Trẻ em máy tuổi phải đội mũ bảo hiểm

  • Click để xem thông tin
  • Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Điện thoại: [028] 7302 2286
  • Di động: 0968.22.88.66

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: gia đình tôi có con nhỏ mới 5 tuổi. Cho tôi hỏi khi tham gia giao thông bằng xe máy, tôi có phải đội nón bảo hiểm cho bé hay không? Trong trường hợp mà tôi điều khiển xe máy vi phạm lỗi đi vào đường cao tốc thì bị phạt như thế nào? Em muốn xin nộp phạt qua bưu điện được không? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, chở trẻ em dưới 6 tuổi có phải đội mũ bảo hiểm hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k] Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; con bạn 5 tuổi không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên trang bị mũ bảo hiểm phù hợp cho con bạn.

Thứ hai, mức phạt lỗi điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc

Căn cứ Điểm b Khoản 6 và Điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b] Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;”

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

d] Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;”

Như vậy, theo quy định trên, đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Thứ ba, có được nộp phạt qua bưu điện?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt”.

Như vậy, trường hợp bạn điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng nên bạn sẽ không được nộp phạt qua đường bưu điện.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Năm 2020 có được ủy quyền nộp phạt giao thông nữa không

Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn năm 2020

Xin chào Luật sư. Tôi định chở con nhỏ 5 tuổi đi chơi, nhưng đi bằng xe máy. Vậy cho tôi hỏi khi chở con nhỏ 5 tuổi trên xe có cần phải đội mũ bảo hiểm hay không? Và tôi có thể chở thêm vợ tôi đi cùng con trên xe máy không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Mũ bảo hiểm là một trong các vật dụng không thể thiếu đối với xe máy khi tham gia giao thông. Vậy pháp luật quy định như thế nào về đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe máy. Đội mũ bảo hiểm như thế nào thì bị xử phạt vi phạm? Trẻ em có phải đội mũ bảo hiểm không? Số lượng người được phép chở khi đi xe máy là bao nhiêu? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Trẻ em 5 tuổi có phải đội mũ bảo hiểm không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:

“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.

Theo quy định trên, khi tham gia giao thông bằng xe máy, người điều khiển và người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách.

Xử phạt vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm

Các hành vi vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm

Bên cạnh đó, theo Điểm i và Điểm k Khoản 2 Điều 6, Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i] Người điều khiển xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k] Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.”

Dựa trên các quy định bên trên; chỉ xử phạt người điều khiển xe máy, người ngồi sau xe máy [khi tham gia giao thông] không đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy hoặc có đội nhưng không cài quai; trừ một số trường hợp. Cụ thể theo Điểm k Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật“

Theo đó cần phải hiểu trường hợp ngoại lệ này như sau:

  • Người điều khiển xe bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm đúng quy định
  • Đối tượng không đội mũ bảo hiểm là người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 6 tuổi; hoặc người vi phạm pháp luật được người điều khiển xe chở

Vì vậy khi chở trẻ em 5 tuổi bằng xe môt ô, xe máy; người điều khiển vẫn phải đội mũ bảo hiểm còn đứa trẻ thì không bắt buộc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ vẫn nên cho con đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn; tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trẻ em 5 tuổi có phải đội mũ bảo hiểm không?

“Pháp luật hiện hành quy định về số lượng người tối đa được phép ngồi trên một chiếc xe máy; cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a] Chở người bệnh đi cấp cứu;

b] Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c] Trẻ em dưới 14 tuổi.

Như vậy pháp luật chỉ cho phép tối đa 2 người được ngồi trên xe máy, tức là một xe máy chỉ được phép chở 1 người, trừ một số trường hợp thì có thể được chở tối đa 2 người. Việc đặt ra các trường hợp ngoại lệ ở trên là xuất phát từ tính chất khẩn cấp của hành vi và độ tuổi cho phép đảm bảo sự an toàn trong quá trình tham gia giao thông nên pháp luật cho phép chở tối đa 2 người.

Do đó với trường hợp của bạn; bạn hoàn toàn có thể chở vợ và con 5 tuổi trên một chiếc xe máy để đảm bảo an toàn cho đứa trẻ và cũng không vi phạm luật giao thông.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Trẻ em 5 tuổi có phải đội mũ bảo hiểm không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy định về độ tuổi của người lái xe là bao nhiêu?

Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Xe đạp điện vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm đ Khoản 2 và Điểm đ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện]; người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; đối với người điều khiển xe mà không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Do đó nếu đi xe đạp điện mà vượt đèn đỏ thì thông thường bạn sẽ bị phạt 150.000 đồng.

Xe máy đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều]

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề