Trẻ sơ sinh bị sôi bụng webtretho

LÀM MẸSữa mẹ và dinh dưỡng cho bé dưới 6 tháng

Các mẹ ơi,bé nhà em đc 1 tháng 20 ngày tuổi. Dạo gần đây khi cho bú em thấy bụng bé sôi ùng ục. Theo dõi mấy hôm thấy sôi to hơn, mà em thì k ăn gì, bụng em cũng k sôi. Các mẹ có cách nào mách em chữa sôi bụng cho bé với.... Gởi từ ứng dụng Webtretho trên iPhone

LÀM MẸCâu chuyện đầu tiên của bé

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

thường do rất nhiều nguyên nhân: do mẹ cho bú sữa ngoài quá sớm, do khẩu phần ăn của mẹ có vấn đề hoặc do bé bú bình không đúng cách.Trẻ bị sôi bụng thường ở lứa tuổi từ 3 đến 18 tuần tuổi. Theo thống kê, khoảng 30% trẻ sơ sinh bị mắc chứng sôi bụng. Điều này khiến nhiều ông bố ba mẹ cảm thấy lo lắng và không biết phải làm sao. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng Là do dinh dưỡng của người mẹ không đảm bảo, trẻ bú bình chưa đúng cách, chưa vệ sinh bình sữa sạch sẽ và cách pha sữa không hợp lý, khiến trẻ bị nuốt không khí nhiều, cũng có thể là do trẻ bị dị ứng với lactose - một dạng đường có trong sữa công thức và kể cả sữa mẹ. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sôi bụng khi trẻ bú mẹ. Như chúng ta cũng biết, trẻ sơ sinh bị sôi bụng một phần là do dinh dưỡng của người mẹ không đảm bảo. Nếu trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà vẫn bị sôi bụng thì mẹ nên xem lại chế độ ăn của mình. Bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít mỡ, ăn nhiều rau củ. Nên cho trẻ bú theo nhu cầu. Sau khi bú, cần bế vác dựng lưng bé, ấp mặt vào ngực vai của mẹ và vỗ nhẹ lưng để bé không bị đầy hơi gây nôn trớ, từ đó sẽ giảm được hiện tượng sôi bụng. Sau khi cho trẻ bú, hãy ẵm đứng, vỗ nhẹ vào lưng bé Nếu các bạn cho trẻ bú bình thì hãy cho chúng bú bình đúng cách: - Ẵm bé đúng tư thế: Bế bé theo một góc nghiêng 45 độ, dùng khuỷu tay đỡ phần đầu và cánh tay đỡ phần lưng của bé, bàn tay mẹ đỡ phần đầu mông và chân của bé.- Cho bé ngậm núm vú cao su: đặt núm vú cao su vào trong miệng bé và nhẹ nhàng đẩy môi xuống khi bé đang bú để bé bú dễ hơn.-Kiểm soát lượng sữa: đối với trẻ sơ sinh, các bạn nên dùng núm vú lỗ nhỏ cho trẻ để lượng sữa chảy ra từ từ. Khi cho trẻ bú, các bạn nên giữ sao cho đáy bình luôn ở phía trên để núm vú luôn đầy sữa và giảm thiểu tối đa lượng khí bé nuốt phải.Ngoài các cách trên thì các bạn có thể vỗ ợ hơi cho bé bằng cách bế bé lên vai, giữ bé ở tư thế thẳng đứng, chân duỗi thẳng. Một tay giữ phần mông bé, một tay xao nhẹ phần lưng giữa hai bả vai, hoặc bạn có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi, khoảng 10-15 phút. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các ông bố bà mẹ biết cách

chăm sóc bé

yêu của mình khi có hiện tượng sôi bụng. Chúc các bạn thành công! -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cẩm nang cho bé -

Vi sao tre so sinh bi soi bung

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Các mẹ ơi, giúp em với Em mới sinh cháu được 1,5 tháng.Tháng đầu cháu đi ngoài bình thường 6-7 lần/ngày.Cháu vừa bú mẹ vừa ăn sữa ngoài Dumex.Kể từ đầy tháng cháu 2 ngày moíư đi ngoài 1 lần, phân bình thường.E sợ cháu nóng nên đổi sữa XO , nay cháu đi ngoài 2, 3lần/ngày.Mấy hôm nay bụng cháu sôi lọc bọc, đi ngoài 4 lần/ngày, phân lại có hạt trắng nhỏ.E lo quá, các mẹ giúp em với E xin cám ơn các mẹ nhiều

Các mẹ ơi ! cho mình hỏi tí, bé nhà mình hôm nay là được 12 ngày tuổi , nhưng thỉnh thoảng mình cứ nghe thấy bụng bé sôi lên , như kiểu người bị đói bị sôi bụng ý ,từ lúc mình sinh bé đến giờ mình chỉ ăn canh rau ngót và thịt nạc thôi à, mình chẳng dám ăn cái gì linh tinh cả, có mẹ nào biết vì sao ko thế? chỉ giùm mình cách với , à mà bao lâu thì bé hết ị hoa cà hoa cải vậy các mẹ .

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp, tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm bé kém ăn, ngủ không ngon giấc, quấy khóc gây ảnh hưởng sức khỏe.Như trường hợp bé Kem nhà chị Ng. [Hà Nội] mới 3 tháng tuổi, nhưng thời gian gần đây bé thường xuyên bỏ bú và quấy khóc và không tăng cân do cứ bú vào là nôn trớ.Không chỉ vậy, bé còn có biểu hiện sôi bụng nên chị Ng. phải đưa con đi khám. Nguyên nhân do sau sinh chị Ng. ít sữa nên có cho bé uống thêm sữa ngoài, do cơ thể không thích ứng với loại sữa công thực khiến bé gặp tình trạng này.

Vỗ ợ hơi sau khi bú xong là 1 trong những cách giúp bé phòng ngừa sôi bụng và ọc sữa. Ảnh minh họa

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụngBiểu hiện dễ nhận thấy khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Bé quấy khóc, bỏ bú, nôn ọc nếu bú no quấy khóc [đặc biệt vào ban đêm].Trẻ bị sôi bụng cũng có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy [tùy cơ địa từng bé mà tình trạng tiêu chảy nặng hoặc nhẹ].Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụngHầu hết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đều liên quan đến ăn uống. Trẻ nhỏ mới sinh hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nếu các mẹ cho uống sữa bình quá sớm sẽ khiến bé "lạ bụng" và khó tiêu. Ngoài ra, việc vệ sinh bình sữa và cách pha chế sữa không đúng cách cũng là nguyên nhân gây tình trạng sôi bụng ở trẻ.Hơn nữa, khi trẻ bú bình, núm vú không vừa miệng hoặc cách cầm bình của mẹ không đúng khiến bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày, dẫn đến việc bị sôi bụng.Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị sôi bụng nếu như mẹ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, những thực phẩm khó tiêu hay thực phẩm cay nóng.Cách điều trị và phòng ngừaKhi bé có hiện tượng sôi bụng, quấy khóc, mẹ nên thay đổi tư thế bế bé khi bú. Sau khi con bú xong, mẹ nên giúp con ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ lưng bé. Khi nào mẹ nghe tiếng con ợ hơi rồi thì mới dừng lại. Hoặc mẹ có thể để con nằm ngửa xuống giường, sau đó giữ hai bàn chân bé rồi gập gối liên tục.Khi bé bú, nên giữ đầu bé cao hơn một chút. Trong trường hợp bé bị ọc sữa, nên nghiêng đầu bé sang một bên để con ọc hết sữa ra nhằm tránh tình trạng sữa trào ngược lại vào họng khiến bé bị sặc.Trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, mẹ đặc biệt chú ý tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha, núm vú trước khi cho bé bú để tránh nhiễm khuẩn gây sôi bụng.Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng. Các thực phẩm như: Cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành… mẹ cần tránh vì đây cũng là thủ phạm gây sôi bụng ở bé thông qua sữa mẹ. Thay vào đó, các mẹ cần bổ sung thêm thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ sẽ giúp bé phòng ngừa và cải thiện tình trạng này.Khi tình trạng bị sôi bụng của bé kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa trị phù hợp.

Sôi bụng và nôn trớ rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biết cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ sẽ giúp các mẹ nhàn hơn khi chăm con.

Ảnh: theasianparent

Sơ sinh là giai đoạn gần như vắt cạn kiệt sức của bà mẹ. Bởi vì mẹ phải lo cho con từ chuyện ăn mặc, ngủ nghỉ, dỗ con ngủ rồi lo lắng cả những lần còn ốm vặt. Sức khỏe và sự an toàn của con là mối bận tâm của các mẹ. Trong giai đoạn này, các mẹ thường hay gặp nhất là tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ. Nhiều mẹ vì quá lo lắng mà vội vàng đưa con đến viện. Vậy tình trạng này có thực sự đáng lo ngại hay không? Sôi bụng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Ảnh: theasianparent

Theo thống kê có khoảng 2/3 trẻ bị chứng sôi bụng. Đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường với biểu hiện là những âm thanh phát ra từ bụng. Âm thanh này không phải tiếng từ dạ dày mà chính xác là từ sự hoạt động của cơ quan tiêu hóa, bao gồm ruột non và ruột già. 1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh, trong đó chủ yếu nhất là đến từ chế độ dinh dưỡng của bé. - Chế độ dinh dưỡng của bé: Hệ tiêu hóa còn non yếu, nếu uống sữa ngoài quá sớm, bé có thể không dung nạp được đường lactose, gây tích tụ ở ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa khiến bé bị sôi bụng. - Thực phẩm mẹ ăn: Những thực phẩm mẹ ăn chứa nhiều dầu mỡ hay thực phẩm khó tiêu, cay nóng cũng dễ khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. - Bình sữa vệ sinh không sạch - Pha sữa không đúng cách: Pha sữa không đúng có thể khiến trẻ nuốt nhiều không khí khi bú dẫn đến tình trạng sôi bụng 2. Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị sôi bụng Để chữa chứng sôi bụng cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần xác định rõ nguyên nhân khiến bé bị sôi bụng. Dưới đây là một vài cách và vài mẹo nho nhỏ có thể giúp mẹ chữa chứng sôi bụng trẻ sơ sinh để giúp bé ăn ngon, ngủ khỏe hơn. - Chọn loại sữa công thức phù hợp với bé nhà mình, tốt nhất là ít thành phầnlactose; - Massage nhẹ vùng bụng theo chiều kim đồng hồ kết hợp thao tác vuốt nhẹ sống lưng của bé khoảng 30 phút sau khi bú; - Pha sữa và cho búng đúng cách: Chọn núm vú thích hợp, điều chỉnh hướng bình khi trẻ bú - Mẹ tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu; Tình trạng nôn trở ở trẻ sơ sinh

Ảnh: theasianparent

Nôn và trớ là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau ở trẻ sơ sinh. Nôn là tình trạng các thức ăn từ trong dạ dày bị đẩy ra khỏi miệng do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng để kéo thức ăn lên khỏi dạ dày. Dưới sự co bóp đơn thuần của dạ dày, các chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng ra ngoài số lượng ít, gọi là trớ. 1. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh Trong 2-3 tháng đầu, trẻ có thể nôn hoặc ọc sữa sau mỗi lần bú mẹ. Nguyên nhân là do van thực quản nối với dạ dày của bé chưa phát triển đầy đủ, do đó vẫn không thể hoạt động hết công suất. Van này sẽ bắt đầu phát triển khi bé bước vào 4-5 tháng và sẽ phát triển đầy đủ khi bé được 1 tuổi. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ còn có thể do các nguyên nhân khác sau đây: - Say xe- Khó tiêu- Khóc quá nhiều- Ho- Bị cảm lạnh- Tai bị nhiễm trùng- Dị ứng thực phẩm- Nhiễm trùng nước tiểu Nếu bé của các mẹ nôn sữa đến 5 lần một ngày hoặc nôn ngay sau bữa ăn, bác sĩ có thể xem xét cho thêm thuốc kháng axit vào sữa. Điều này sẽ giúp giảm axit trong dạ dày của em bé - Bé sơ sinh không nên nằm sấp. - Không nên đặt em bé ở tư thế nắm sấp ngay sau khi cho con bú 2. Những lời khuyên hữu ích chữa chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh - Sau khi cho con bú Giữ quả bóng thẳng đứng trong khoảng 30 phút để cho phép trọng lực giúp sữa chảy xuống hoàn toàn. - Không nên để bất cứ điều gì tác động lên bụng của bé sau khi ăn chẳng hạn như tránh thắt dây an toàn xe hơi. Đừng đặt em bé nằm sấp trong khoảng 30 phút sau khi ăn hoặc bú sữa. - Nên vỗ ợ hơi cho bé mỗi lần sau khi cho bé bú hoặc ăn. - Ngừng cho trẻ chơi bất kỳ hoạt động sử dụng năng lượng ngay sau khi cho con bú và không nên để bé quá phấn khích 3. Bé sơ sinh bị nôn trớ khi nào thì nên lo lắng? Mặc dù nôn trớ là bình thường đối với trẻ sơ sinh. Nhưng nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, các mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức: - Mắt lờ đờ- Đi tiểu ít hơn 5 lần một ngày- Khô miệng- Từ chối uống sữa- Nôn không ngừng trong hơn 4 - 6 giờ- Tiêu chảy hơn sáu lần trong một ngày- Thở gấp- Cơ thể lạnh hoặc nhợt nhạt- Nôn ra màu xanh lá cây.- Có máu khi nôn mửa hoặc tiêu chảy- Sốt cao trên 39 độ C trong hơn 12 giờ Tóm lại, sôi bụng và nôn trớ là tình trạng rất thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu mẹ không biết cách khắc phục sẽ khiến trẻ ăn không ngon, thường xuyên quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nguồn: th.theasianparent

Video liên quan

Chủ Đề