiện các bộ phận và kích thước ngôi nhà theo chiều cao.+ Hình cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà, cho biết chiều cao các tầng, kích thước các cửa, tường, vì kèo, sàn, mái, móng, cầu thang,...+ Đường nét trên hình cắt bằng theo như quy định trên mặt bằng.+ Độ cao của nền nhà tầng 1 quy ước 0,00; Độ cao ở dưới mức này mang dấu âm. đơn vị độ cao là mét nhưng không cần ghi bên con số chỉ độ cao.+ Người ta phân ra hình cắt kiến trúc và hình cắt cấu tạo.Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, vẽ hình cắt kiến trúc.

Hình cắt cấu tạo được vẽ ở giai đoạn thiết kế kĩ thuật, để thi công.

Tóm tắt lý thuyết

  • Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng.

  • Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn [mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt] và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

  • Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. 

Bản vẽ nhà một tầng

2. Nội dung

  • Nội dung:

    • Gồm: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các số liệu

a. Mặt cắt:

  • Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh

  • Diễn tả: các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.[cao tường cao mái, cao cửa,....]

b. Mặt đứng:

  • Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà

  • Diễn tả: hình dạng bên ngoài gồm các mặt chính, mặt bên, sau,..

c. Mặt bằng:

  • Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà

  • Diễn tả vị trí, kích thước[rộng- dài] các tường,cửa đi cửa sổ, cột, các thiết bị đồ đạc....

  • Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.

II. Kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà

Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà

III. Đọc bản vẽ nhà

  • Theo trình tự:

    • Khung tên

      • Tên gọi ngôi nhà

      • Tỉ lệ bản vẽ

    • Hình biểu diễn

      • Tên gọi hình chiếu 

      • Tên gọi mặt cắt

    • Kích thước

      • Kích thước chung

      • Kích thước từng bộ phận

    • Các bộ phận khác

      • Số phòng

      • Số cửa đi và cửa sổ

      • Các bộ phận khác

Bài tập minh họa

Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường được đặt ở vị trí nào trên bản vẽ?

Hướng dẫn giải

  • Mặt bằng: là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc.

    • Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.

  • Mặt đứng: là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính, mặt bên.

  • Mặt cắt: là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

  • Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn [mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt] và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

Bài 2:

Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà?

Hướng dẫn giải

  • Mặt đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, gồm có mặt chính, mặt bên.

  • Mặt bằng diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc, … trong ngôi nhà.

  • Mặt cắt biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

Bài 3:

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào? 

Hướng dẫn giải

  • B1: Đọc nội dung ghi trong khung tên.

  • B2: Phân tích hình biểu diễn [Để biết cách bố các phòng, vị trí các bộ phận của ngôi nhà].

  • B3: Phân tích và xác định kích thước của ngôi nhà [Kích thước chung, kích thước từng bộ phận của ngôi nhà].

  • B4: Xác định các bộ phận của ngôi nhà [Số phòng, số cửa đi, số cửa sổ và các bộ phận khác].

  • Để bổ sung cho bản vẽ nhà, người ta thường dùng hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bản vẽ nhà, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Phân tích được nội dung bản vẽ nhà.

  • Sử dụng đúng ký hiệu quy ước của bản vẽ nhà.

  • Đọc được bản vẽ nhà theo đúng trình tự nhất định

Bài 14: Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật – Câu 11 trang 72 SGK Công nghệ 11. Trình bày các đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà.

Trình bày các đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà.

Các hình biểu diễn của ngôi nhà.

Mặt bằng:

– Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ.

– Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi.

Mặt đứng:

Quảng cáo

– Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.

– Tác dụng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà

 Hình cắt:

– Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.

– Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ… 

- Mặt bằng: Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà, được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang di qua cửa sổ, có tác dụng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi,…Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng có một bản vẽ mặt bằng riêng.

- Mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà. Có thể là mặt chính hoặc mặt bên.

- Hình cắt: Tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. Dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp dùng để làm gì?

Xem đáp án » 24/03/2020 64,991

Thế nào là hình chiếu trục đo? Hình chiếu trục đo dùng để làm gì?

Xem đáp án » 24/03/2020 21,679

Hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân các thông số như thế nào?

Xem đáp án » 24/03/2020 14,313

Thế nào là phương pháp hình chiếu vuông góc?

Xem đáp án » 24/03/2020 5,423

Trình bày ý nghĩa của các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.

Xem đáp án » 24/03/2020 5,081

So sánh sự khác nhau giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và góc thứ ba.

Xem đáp án » 24/03/2020 4,801

Video liên quan

Chủ Đề