Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì

1. Cấp lại phần tờ rời ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Thời gian đóng bảo hiểm xã hộilàthời gianđược tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng.Trường hợpngười lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Sổ bảo hiểm xã hội gồm Bìa sổ và các trang tờ rời, được cấp đối với từng người tham gia bảo hiểm xã hội, để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bao hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Các trangtờ rời sổ bảo hiểm xã hội là phần quan trọngghi quá trình đóngbảo hiểm xã hộicủa người tham gia gồm:tờ rờihàng năm vàtờ rờichốtsổ. Pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định chỉ một số trường hợp nhất định, người lao động mới được cấp lại tờ rời này.

Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021

Theo quy định tại Điều 2 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế [Ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam], sổ bảo hiểm xã hội: gồm Bìa sổ và các trang tờ rời, được cấp đối với từng người tham gia bảo hiểm xã hội , để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Bìa sổ và các trang tờ rời theo đó là những bộ phận không thể tách dời, trường hợp mất, hỏng, sửa đổi, … dẫn đến phải thay thế bằng một bìa sổ hay tờ rời khác thì đều dẫn đến việc phải cấp lại toàn bộ sổ bảo hiểm.

Theo quy định của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định về cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH

….

2.Cấp lại sổBHXH

2.1.Cấp lại sổ BHXH [bìa và tờ rời] cáctrường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.

2.2.Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTNchưa hưởng.

Xem thêm: Tra cứu thông tin khi không nhớ số số bảo hiểm xã hội

2.3.Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng hoặc đãgiải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH.”

Như vậy, nếu như bên bạn bị mất tờ rơi sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ làm thủ tục xin cấp lại tờ rơi sổ bảo hiểm xã hội.

6 Lưu ý về sổ BHXH người lao động nên biết

Lượt xem: 40254 Cỡ chữ

Tham gia BHXH, ngoài những quy định về quyền lợi, chế độ, những lưu ý về sổ BHXH cũng rất quan trọng. Không chỉ để lưu trữ thông tin, dữ liệu của người tham gia, sổ BHXH còn là căn cứ để theo dõi và giải quyết các chế độ BHXH. Xung quanh vấn đề sổ BHXH, có rất nhiều vấn đề người lao động vẫn còn vướng mắc.

Một số lưu ý về sổ BHXH mà người lao động nên biết.

Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Thời gian ghi trên sổ ý nghĩa gì?

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào? Có được cộng dồn tất cả các khoảng thời gian đóng bảo hiểm ở nhiều công ty để tính tổng thời gian đóng bảo hiểm không? Sổ bảo hiểm xã hội thể hiện các nội dung gì? … Đây là thắc mắc phổ biến của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội [bao gồm cả các tờ rời] là giấy tờ thể hiện quá trình đóng bảo hiểm của người lao động. Khi đóng bảo hiểm, các thông tin về thời gian đóng, nơi đóng, mức đóng … bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được thể hiện trên sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu đúng, đầy đủ về các thông tin thể hiện trên sổ bảo hiểm xã hội của mình. Nếu bạn có thắc mắc, cần giải đáp về các thông tin ghi nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Bạn có thể đặt câu hỏihoặc liên hệ Luật Minh Gia để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:

- Quy định pháp luật về cấp, nội dung sổ bảo hiểm xã hội;

- Tư vấn các quyền, nghĩa vụ khi đóng bảo hiểm xã hội;

- Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội.

>> Tư vấn về sổ bảo hiểm xã hội qua tổng đài:1900.6169

Trong trường hợp việc liên hệ qua điện thoại không làm bạn thỏa mãn về mặt thông tin hoặc bạn muốn tìm hiểu thêm về chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn của Luật Minh Gia dưới đây để đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về sổ bảo hiểm xã hội của người lao động

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi muốn hỏi về giải thích nội dung trên sổ BHXH và thời gian chốt ghi trên sổ bảo hiểm xã hội. Theo đó,tôi tham gia bhxh từ tháng 8.2012,tính đến hết năm 2016 là tôi được 4 năm 4 tháng. Do tôi nghỉ thai sản 6 tháng và nghỉ không hưởng lương 1 tháng trước sinh nên lũy kế thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 3 năm 10 tháng.

Trên sổ của tôi ghi:-Thời gian đóng quỹ HT,TT của năm 2016 là 2 năm 11 tháng.-Lũy kế thời gian đóng quỹ HT,TT đến tháng 12.2016 là 4 năm 4 tháng.- Thới gian đóng BHTN chưa hưởng năm 2016 là 2 năm 5 tháng.- Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là 3 năm 10 tháng.Tôi không hiểu tại sao có 2 năm 11 tháng và 2 năm 5 tháng kia. Xin luật sư tư vấn giúp tôi và xem như vậy là đúng hay chưa ạ. Rất mong sớm nhận được phản hồi của luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạnđã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạnchúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ vào mẫu bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 1035/QĐ-BHXH ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về mẫu bảo hiểm như sau:

“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.

- Lũy kế thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …/… là .... năm .... tháng. [Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng].

- Thời gian đóng BHTN chưa hưởng năm .... là .... tháng

- Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”

Đối vớithời gian 2 năm 11 tháng và 2 năm 5 tháng ghi trên sổ bảo hiểm của bạn chúng tôi giải thích như sau:

Thứ nhất, dựa trên thời gian ghi trên sổ bảo hiểm của bạn chúng tôi cho rằng có thể là trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2012 đến hết tháng 12 năm 2016, bạn có chuyển công tác sang công ty khác nên sổ bảo hiểm của bạn đã được chốt vào tháng 2 năm 2014 nên thời gian đóng quỹ hưu trí, tửu tuất của bạn còn lại cho đến hết năm 2016 là 2 năm 11 tháng.

Căn cứ Điều 42.6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 quy định như sau:

“6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

Riêng đối với BHTN, pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể trong thời gian lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương sẽ không đóng loại bảo hiểm này nên có thể trong 1 tháng bạn nghỉ việc không lương công ty vẫn đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, thời gian chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp= 2 năm 11 tháng- thời gian bạn nghỉ thai sản [6 tháng]= 2 năm 5 tháng

Thứ hai, nếu trường hợp của bạn không thuộc trường hợp chúng tôi vừa nêu trên thì có thể sổ bảo hiểm của bạn bị ghi sai.Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu bên cơ quan cấp sổ bảo hiểm cho chị giải thích về thời gian ghi trên sổ bảo hiểm vàkhiếu nại lên công ty hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội về việc ghi sai thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội để được điều chỉnh chính xác.

>> Luật sư tư vấn thắc mắc về Bảo hiểm xã hội qua tổng đài:1900.6169

----------

Câu hỏi thứ 2 -Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục rút BHXH một lần

Em chào luật sư,Hiện tại em đã nghỉ làm được 1 năm và gần đến ngày làm hồ sơ nhận BHXH 1 lần:Hoàn cảnh: hộ khẩu thường trú em ở Đakmil, ĐaknongNơi làm việc ký hợp đồng lao động và nộp BHXH từ 4/2011 đến 5/5/2016 là TPHCM, quận 1: Như trên sổ BHXH có ghi nhận thời gian làm việc 5 năm 1 tháng.tổng số lương em thay đổi trong các thời kỳ như sau : STT Thời gian làm việc Số tiền tham gia BHXH [đồng] Số tháng Tổng số lương tham gia BH [đồng] Trung bình nhận BHXH [đồng] mức BHXH nhận 1 lần Hệ số 1,5 [đồng] [đến 2014] mức BHXH nhận 1 lần Hệ số 2 [đồng] [A] [B] [B]/[A]

1 - 4/2011 - 12/2011: 2,500,000 9- 22,500,000

2 - 1/2012 - 3/2013: - 3,000,000; 15-45,000,000

3 - 4/2013 - 12/2013: 5,000,000 9- 45,000,000

4 1/2014 - 4/2016:5,000,000 28 140,000,000 18,627,049.18- 61 252,500,000 4,139,344 16,557,377

Tổng số tiền nhận BHXH 1 lần [đồng] 35,184,426

Luật sư cho em hỏi:1. Cách tính như trên có đúng không?2. Em phải nộp hồ sơ và nhận BHXH 1 lần ở TP HCM [BHXH quận 1] hay ở Dakmil nơi có hộ khẩu thường trú [ ký ủy quyền cho Ba em đi lấy tiền được không - vì thời gian tháng 5 trở đi em không ở Dakmil?]3. Hồ sơ em cần phải có bao gồm những gì ạ?

Trả lời:

Về mức hưởng BHXH một lần thì anh/chị tham khảo bài viết sau: Mứctính Bảo hiểm xã hội 1 lần, hưởng BHXH, rút BHXH 1 lần?

Về thủ tục rút BHXH một lần: nếu anh/chị không thể tự nộp hồ sơ thì có thể làm giấy ủy quyền cho người thân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ và rút BHXH tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi anh/chị đang cư trú [nơi đăng ký thường trú/ nơi đăng ký tạm trú]. Như vậy, anh/chị có quyền nộp tại cơ quan BHXH quận/ huyện X

Hồ sơ bao gồm:

+ Sổ BHXH bản gốc;

+ CMND bản sao chứng thực;

+ Sổ hộ khẩu bản sao chứng thực/ sổ tạm trú bản sao chứng thực;

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sưgiải đáp, bạn liên hệ luật sưtrực tuyến của chúng tôiđể được hỗ trợ kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề