Chơi chữ tiếng Nhật là gì

Học tiếng Nhật


Thời gian đăng: 30/07/2016 23:01

Khi đã lập kế hoạch cho việc học tiếng Nhật sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang cần chinh phục một thứ tiếng khá khó và trước tiên là vượt qua 4 bảng chữ cái tiếng Nhật khác nhau. 


Các câu chơi chữ phổ biến trong tiếng Nhật
 

Nhưng khi đã vượt qua các khó khăn ấy thì bạn sẽ thấy tiếng Nhật vô cùng thú vị. Vì có tới 4 bảng chữ cái tiếng Nhật khác nhau nên việc chơi chữ trong tiếng Nhật tạo cho chúng ta cảm giác lôi cuốn muốn khám phá ngay lập tức.
 

1, 東京特許許可局許可局長 [Tokyo Tokkyo Kyokakyoku Kyokakyokucho] :Trưởng cục cấp phép của Cục cấp phép đặc biệt Tokyo. 2, 生麦生米生卵 [Nama-mugi Nama-gome Nama-tamago] Lúa mạch sống Gạo sống Trứng sống.

3, 新設診察室視察 [Shinsetsu Shinsatsu-shitsu Shisatsu] Thị sát phòng khám bệnh mới. 


Xem Thêm : Kĩ năng học tiếng Nhật trực tuyến hiệu quả


4, この寿司は少し酢がききすぎた [Kono Sushi wa sukoshi Su ga kikisugita] Món sushi này cho nhiều giấm quá [chua quá!].

5, 隣の客はよく柿食う客だ [Tonari no kyaku wa yoku kaki kuu kyaku da] Khách bên cạnh ăn nhiều [quả] hồng.

Ngoài ra còn rất nhiều câu chơi chữ mang ý nghĩa vui nhộn khác đang chờ bạn khám phá. Văn hóa chơi chữ của người Nhật đã tạo nên điều thú vị trong ngôn ngữ của họ mặc dù trong quá trình học sẽ rất khó khăn nhưng khi thất được cái đẹp, cái hay trong đó thì bạn sẽ giành tình cảm đặc biệt của cho tiếng Nhật. Trung tâm tiếng Nhật SOFL sẽ dẫn dắt bạn qua chặng đường chinh phục thứ tiếng được coi là khó này.


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  


Địa chỉ : 

Số 44 Trần Vĩ [ Lê Đức Thọ Kéo Dài ] - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:


Địa chỉ : 

Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:


Địa chỉ : 

Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:


Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: 
Hotline
1900 986 845[Hà Nội] - 1900 886 698[TP. Hồ Chí Minh]


Website ://trungtamtiengnhat.org/

Bạn đang muốn học Tiếng Nhật, vui lòng điền thông tin vào fom đăng ký bên dưới. Bộ phận tuyển sinh sẽ liên hệ lại với bạn . Cảm ơn bạn đã ghé thăm Website.Chúc các bạn học tập tốt!

  • Bình luận face
  • Bình luận G+

Quay lại

Bản in

Khái niệm “Goro Awase” có nghĩa là kết hợp sự vật dựa trên âm thanh [hiểu đơn giản là liên tưởng bằng đồng âm]. Ví dụ ngày xưa chúng ta học dãy hoạt đông kim loại [K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au] bằng câu “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu”.

Tương tự, Goro Awase được áp dụng như một kỹ thuật ghi nhớ, nhưng ngoài ra cũng là một cách chơi chữ để giải trí. Bạn có thể bắt gặp Goro Awase ở bất kỳ hoàn cảnh nào, trong quảng cáo, Game, tên thương hiệu, đặt nickname,… Vì vậy hiểu được Goro Awase cũng rất quan trọng để có thể giao tiếp với người Nhật.

Goro Awase và các con số.

Hiểu được quy tắc này bạn sẽ hiểu tại sao người ta hay chơi chữ Nissan với số 23.
Có rất nhiều từ trong tiếng Nhật có nhiều cách đọc. Ví dụ 二 có thể được đọc thành “ni” hay “ji”, hay 三 có thể đọc là “san” hay “mi”. Do đó Nissan hay Ni-san [2-3] gợi liên tưởng đến số 23.

Bảng dưới đây cho thấy các cách đọc khác nhau của chữ số tiếng Nhật từ 0-10 [bảng đơn giản hoá].

Một chút ứng dụng. Bây giờ hãy cùng dùng các chữ số để thể hiện các chữ sau:

Banana [chuối]
Kusai [bốc mùi]
Mushiba [sâu răng]
Shibuya
Shinina [đi chết đi]

Đáp án:

Banana – 87 hoặc 877

Kusai – 931

Mushiba – 648

Shibuya – 428

Shinina – 427

Ở Nhật có rất nhiều biển quảng cáo như thế này. Bạn có thể thấy phần văn bản bên trên số điện thoại là “Iya mushi mushi” [Á ! bọ bọ], biển quảng cáo này đồng thời là của dịch vụ diệt sâu bọ, do đó mà số điện thoại của dịch vụ này trở nên vô cùng dễ nhớ.

Quảng cáo thực phẩm bổ sung tỏi này cũng sử dụng Goro Awase, chữ ở đây là “koko wa ninniku” [đây là tỏi].

Chiếc xe tải này từng trở thành Hot topic vì số điện thoại ở trên dùng Goro Awase đọc thành “Hayaku iku ossan” [Ông chú này đi nhanh đấy].

Thêm một ứng dụng nữa của Goro Awase là dùng với ngày tháng. Chắc bạn cũng biết ở Nhật có rất nhiều ngày kỷ niệm kỳ quái như ngày tóc hai chùm, hay ngày của ngực,…nguyên nhân cũng từ chơi chữ mà ra.

Số 1 còn được phát âm là “wan”, giống với tiếng chó sủa trong tiếng Nhật, do đó mà ngày 11/1 [wan wan wan] còn là ngày của Chó.

Một số ngày kỳ lạ khác từ quy tắc này, hãy đoán xem tại sao nhé.

3/3 – Ngày của tai 4/4 – Ngày yoyo [trò chơi của Nhật] 18/4 – Ngày răng khoẻ 2/5 – Ngày giao thông 3/5 – Ngày rác 18/5 – Ngày thế giới 2/8 – Ngày đồ lót

7/8 – Ngày của chuối

Hài kịch Nhật Bản được biết đến trên toàn thế giới. Đa số các quan điểm quốc tế cho rằng hài kịch Nhật đều xoay quanh ‘owarai’. Về cơ bản, owarai là chương trình hài kịch trên truyền hình Nhật Bản. Chúng vô cùng đa dạng nhưng thường được biết đến qua các chương trình đố vui, biểu diễn tạp kỹ và các cuộc thi tài năng mà đặc biệt phổ biến hiện nay!

Với người phương Tây, hài kịch Nhật Bản khá vui nhộn, với người tham gia pha trò hài, thi ăn đồ hơi dị hoặc thực hiện những hoạt động tương tự. Tuy nhiên, có một loại hài kịch Nhật Bản cổ xưa mà mọi người thường không mấy quen thuộc. Nó được gọi là ‘dajare’, một thể loại hài kịch đậm chất của Nhật Bản!

Dajare là một loại chơi chữ Nhật, có thể được so sánh với trò chơi chữ của phương Tây. Nó dựa vào sự giống nhau trong cách phát âm các từ khác nhau trong một câu ngắn để tạo ra tiếng cười.

Có vô số các dajare nổi tiếng ở Nhật Bản. Có những loại cổ điển không hẳn làm ai cũng cười. Dajare nói chung được coi như là “oyaji gyagu”, có nghĩa là ” trò đùa của người già”

Tuy nhiên, dajare được coi như cách hiệu quả để phá tan bầu không khí im lặng và ngột ngạt của cuộc nói chuyện, như khi bạn cố gắng bắt chuyện với một người Nhật hay thậm chí là muốn gây ấn tượng với ai đó trong buổi hẹn hò. Thậm chí, khi bạn sử dụng tốt các dajare, bạn có thể nhận được những tràng cười, hay thậm chí là nhận được một lời khen ngợi về kĩ năng tiếng Nhật tuyệt vời của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận được phản ứng không mấy hào hứng, bạn có thể thử một trong số những gợi ý sau vào lần tới – một vài dajare sáng tạo và phổ biến hơn [Lưu ý: Đừng đùa quá trớn nhé]

1. Panda wa nani kuu no? Pan da.

Nghĩa là: Gấu trúc thì ăn gì nào? Bánh mì
[Panda: gấu trúc. Pan da: là bánh mì đấy]

Có nơi nào thích hợp hơn cho buổi hẹn hò đầu tiên hơn vườn thú chứ? Và nếu buổi hẹn đang không được vui lắm, thì trò dajare này chắc chắn sẽ thay đổi không khí ngay.

2. Hakucho ga kushami, hakuchon

Nghĩa là: Khi con thiên nga hắt hơi, nó…phát ra tiếng hắt hơi
[Hakucho: con thiên nga. Hakushon: từ mô phỏng tiếng hắt hơi]

Ai có thể từ chối một buổi hẹn nữa với bạn sau câu đố về gấu trúc cơ chứ? Với việc thủ sẵn trò dajare này, địa điểm cho buổi hẹn thứ hai chắc chắn là: cho thiên nga ăn ở hồ.

3. Tora furueteru yo. Nande? Toraburu de!

Nghĩa là: Con hổ đang run rẩy kìa. Tại sao vậy? Bởi vì nó đang gặp rắc rối!
[Tora furueteru: con hổ đang run rẩy. Toraburu: rắc rối]

Trong trường hợp bạn bỏ lỡ khu vực của gấu trúc trong vườn thú thì hãy thử dajare này với con hổ mà hai bạn thấy nhé.

4. Igirisu musume no basuto wa? Tiikappu.

Nghĩa là: Cỡ áo ngực của phụ nữ Anh là bao nhiêu? Cỡ T
[cách đọc T-cup [cỡ T] và teacup [tách trà] là giống nhau. Vì người Anh nổi tiếng với thói quen uống trà nên mới có kiểu chơi chữ này]

Có thể ví dụ này không phù hợp để dùng trong một buổi hẹn hò, nhưng nó chắc chắn sẽ khiến các bạn nhậu của bạn cười ầm lên đấy!

5. Kono ika tabete ii ka?

Nghĩa là: Tôi ăn con mực này có được không?
[Ika: con mực. Ii ka: có được không]

Đang ăn tối và mọi người đang không có gì để nói tiếp? Có thể dajare này sẽ khiến câu chuyện được tiếp tục.

6. Wain, yowainda yo

Nghĩa là: Rượu vang à, tôi uống kém lắm.
[Wain: rượu vang. Yowainda: uống yếu, kém]

Dajare này là hoàn hảo khi bạn muốn uống chậm lại mà vẫn duy trì bầu không khí vui vẻ giữa mọi người.

7. Ame wa amee!

Nghĩa là: Kẹo này rất ngọt!
[Ame: kẹo. Ame: ngọt, từ gốc là amai, phương ngữ là ame]

Còn cách nào tốt hơn để cảm ơn ai đó sau khi được cho kẹo bằng cách làm họ cười với dajare dễ thương này!

8. Cho ga cho itai

Nghĩa là: Bụng tôi thực sự đau.
[Cho: bao tử. Cho itai: rất đau]

Nếu mà ai đó cho rằng chẳng có gì vui khi bạn pha trò ngay cả lúc đang đau ốm thì họ hẳn là có trái tim sắt đá.

9. Macchi kashite? Thank you very macchi!

Nghĩa là: Cho tôi mượn bao diêm được không? Cảm ơn rất nhiều!
[Macchi: que diêm. Macchi: tiếng Anh là much, có nghĩa là rất nhiều]

Không chỉ là bạn đang rất lịch sự, bạn còn đang làm mọi người cười. Nếu bạn chưa thân với ai đó, thì chắc chắn bạn sẽ gây được thiện cảm ngay sau dajare này!

10. Nee, chanto ofuro haitteru?/Nee-chan to ofuro haitteru?

Này, bạn có tắm thường xuyên không? Với câu thứ 2, Bạn có tắm chung với chị gái không?

Dajare cuối cùng này thực ra là một trò đùa dưới hình thức một câu hỏi bẫy. Dựa vào cách phát âm của bạn trong câu giống “Nee [ngắt nhịp] chanto” hay là “Nee-chan [ngắt nhịp] to”, ý nghĩa câu hỏi sẽ thay đổi từ “Này, bạn có tắm thường xuyên không?” thành “Bạn có tắm chung với chị gái không”? [Nee: cách gọi một ai đó một cách thân thiết. Nee-chan: chị gái]

Bất cứ ai mà bạn hỏi câu này có thể mặc định rằng bạn đang nói về việc tắm. Và chỉ cần cô ấy hay anh ấy trở lời “Có” là có chuyện vui để cười rồi!

Lịch sử của Dajare

Bên cạnh 10 dajare nổi tiếng và được yêu thích ở trên, có rất nhiều những câu đùa khác mà bạn có thể bắt gặp nếu bạn bắt đầu học ngôn ngữ và hoà mình vào nền văn hoá và giải trí Nhật Bản. Ở Nhật, dajare rất phổ biến và có lịch sử lâu đời.

Dajare đã xuất hiện ở Nhật từ nhiều thế kỷ trước. Đây là từ ghép giữa “sare” [nghĩa là “chứng kiến”, “cha sẻ”], và tiền tố “da” được thêm vào để chỉ một cái gì đó cấp thấp hơn hay ít quan trọng. Thực sự, những câu đùa này ở Nhật bị coi như là trẻ con và đặc biệt là không thông minh, cũng giống như cách mà các trò chơi chữ ở các nước nói tiếng Anh.

Sự hấp dẫn của dajare ở trong văn hoá Nhật Bản được cho là cách để tăng sự phổ biến và mà vẫn duy trì tính nhất quán trong sự phổ biến ấy, bởi nó cho phép người Nhật pha trò cười mà không bị coi là thiếu tôn trọng, gây khó chịu hay thô lỗ. Điều đó đã và đang là một sự cân nhắc rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản vốn vô cùng thận trọng và nghiêm ngặt.

Qua thời gian, những trò chơi chữ kiểu này trở nên đáng yêu nhưng hiện tại nó được coi là trò chơi chữ nhí nhố nhiều hơn là trong hài kịch hiện đại. Tuy nhiên, chúng khá là vui và bạn có thể muốn học vài câu để có thể gây cười đấy!

Hi vọng rằng, bạn có thể học được đôi chút từ những dajare này! Hãy thử dùng chúng trong buổi gặp kế tiếp và xem chúng có hiệu quả như thế nào nhé!

*Hình ảnh đại diện:


Video liên quan

Chủ Đề