Tràng an ca là ai

được biên tập bởi Thích Nhật Từ

Giới thiệu về cuốn sách này

Tứ hổ là 4 con hổ, chữ dùng người xưa chỉ “bộ tứ” những người học hành uyên bác, trí tuệ tài hoa, có sức mạnh phi thường trong trận bút, trường văn. “Tràng An tứ hổ” là nhóm 4 người xuất hiện ở Thăng Long [Hà Nội] vào cuối thế kỷ XVII, có thể xem là đại diện cho cả nước Nam lúc bấy giờ, vì họ từ nhiều nơi đến. Đó là:
1. Vũ Diệm [1705-?]
, còn được gọi là Vũ Diễm, người xã Thổ Vượng, huyện Thiên Lộc [nay thuộc xã Vương Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh]. Ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân [Hoàng giáp] khoa thi Kỷ Mùi [1739] đời Lê Ý Tông, làm quan đến chức Hàn lâm Thị thư. Sau khi mất, ông được tặng chức Tự khanh, tước bá. Ông là người học rất giỏi nên ở Thăng Long lúc bấy giờ xuất hiện thành ngữ “Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc”, nghĩa là loại bút tốt nhất chỉ có ở hàng ngõ Câm Chỉ, còn người học trò giỏi nhất quê ở Thiên Lộc [tức Vũ Diễm]. Người đời truyền rằng, đáng ra ông phải đỗ bảng nhãn nhưng chỉ vì khi ra bảng mà nhà vua viết lầm nên Vũ Diệm phải chịu thiệt thòi. Lẽ ra phải ghi: đệ nhất giáp, đệ nhị danh, vua lại viết thành đệ nhị giáp đệ nhất danh [nhất giáp là trạng nguyên bảng nhãn, thám khoa; nhị giáp là hoàng giáp].

2. Nguyễn Bá Lân [1700- 1786], quê ở xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong, trấn Sơn Tây [nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội]. Năm 18 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hương, hai năm sau đỗ kỳ thi Hội, rồi vào thi Đình, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Tân Hợi [1731] đời Lê Đế Duy Phường, khi ông 31 tuổi.

Làm quan, Nguyễn Bá Lân giữ chức các chức như Phiên tào, Lưu thủ trấn Hưng Hóa, Đốc trấn Cao Bằng, Bồi tụng Thiêm đô Ngự sử, tước Lễ Trạch hầu, rồi thăng Thượng thư Bộ Công. Sau khi mất, ông được tặng hàm Thái tể, tước Quận công.Nguyễn Bá Lân trọn đời mang hết tài năng và đức hạnh của mình ra giúp dân, giúp nước nên được sử sách ca ngợi nhiều. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhận xét: “Khi bàn việc, ông giữ lòng trung thực, không che chở bênh vực ai, chúa khen là ngay thẳng dám nói”. Quốc sử quán triều Nguyễn về sau cũng viết: “Nguyễn Bá Lân... làm quan thanh liêm, cẩn thận, ra trấn Cao Bằng vỗ về nhân dân, dẹp yên giặc cướp, tỏ rõ công lao, vào triều tham dự chính sự thì giữ đúng pháp luật, không hề a dua...” [Đại Nam nhất thống chí]. “Bá Lân là người có văn học, chất phác, thẳng thắn, mạnh dạn dám nói” [Cương mục].

3. Nhữ Đình Hiền [1659-?] còn có tên khác là Nhữ Tiến Hiền, người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương [nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương]. Xuất thân trong gia đình khoa bảng nổi tiếng, ông là con của Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, là cha Tiến sĩ Nhữ Đình Toản và là ông nội của Tiến sĩ Nhữ Công Chân.

Nhữ Đình Hiền đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Canh Thân [1680] đời Lê Hy Tông, ông từng được cử đi sứ phương bắc, học được nghề làm lược bí về truyền dạy cho dân; làm quan trải nhiều chức vụ rồi thăng đến Thượng thư bộ Hình rồi Bồi tụng, tước bá. Nhữ Đình Hiền nổi tiếng là người xử kiện công bằng, đúng đắn, việc chính sự đều rất tận tụy nên bấy giờ ai cũng khen ngợi. Khi ông mất, triều đình truy tặng hàm Thiếu phó, tước Thọ quận công.
4. Nguyễn Công Thái [1684-1758]
còn có tên là Nguyễn Kim Thái, người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì [nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội]. Ông từ thuở đi học đã nổi tiếng văn tài, đến năm 1703 dự kỳ thi ở trấn đỗ thứ nhất, sau đó dự kỳ thi Hương đỗ đầu [Giải nguyên], tại kỳ thi hội năm Ất Mùi [1715] đời Lê Dụ Tông, ông lại đỗ đầu đoạt danh hiệu Hội nguyên Tiến sĩ. Nguyễn Công Thái làm quan 40 năm, đảm nhận nhiều chức quan như Hiến sát sứ Nghệ An, Đốc đồng xứ Thanh Hóa, Tế tửu Quốc Tử Giám, Tham tụng, Thượng thư Bộ Lại, phong công thần, tước Kiều Quận công. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Công Thái là việc tham gia đấu tranh bảo vệ biên giới lãnh thổ, tranh biện và bẻ lý đòi lại đất đai bị bọn thổ ty phủ Khai Hóa, Mông Tự thuộc Vân Nam của nhà Thanh chiếm đóng, giữ lại được mỏ đồng Tụ Long ở châu Vị Xuyên, giành lại 4 xã ở Bảo Sơn [nay thuộc Cao Bằng].Nguyễn Công Thái chính là thầy học của chúa Trịnh Sâm nhưng ông khước từ mọi ân huệ, tiền của mà học trò tặng, chỉ nhận đất lộc điền 100 mẫu do vua ban cho nhưng lại mang chia hết cho con cháu và dân làng cày cấy. Sự giản dị, thanh khiết của ông còn thể hiện ở đời sống, dù làm quan to nhưng nhà ông chỉ làm bằng tre nứa đã cũ, các con đều ăn cơm hẩm và đi bộ... Theo gia phả họ Nguyễn có chép về hành trạng của ông thì sáng sớm đã vào triều chầu vua, mặt trời lặn mới về, ở chốn công đường trọn ngày ngồi chững chạc, không hề có dáng lười biếng. Kiệu ngồi không tô vẽ lộng lẫy, khi vào triều để nón lá và áo tơi ở sau kiệu, mũ để trong hòm có gia nhân mang theo. Khi đi trên đường phố, người kinh đô bảo nhau cứ thấy phu kiệu dóc tóc là biết ông đi qua vì quân hai đội tiềm xa lực của ông đều dóc tóc. Tuỳ binh chỉ có 30 người. Ngày giỗ kỵ không tiếp tân khách, không nhận quà biếu. Sau khi mất, Nguyễn Công Thái được triều đình truy tặng hàm Thái bảo.Ngoài “Tứ hổ” nói trên, đất kinh kỳ Thăng Long vào thế kỷ XVIII còn có 4  danh sĩ cũng được tôn là “Tràng An tứ hổ” là Nguyễn Huy Kỳ, người Thủy Nguyên, phủ Kiến An, trấn Hải Dương [nay là huyện Kiến An, TP Hải Phòng]; Trần Danh Tân, người Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, trấn Hải Dương [hay thuộc huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng]; Nguyễn Bá Cư [không rõ quê quán] và Vũ Toại, người huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An [nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh].
Nguồn: Lê Thái Dũng
                 

Đối với các định nghĩa khác, xem Tràng An.

Lễ hội Tràng An là chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch gắn liền với tín ngưỡng thờ các vị thần núi trong Hoa Lư tứ trấn và sùng bái thiên nhiên của cư dân người Việt sống trong quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình.[1] Lễ hội thường mở ra trong 3 ngày, chính hội ngày 18/3 âm lịch hàng năm để tôn vinh các vị thần Quý Minh, thần Cao Sơn, thần Khổng Lồ trấn trạch Hoa Lư tứ trấn; các tướng lĩnh của vương triều Đinh đóng quân ở Tràng An và các vua đầu nhà Trần đã lập ra hành cung Vũ Lâm tại đây. Điểm độc đáo ở lễ hội Tràng An là lễ hội được rước trên sông, du thuyền qua các di tích lịch sử và thắng cảnh hang động, rừng núi, sông nước Tràng An.

Lễ hội Tràng An năm 2011

Lễ hội Tràng An được khai mạc tại sân khấu ngoài trời cạnh trung tâm bến thuyền Tràng An cùng với phần nghi lễ diễn ra tại các di tích. Tiếp theo đoàn rước và du khách sẽ đi thuyền qua các di tích: đền Trình thờ 2 vị tướng nhà Đinh, hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn và kết thúc tại đền suối Tiên.

Phần lễ với nhiều nghi thức truyền thống được diễn ra trên sông như: rước nước, rước kiệu và rồng để tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn.[2] Các đoàn rước đi thành đoàn trên những chiếc thuyền, khởi đầu từ bến thuyền Tràng An đoàn đi dọc theo dòng sông Sào Khê rước nước qua hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn vào đền Suối Tiên và thực hiện các lễ tế tại đây.[3]

Lễ hội Tràng An trải qua hành trình trên sông nước qua các hang động hàng nghìn năm kiến tạo địa chất như: Hang Mây dài hơn 1 km, hang Vạng, hang Đại La, hang Vân và các điểm di tích lịch sử đền Trình, đền suối Tiên, phim trường Kong: Skull Island, hành cung Vũ Lâm.[4] Phần hội là biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các trò chơi dân gian ở hai bên dòng sông trong suốt hành trình rước.

Khai mạc lễ hội Tràng An thường có màn sân khấu hóa tái hiện lại những hoạt động và sinh hoạt thường nhật của những con người đã làm nên lịch sử của dân tộc Việt Nam tại kinh đô Hoa Lư xưa. Theo dòng chảy của dòng sông Sào Khê đưa du khách vào vùng lõi quần thể danh thắng Tràng An, một số những hoạt động của quân và dân thời nhà nước Đại Cồ Việt sẽ được tái hiện lại thông qua nhân vật chính của lịch sử dân tộc là cuộc đời của vua Đinh Tiên Hoàng.[5]

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật được trình diễn tại các sân khấu dựng ven sông, hồ thuộc các tuyến đường thủy trong khu danh thắng Tràng An.

Trên 30 di tích khảo cổ học thời tiền sử đã được phát hiện ở khu vực quần thể di sản thế giới Tràng An đã khẳng định có một truyền thống cư trú của người tiền sử ở Tràng An, một truyền thống sử dụng vùng đất, vùng biển của người tiền sử với nhiều nền văn hóa tiếp nối liên tục, kéo dài tới 30.000 năm. Và ở thế kỷ 10 ở thung lũng mở Tràng An được người dân nước Việt thêm một lần nữa tận dụng xây dựng kinh đô Hoa Lư, đắp thành, khép kín thung lũng Tràng An để phục hưng văn hóa, làm tiền đề hun đúc nên nền Văn minh Đại Việt nở rộ ở Thăng Long- Hà Nội.[6]

Trải qua hàng chục nghìn năm sống dựa vào sự che chở của núi rừng, khai thác nguồn thức ăn từ núi rừng loài người ở Tràng An đã chứng kiến nhiều biến đổi về tự nhiên, những hiện tượng lạ từ núi rừng đã gây nên sự ngạc nhiên, kinh ngạc chưa thể giải thích, tiếp tục được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được chắt lọc, được thiêng hóa và được thờ theo tín ngưỡng thờ thần, thờ những nhân vật siêu nhiên nhưng gần gũi với họ, xuất hiện hàng loạt những truyền thuyết về các vị thần núi hóa thân thành những vị tướng giúp dân giữ nước, được thiêng hóa, thánh hóa đặc biệt là các truyền thuyết về Thần Cao Sơn tìm ra cây báng giúp dân khi thiếu đói; Thần Khổng Lồ tạo ra sông ra núi, sau này hóa thành Nguyễn Minh Không gây dựng vườn thuốc sống Sinh Dược chữa bệnh cứu người, gom đồng đúc chuông dựng nhiều chùa thờ phật, khi tu thiền đắc đạo có thể đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, ngả nón làm thuyền vượt sông cả, cho cả kho đồng nước Tống vào túi đem về đúc tứ đại khí, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông.; Thần Thiên Tôn diệt trừ yêu ma, tà đạo từ Gián Khẩu tới núi Cánh Diều; thần Quý Minh trấn trạch vùng núi Tràng An, giúp dân dựng nhà, đào hồ.

Đinh Tiên Hoàng Đế khi xây dựng kinh đô Hoa Lư đã cho lập ra những ngôi đền để thờ các vị thần Hoa Lư tứ trấn như đền Trần ở Tràng An thờ thần Quý Minh trấn giữ ngõ phía nam, đền thờ thần Cao Sơn ở cửa ngõ phía tây, đền thờ thần Thiên Tôn ở cửa ngõ phía đông đường vào cố đô Hoa Lư. Trải qua các thời kỳ, số lượng đền thờ các vị thần trên đã tăng lên rất nhiều và lan tỏa khắp tỉnh Ninh Bình. Lễ hội Tràng An xuất phát từ lễ hội đền Trần [nơi được Vua Đinh Tiên Hoàng khởi dựng, Vua Trần Thái Tông mở rộng] sau được mở rộng không gian tới hầu hết các di tích trong vùng lõi di sản Tràng An.

  1. ^ Khai mạc Lễ hội Tràng An 2018
  2. ^ Ninh Bình: Rộn ràng lễ hội Tràng An
  3. ^ Hàng nghìn người dự lễ hội “Tràng An kết nối di sản”
  4. ^ Thủ tướng đánh trống khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2018
  5. ^ Bật mí những điểm đặc biệt của Lễ hội Tràng An năm 2018
  6. ^ Di sản tín ngưỡng-tâm linh thờ Thần Núi trong Quần thể danh thắng Tràng An

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lễ_hội_Tràng_An&oldid=65108341”

Video liên quan

Chủ Đề