Trễ kinh là dấu hiệu của bệnh gì

14/11/2017 Tác giả: 1.112 lượt xem

Ngày đèn đỏ đã đến nhưng bạn vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. Dấu hiệu trễ kinh nguyệt là thế nào? Hãy tìm hiểu ngay những thông tin mà chúng tôi cung cấp.

Trễ kinh là dấu hiệu của bệnh gì

Dấu hiệu trễ kinh nguyệt chị em cần nhận biết, theo dõi.

  • Dấu hiệu trễ kinh nguyệt
    • Nguyên nhân trễ kinh nguyệt do đâu?

Dấu hiệu trễ kinh nguyệt

Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước đến liền trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Trung bình một chu kỳ kinh nguyệt thường từ 28-32 ngày, tùy từng chị em. Bạn nữ cần ghi rõ chu kỳ kinh hàng tháng, nếu thấy kỳ kinh bị chậm 7-10 ngày mà kinh nguyệt chưa xuất hiện thì chứng tỏ bạn đã bị chậm kinh.
Trễ kinh là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, là hiện tượng đến kỳ kinh nhưng mà  không thấy hành kinh. Hiện tượng này xảy ra cả ở người mới bắt đầu có kinh, người đã có kinh từ lâu.

Trễ kinh là dấu hiệu của bệnh gì

Theo dõi chu kỳ kinh hàng tháng, nếu thấy kỳ kinh bị chậm 7-10 ngày mà kinh nguyệt chưa xuất hiện thì chứng tỏ bạn đã bị chậm kinh.

Nguyên nhân trễ kinh nguyệt do đâu?

  • Do mang thai: Khi  chậm kinh từ 7- 10 ngày kèm những triệu chứng khác như tiểu nhiều, buồn nôn, đau ngực, … thì khả năng cao là bạn đã có thai. Để biết có đang mang thai hay không có thể dùng que thử thai hoặc kiểm tra tại cơ sở y tế.
  • Do mất cân bằng hormone xảy ra ở những bạn nữ mới dậy thì, những người sắp bước sang giai đoạn mãn kinh, hoặc sự căng thẳng tâm lý, stress cũng có thể gây mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc kháng sinh… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thay đổi chu kỳ kinh, chậm kinh.
  • Tập luyện hoặc lao động quá mức: Lao động nặng nhọc cùng với những hình thức tập luyện quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Sau nạo hút thai không an toàn: Nạo hút thai không an toàn gây ra những vấn đề thất thường trong kỳ kinh, có thể do cổ tử cung bị dính trong quá trình tiểu phẫu, gây nên hiện tượng bị ứ huyết gây chậm kinh nguyệt.
  • Một số bệnh lý tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.., hoặc nhiễm khuẩn ở tử cung, suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, dính buồng tử cung.. cũng gây nên triệu chứng chậm kinh.
  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin, thiếu đạm…

Chậm kinh là vấn đề không thể coi thường vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của bạn. Ngay khi thấy có dấu hiệu trễ kinh nguyệt cần theo dõi, nếu tình trạng kéo dài, cần đi thăm khám, tìm đúng nguyên nhân và chữa trị đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa.

Trễ kinh là dấu hiệu của bệnh gì

Ngay khi thấy có dấu hiệu trễ kinh nguyệt cần theo dõi, nếu tình trạng kéo dài, cần đi thăm khám, tìm đúng nguyên nhân và chữa trị đúng cách

Dấu hiệu trễ kinh nguyệt thế nào? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Hi vọng rằng qua thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn nữ đã có được những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Trễ kinh (chậm kinh) là một vấn đề mà chị em không nên xem nhẹ. Hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu chung về trễ kinh

Trễ kinh là chu kỳ kinh nguyệt bất thường – một hoặc nhiều lần bị lỡ kinh nguyệt. Những người phụ nữ lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp có thể bị vô kinh.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là mang thai. Các nguyên nhân khác bao gồm các vấn đề ở các cơ quan sinh sản hoặc các tuyến giúp điều chỉnh nồng độ hormone. Điều trị bệnh trạng ẩn thường giải quyết được vấn đề vô kinh.

Triệu chứng trễ kinh thường gặp

Các dấu hiệu của tình trạng trễ kinh

Dấu hiệu chính của trễ kinh là tình trạng không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Tùy thuộc vào nguyên nhân của trễ kinh, bạn có thể gặp các dấu hiệu kèm theo tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Sữa rỉ ra ở đầu núm vú
  • Rụng tóc
  • Đau đầu
  • Tầm nhìn thay đổi
  • Dư lông mặt
  • Đau vùng xương chậu
  • Mụn trứng cá.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu trễ kinh nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Trễ kinh là dấu hiệu của bệnh gì

Bạn có đang bị trễ kinh nguyệt?

Nguyên nhân gây trễ kinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh

Thông thường, bạn sẽ bị chậm kinh khi:

  • Mang thai
  • Cho con bú
  • Mãn kinh.

Hầu hết phụ nữ thường có kinh vào mỗi 28 ngày, từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt cho đến khi mãn kinh. Tuy nhiên, một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh có thể dao động từ 21 đến 35 ngày. Nếu chu kỳ của bạn không nằm trong các phạm vi này thì có thể là do một trong những lý do sau:

1. Căng thẳng

Bạn có thể gặp trường hợp trễ kinh do căng thẳng. Căng thẳng có thể loại bỏ các hormone, thay đổi thói quen hàng ngày và thậm chí ảnh hưởng đến một phần của bộ não có trách nhiệm điều hành kì kinh – vùng dưới đồi. Theo thời gian, căng thẳng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tăng hay giảm cân đột ngột, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.

Nếu bạn sợ căng thẳng sẽ làm mất kỳ kinh thì hãy thử thực hành các kỹ thuật thư giãn và thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, tập luyện nhiều và chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn có kinh trở lại.

2. Trọng lượng cơ thể thấp

Trọng lượng cơ thể thấp cũng gây ra tình trạng trễ kinh. Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ, có thể bị lỡ kinh. Nếu bạn bị mất trên 10% trọng lượng so với chiều cao tiêu chuẩn thì các chức năng cơ thể có thể bị thay đổi, điều đó còn có thể ngăn chặn sự rụng trứng. Điều trị chứng rối loạn ăn uống và tăng cân một cách lành mạnh có thể làm cho chu kì kinh trở lại bình thường.

>>> Bạn có thể tham khảo: Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai: Những điều cần biết!

3. Béo phì

Béo phì có thể gây trễ kinh không? Không chỉ trọng lượng cơ thể thấp có thể gây ra những thay đổi về nội tiết tố, thừa cân cũng có thể gây ra rối loạn. Bác sĩ sẽ đề nghị một chế độ ăn uống và tập thể dục nếu họ cho rằng béo phì là một yếu tố gây chậm kinh hoặc lỡ kinh.

4. Triệu chứng đa nang buồng trứng (PCOS)

Triệu chứng đa nang buồng trứng là tình trạng khiến cho cơ thể sản xuất các nội tiết tố nam androgen nhiều hơn. U nang buồng trứng hình thành là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố này, điều này có thể gây ra tình trạng rụng trứng không thường xuyên hoặc ngừng rụng trứng hoàn toàn.

Kích thích tố khác, chẳng hạn như insulin, cũng có thể bị mất cân bằng do việc kháng insulin có thể dẫn đến triệu chứng đa nang buồng trứng. Điều trị triệu chứng đa nang buồng trứng tập trung vào việc giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê toa ngừa thai hoặc dùng thuốc khác để giúp điều hòa chu kỳ.

5. Kiểm soát sinh

Chu kỳ kinh có thể thay đổi khi bạn vào hoặc qua khỏi thời kì kiểm soát sinh. Thuốc ngừa thai có chứa hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn không cho buồng trứng rụng trứng. Bạn có thể mất đến sáu tháng để chu kì trở lại bình thường sau khi ngưng thuốc. Các phương pháp tránh thai dạng cấy hoặc tiêm có thể gây mất chu kỳ.

6. Bệnh mạn tính

Các bệnh mạn tính như tiểu đường và bệnh Celiac cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi về lượng đường trong máu có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố, vì vậy, kiểm soát kém tình trạng tiểu đường có thể gây ra bất thường trong chu kỳ kinh. Bệnh Celiac gây viêm có thể làm tổn thương ruột non, khiến cho cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, điều này có thể làm chậm hoặc lỡ kinh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tới tháng nên làm gì? 5 mẹo giúp bạn hết mệt trong người vào ngày đèn đỏ

7. Mãn kinh sớm

Hầu hết phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 45-55. Những phụ nữ có các triệu chứng trong khoảng 40 tuổi hoặc trước đó được xem là bị mãn kinh sớm, điều này có nghĩa là quá trình rụng trứng đang suy yếu và kết quả là dẫn đến lỡ kinh, cuối cùng là chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt.

8. Các vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc lỡ kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó nồng độ hormone này có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị, chu kỳ của bạn rất có thể sẽ trở lại bình thường.

Trễ kinh là dấu hiệu của bệnh gì

Nguyên nhân trễ kinh là gì?

Nguy cơ mắc bệnh

Đối tượng thường mắc phải tình trạng trễ kinh

Tình trạng trễ kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào đã có kinh nguyệt. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường địa phương liên quan đến dinh dưỡng và bệnh mạn tính có thể làm tăng nguy cơ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trễ kinh có thể bao gồm:

  • Bệnh sử gia đình. Nếu trong gia đình bạn có người phụ nữ khác bị trễ kinh, bạn có nguy cơ mắc phải vấn đề này;
  • Rối loạn ăn uống. Nếu bạn mắc chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ thì bạn có nguy cơ cao mắc phải tình trạng trễ kinh;
  • Luyện tập thể dục thể thao. Chế độ luyện tập thể thao nghiêm ngặt có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng kinh có nguy hiểm không? 10 cách để giảm đau bụng kinh hiệu quả

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế được dùng để chẩn đoán tình trạng chậm kinh

Bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề nào ở cơ quan sinh sản không. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể kiểm tra ngực và bộ phận sinh dục của bạn để xem bạn có đang trải qua những thay đổi bình thường của tuổi dậy thì hay không.

Chậm kinh có thể là dấu hiệu cho biết một loạt các vấn đề nội tiết tố phức tạp. Để tìm ra nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể phải tiến hành nhiều xét nghiệm và thường mất nhiều thời gian.

– Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Một loạt các xét nghiệm máu có thể cần thiết, bao gồm:

  • Thử thai. Đây là thử nghiệm đầu tiên để loại trừ hoặc xác nhận khả năng mang thai;
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp. Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn có thể xác định xem tuyến giáp có đang làm việc đúng cách hay không;
  • Kiểm tra chức năng buồng trứng. Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu có thể xác định xem buồng trứng có đang làm việc đúng cách hay không;
  • Xét nghiệm prolactin. Nồng độ hormone prolactin thấp có thể là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên;
  • Xét nghiệm nội tiết tố nam. Nếu bạn có nhiều lông ở mặt và giọng nói trầm xuống, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn.

Trễ kinh là dấu hiệu của bệnh gì

Cách điều trị khi bị chậm kinh

– Kiểm tra hình ảnh

Tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:

  • Siêu âm. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh của cơ quan nội tạng. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản của bạn hay không;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Phương pháp này sẽ chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để tạo điểm cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho biết tử cung, buồng trứng và thận có bình thường không;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng sóng vô tuyến điện với một từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh đặc biệt chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định MRI để kiểm tra xem có khối u tuyến yên không.

Những phương pháp dùng để điều trị tình trạng chậm kinh

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác có thể khởi động lại chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chậm kinh do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu khối u hoặc sự tắc nghẽn là nguyên nhân gây ra tình trạng thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tập thể dục khi có kinh nguyệt: Bạn cần lưu ý những điều gì?

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng trễ kinh là gì? Một số yếu tố lối sống, chẳng hạn như tập thể dục quá nhiều hoặc ăn quá ít, có thể gây ra chậm kinh, do đó bạn cần phải cân bằng công việc, giải trí và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm soát các căng thẳng và xung đột trong cuộc sống. Nếu bạn không thể làm giảm căng thẳng, hãy nhờ đến gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Chậm kinh là như thế nào?

Chậm kinh (hay trễ kinh) biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh.

Chậm kinh thì bị làm sao?

Nếu bạn bị trễ kinh 20 ngày mà khi thử que thấy một vạch ngày thì bạn nên đi xét nghiệm bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị sớm. Một số bệnh phụ khoa cũng nguyên do khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh, chẳng hạn như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng và viêm buồng trứng,…

Trễ kinh lâu nhất là bao nhiêu ngày?

Bạn không cần quá lo lắng, sau lần hành kinh này nếu những chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo đều diễn ra bình thường thì không có gì đáng kể. Nhưng nếu tình trạng trễ kinh kéo dài hơn 5 ngày thì bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Có thể bạn đã gặp phải một số vấn đề về sức khỏe hoặc các bệnh lý phụ khoa.

Chậm kinh có dấu hiệu gì?

Những biểu hiện của hai hiện tượng này khá giống nhau nhưng vẫn có một số điểm đặc trưng riêng..
2.1. Chảy máu. Dấu hiệu có kinh trễ: Bạn gái sẽ không ra máu cho đến ngày hành kinh đầu tiên. ... .
2.2. Buồn nôn. ... .
2.3. Chuột rút. ... .
2.4. Đau ngực. ... .
2.5. Thèm ăn. ... .
2.6. Thay đổi tâm trạng. ... .
2.7. Thường xuyên mệt mỏi..