Tổ chức cá nhân là gì

Mỗi chúng ta là một cá nhân sinh ra, tồn tại, phát triển và chết đi nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi Cá nhân là gì? hay chưa. Nó được định nghĩa như thế nào? Cá nhân có mối quan hệ thế nào với Nhà nước? Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp các thắc mắc trên qua nội dung bài viết dưới đây.

Cá nhân là gì?

Cá nhân có tên tiếng Anh là person, là một sinh vật, cơ thể sống, ví dụ như con người, có các năng lực và thuộc tính tạo thành nhân vị tính [personhood] dưới góc độ xã hội.

Dưới một góc độ khác, cá nhân được hiểu là thuật ngữ dùng để mô tả sự độc lập tự do, không lặp lại của mỗi con người, là sự thống nhất của hai mặt sinh học và xã hội.

Về mặt sinh học: cá nhân là một cơ thể sống đơn nhất có cấu trúc thân thể và đặc điểm sinh lý riêng, do đó mới có sự khác nhau về năng lực, trình độ, phẩm chất, lối sống của cá nhân.

Còn về mặt xã hội, bản chất của mỗi cá nhân là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do đó mới có khả năng tư duy, lao động, ngôn ngữ, giao tiếp.

Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa Cá nhân là gì? mà chỉ đưa ra các quy định cụ thể cho cá nhân được hưởng và các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện.

Từ các phân tích trên, có thể hiểu đơn giản cá nhân được xem như một thực thể, một chủ thể của quan hệ pháp luật. Mỗi cá nhân luôn có sự gắn bó chặt chẽ với cộng đồng, xã hội nhất định; cộng đồng, xã hội là môi trường tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.

Mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân

Nhà nước và cá nhân luôn tồn tại các mối quan hệ nhất định. Việc xác định đúng đắn mối quan hệ đó sẽ giúp ích cho việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, xã hội và mỗi cá nhân.

Do vậy, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc hiểu Cá nhân là gì? mà còn cần nắm rõ sự tồn tại các mối quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân.

Quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân là mối quan hệ qua lại, vì nhau

Mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân là mối quan hệ cơ bản, quan trọng, tương đối ổn định và bền vững, đó là mối quan hệ qua lịa hai phía nhưng không ngang bằng nhau mà phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.

Trong quan hệ này, đặc biệt là công dân thì nhà nước là tổ cức công quyền thực hiện việc quản lý cá nhân bằng pháp luật, bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được thực hiện và không bị xâm hại.

Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong pháp luật, đòi hỏi cá nhân phải thực hiện chính xác và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ đó. Ngoài ra, nhà nước còn thực hiện các hoạt động khác.

Công dân cũng có quyền yêu cầu, đòi hỏi nhà nước bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Nhà nước với quy chế pháp lý của cá nhân

Mối quan hệ này thể hiện tập trung ở quy chế pháp lý của cá nhân. Quy chế pháp lý của cá nhân được hiểu là sự ghi nhận bằng pháp luật địa vị của cá nhân trong xã hội, nghĩa là địa vị pháp lý mà các cá nhân có được do nhà nước quy định trong pháp luật.

Quy chế pháp lý của cá nhân bao gồm các nội dung: các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của cá nhân; năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân; các bảo đảm quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân;….

Nhà nước với quyền con người, quyền công dân

Mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân còn được biểu hiện thông qua việc nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Các quyền con người, quyền công dân đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong các bản Hiến pháp của nước ta. Theo đó, quyền của cá nhân luôn được bảo vệ ở mức độ cao nhất.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân, như là một thực thể trong các quan hệ xã hội, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải do tạo hóa ban cho như những nhà chính trị, triết học tư sản thường suy diễn và kết luận, mà do nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của nhà nước đó. Bởi vậy, năng lực pháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp. Đã có thời kì một nhóm người sinh ra không phải là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó, là công cụ biết nói [một bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ – nô lệ].

Vì vậy, ở những hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được quy định khác nhau. Trong cùng một hình thái kinh tế – xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng khác nhau

Qua bài viết trên, Luật Hoàng Phi đã giải thích rõ Cá nhân là gì? đồng thời phân tích rõ mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân được biểu hiện như thế nào cho bạn đọc tham khảo.

Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách quan trong mọi thời đại. Việc củng cố và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thể hiện trong quan hệ dưới nhiều hình thức và phương diện: giữa các quốc gia và đồng thời cũng như giữa công dân và pháp nhân của họ. Quan hệ quốc tế là tổng thể các quan hệ giữa các công dân và tổ chức của các nước và giữa các nước với nhau. Vậy tổ chức nước ngoài là gì?

1. Tổ chức nước ngoài là gì?

Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.

Trên thực tế tổ chức nước ngoài là một khái niệm rộng, có thể là pháp nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế,… Trong giới hạn phạm vi bài này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về pháp nhân nước ngoài là chủ thể của tư pháp quốc tế. Theo đó, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.

2. Tổ chức nước ngoài tiếng Anh là gì?

Tổ chức nước ngoài tiếng Anh là “foreign organization”.

3. Những vấn đề về cá nhân, pháp nhân nước ngoài

3.1. Cá nhân nước ngoài

Khái niệm 

Người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam. Hay nói cách khác, họ có thể là người có quốc tịch một nước khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc tịch nước nào.

Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cũng có thể cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Phân loại

– Dựa vào cơ sở quốc tịch:

+ Người có quốc tịch nước ngoài

Xem thêm: Quy định về thành lập câu lạc bộ ở Việt Nam

+ Người không có quốc tịch

– Dựa vào nơi cư trú:

+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

+ Người nước ngoài cư trú ở nước ngoài

– Dựa vào thời hạn cư trú ở Việt Nam:

+ Người nước ngoài thường trú

+ Người nước ngoài tạm trú [dài hạn hoặc ngắn hạn]

– Dựa vào quy chế pháp lý

Xem thêm: Sử dụng căn hộ hoạt động kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

+ Người nước ngoài được hưởng các quy chế ưu đãi về miễn từ ngoại giao

+ Người nước ngoài được hưởng các quy chế theo hiệp định quốc tế

+ Người nước ngoài làm ăn sinh sống ở một nước sở tại

Địa vị pháp lý

– Các chế độ pháp lý:

+ Chế độ đãi ngộ như công dân: Người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai [trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể].

Trên thực tế, luật pháp các nước dành riêng cho người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân của họ không pải ở tất cả mọi mặt, mà bao giờ cũng còn những hạn chế nhất định như những quyền liên quan chính trị [quyền bầu cử, ứng cử], quyền cư trú bị hạn chế, quyền hành nghề học tập,…

+ Chế độ tối huệ quốc: Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Đây là chế độ pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ kinh tế, thương mại và hàng hải. Theo chế độ tối hệ quốc thì người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã giành cho và sẽ giành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia đó.

Xem thêm: Số lượng nhà ở người nước ngoài được sở hữu

+ Chế độ đãi ngộ đặc biệt: Người nước ngoài được hưởng những ưu tiên ưu đãi đặc biệt hoặc các quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ [thậm chí chính công dân nước sở tại không được hưởng].

+ Chế độ có đi có lại: Một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nước đó đã dành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại.

+ Chế độ báo phục quốc: Chế độ này thực chất là biện pháp trả đũa. Nếu như một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có các hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân hay pháp nhân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa như hạn chế hoặc có hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra các thiệt hại đó.

Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam

– Quyền cư trú: Nơi cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định. Thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quy định nơi cư trú của người nước ngoài trên cơ sở bảo đảm phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của địa phương mình. Luật pháp Việt Nam cũng như đại đa số các nước trên thế giới quy định những khu vực cấm không thể cho phép người nước ngoài cư trú. Đó là các khu liên quan đến an ninh quốc phòng hoặc bí mật quốc gia,…

– Quyền hành nghề: Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài cư trú Việt Nam được quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quyền này cũng bị hạn chế ở một số nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật quốc gia như sửa chữa, lắp ráp một số máy thông tin đặc chủng; Điều khiển một số loại phương tiện giao thông; Cấm không được làm nghề in, khắc dấu;…

– Quyền sở hữu và thừa kế: Người nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở trong thời gian tiến hành đầu tư hoặc thời gian định cư, thường trú dài hạn tại Việt Nam, nếu Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định khác [theo Luật nhà ở 2014].

– Quyền được học tập: pháp luật Việt Nam quy định người nước ngoài ở Việt Nam và con em của họ được bảo đảm quyền học tập tại các trường đào tạo của Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học và trên đại học, trừ một số ngành và trường liên quan đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Khi học, người nước ngoài phải tuân thủ các quy chế tuyển sinh và quy chế học tập của các trường đại học đó và đóng phí theo quy định.

Xem thêm: Hỏi về điều kiện và thủ tục tổ chức nước ngoài muốn chào bán chứng khoán tại Việt Nam

– Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: Người nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo vệ các quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cùng với các quyền và lợi ích trong lĩnh vực này theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

– Các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: Luật pháp Việt Nam quy định các nguyên tắc hôn nhân tiến bộ, không ngăn cấm việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, song vẫn phải tuân thủ các điều kiện cũng như các tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận.

– Quyền bảo vệ sức khỏe: Người nước ngoài ở Việt Nam được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở ý tế phải chấp hành những quy định pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân. Người nước ngoài có thể vào Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh…

– Quyền tố tụng dân sự: Người nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án Việt Nam được Nhà nước VIệt Nam cho hưởng chế độ đối xử như công dân trong tố tụng dân sự.

Khi người nước ngoài có những hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm và tính chất nguy hiểm cho xã hội mà họ có thể bị xử lý hành chính, hình sự hoặc thậm chí trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

3.2. Pháp nhân nước ngoài

Quốc tịch của pháp nhân

Pháp luật của pháp nhân có thể được xác định theo nơi pháp nhân đăng ký thành lập hay nơi tiến hành hoạt động kinh doanh của pháp nhân; hoặc nơi pháp nhân có trụ sở chính, nơi đăng ký điều lệ pháp nhân khi thành lập.

Do quy định của pháp luật các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân không giống nhau nên trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều nước đồng thời coi là pháp nhân mang quốc tịch của nước mình. Để giải quyết hiện trượng này thì các nước phải ký kết với nhau điều ước quốc tế nhằm thống nhất nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân cũng như thừa nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật của các nước hữu quan.

Quy chế pháp lý 

– Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

+ Chủ thể: Các tổ chức được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thuộc mọi quốc tịch và mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả tổ chức quốc tế.

+ Hình thức:

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất chia sản phẩm,…

Thành lập doanh nghiệp liên doanh trên cơ sở hợp đồng liên doanh, doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn

Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Ký hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao [BOT]

+ Các quyền cơ bản:

Được Nhà nước Việt Nam áp dụng các biên pháp đảm bảo đầu tư. Nhà nước Việt Nam có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép.

Nhà đầu tư sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế, được quyền chuyển ra nước ngoài: lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh; những khoản tiền thu được do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ; tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động; vốn đầu tư, các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.

Các ưu đãi về tài chính: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng nộp thuế lợi tức 25% lợi nhuận thu được. Đối với dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm khác thì thuế lợi tức cao hơn.

Về tổ chức kinh doanh: pháp luật Việt Nam quy định rằng các doanh nghiệp nước ngoài có toàn quyền quyết định chương trình và kế hoạch kinh doanh của mình, được quyền xuất khẩu hoặc ủy quyền xuất khẩu sản phẩm của mình, tự thực hiện hoặc ủy thác tiêu thụ những sản phẩm của mình được phép tiêu thụ tại Việt Nam.

Đi đôi với quyền lợi thì khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần phải: tôn trọng Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam; nộp các khoản thuế, lệ phí do pháp luật Việt Nam quy định; phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ kế toán, thống kê, quản lý ngoại hối, bảo vệ môi trường,…

Video liên quan

Chủ Đề