Tính chất vật lý hóa học của oxi

- Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi là O

- Công thức hóa học của đơn chất khí oxi là O2

- Nguyên tử khối của oxi là 16. Phân tử khối của oxi là 32

- Oxi là một nguyên tố hóa học phổ biến nhất trên trái đất. Nó chiếm tới 49,4% khối lượng vỏ trái đất SGK-HH8-81 . Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, oxi tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau như nước, đường, axit, quặng, đất đá . . .

I - Tính chất vật lý của oxi

1. Khí oxi không màu

Hàng ngày, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy được trong không gian có những vật thể khác nhau và chúng ta gọi môi trường nhìn được đó là không khí có chứa oxi. Khí oxi cũng là sản phẩm trong quá trình quang hợp của cây xanh do đó chúng ta ngồi dưới những bóng cây cũng không thể nhìn thấy oxi xuất hiện được.

Vậy oxi là một chất khí không màu ở điều kiện bình thường.

Khi chúng ta hít thở trong môi trường hoàn toàn trong lành thì chúng ta cũng nhận thấy rằng oxi là một chất khí không mùi gì cả.

Như vậy oxi không mùi và xét tới một vài yếu tố khác như độ tan trong nước của oxi tương đối kém. Ở 20 độ C bằng thực nghiệm chỉ hòa toan được 31 ml khí oxi trong 1 lít nước nên khi đem so sánh với một số loại khí khác khi hòa tan trong nước thì oxi được kết luận ít tan trong nước.

Ta cũng tỷ khối của oxi so với không khí là 32:29 > 1. Như vậy, oxi nặng hơn không khí và thường sẽ có xu hướng rơi xuống bên dưới. Điều này sẽ được áp dụng trong trường hợp cách thu khí oxi khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Kết luận:

Oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

Oxi hóa lỏng ở -183oC và khi hóa lỏng oxi có màu xanh nhạt.

II - Tính chất hóa học của oxi

1. Oxi tác dụng với phi kim.

Trong bảng tuần hoàn hóa học, chúng ta có thể xác định được oxi cũng là một phi kim nên chúng ta cũng có thể gọi oxi tác dụng với phi kim là một trường hợp trong phản ứng của phi kim tác dụng với phi kim.

Khi oxi tác dụng với phi kim, chúng ta sẽ thu được oxit mà thường được gọi là oxit axit. Một trong nhiều trường hợp được quan tâm đó chính là oxi tác dụng với lưu huỳnh với thí nghiệm như sau:

Đưa một muỗng sắt có chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh ở dạng bột vào ngọn lửa đèn cồn đang cháy. Sau đó, đưa lưu huỳnh đang cháy vào trong lọ có chứa khí oxi. Sau khi thực hiện các bước trên, chúng ta rút ra được nhận xét như sau:

- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. 

- Lưu huỳnh cháy trong lọ chứa khí oxi mãnh liệt hơn

- Chất khí sau phản ứng thu được là lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2 và một lượng rất rất nhỏ lưu huỳnh trioxit có công thức hóa học là SO3.

Phương trình phản ứng cháy trong oxi của lưu huỳnh như sau:

S+O2→SO2

S+O2→SO3

Kết luận: Hấu hết các phi kim đều có thể tác dụng được với oxi để tạo thành oxit và oxit đó thuộc nhóm oxit axit. Một số phương trình hóa học khác biểu diễn phản ứng hóa học của Oxi với phi kim khác - P + O2 → P2O5 - N2 + O2 → NO2 - C + O2 → CO2 - Cl2 + O2 → 2ClO

Trong những phản ứng trên, có những phản ứng sẽ tạo nhiều sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của phản ứng là gì.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Quảng cáo

    Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8, thuộc nhóm VIA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

    Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4, lớp ngoài cùng có 6e.

    Trong điều kiện bình thường, phân tử oxi có 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị không cực.

    Công thức cấu tạo của phân tử oxi là O=O.

1. Tính chất vật lý

    Khí oxi không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí.

    Dưới áp suất khí quyển, oxi hoá lỏng ở nhiệt độ -183oC.

    Khí oxi tan ít trong nước [100ml nước ở 20oC, 1 atm hoà tan được 3,1ml khí oxi. Độ tan của khí oxi ở 20oC và 1 atm là 0,0043 g trong 100g H2O].

2. Trạng thái tự nhiên

    Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp.

Quảng cáo

    Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn [3,44], chỉ kém flo [3,98].

    Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh. Trong các hợp chất [trừ hợp chất với flo], nguyên tố oxi có số oxi hoá là -2.

    Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại [trừ Au, Pt, ...] và các phi kim [trừ halogen]. Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

1. Tác dụng với kim loại

    Tác dụng với hầu hết kim loại [trừ au và Pt], cần có to tạo oxit:

2. Tác dụng với phi kim

    Tác dụng với hầu hết phi kim [trừ halogen], cần có to tạo oxit:

    ĐB: Tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 về số mol:

3. Tác dụng với hợp chất

    - Tác dụng với các chất có tính khử:

    - Tác dụng với các chất hữu cơ:

Quảng cáo

    Oxi có vai trò quyết định sự sống của con người và động vật.

    Mỗi người mỗi ngày cần 20-30m3 không khí để thở.

1. Trong phòng thí nghiệm

    Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách phân huỷ những hợp chất giầu oxi và ít bền đối với nhiệt như KMnO4 [rắn], KClO3 [rắn], ...

2. Trong công nghiệp

    a. Từ không khí: Không khí sau khi đã loại bỏ hết hơi nước, bụi, khí cacbon đioxit, được hoá lỏng. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu được oxi. Oxi được vận chuyển trong những bình thép có dung tích 100 lít dưới áp suất 150 atm.

    b. Từ nước: Điện phân nước [nước có hoà tan một ít H2SO4 hoặc NaOH để tăng tính dẫn điện của nước], người ta thu được khí oxi ở cực dương và khí hiđro ở cực âm.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

nhom-oxi-luu-huynh.jsp

Video liên quan

Chủ Đề