Tiểu đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào

Chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng đối với các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm, nên ăn gì và kiêng gì khiến nhiều mẹ bầu đau đầu. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý các thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ cũng như cách lên thực đơn sao cho phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì là thắc mắc của nhiều mẹ bầu đang mắc phải bệnh lý này. Ngoài việc lựa chọn ăn thực phẩm nào cho đúng thì việc ăn đủ các chất dinh dưỡng gồm: protein, carbs, chất béo… với tỷ lệ hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Tham khảo bài viết dưới đây từ BookingCare để mẹ bầu chọn ra những thực phẩm và biết cách lên thực đơn nhanh và phù hợp khi mắc tiểu đường thai kỳ.

Thực phẩm mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn

Đối với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nói riêng và người bệnh bị tiểu đường thai kỳ nói chung thì các thực phẩm ưu tiên nạp vào cơ thể phải đảm bảo không làm đường huyết tăng cao cũng như không làm ảnh hưởng đến các chỉ số khác của cơ thể.

Các loại thực phẩm mà mẹ bầu mắc tiểu đường nên ăn bao gồm:

  • Rau xanh: Rau xanh như rau bina, rau cải xanh, rau bắp cải, cải ngọt, cà chua, ớt, cà rốt, cải bó xôi, cải xoong là những nguồn chất xơ tốt giúp kiểm soát đường huyết
  • Các loại hạt: Hạt lựu, hạt chia, hạt lanh chứa nhiều chất xơ và acid béo omega-3, có thể giúp kiểm soát đường huyết
  • Thịt gà, cá và hạt giống đậu nành: Đây là các nguồn protein tốt, giúp duy trì cân nặng và kiểm soát đường huyết
  • Các loại đậu: Đậu đỏ, đậu xanh, đậu hủ là những protein có nguồn gốc thực vật tốt và có ít chất béo
  • Các loại hạt có vỏ: Hạt hướng dương, hạt dẻ cười, hạt bí chứa nhiều chất xơ và protein
  • Các loại trái cây: Chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như quả lựu, dứa, kiwi, dâu, mâm xôi
  • Sữa và sản phẩm từ sữa ít béo: Chọn các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tươi ít béo, sữa chua ít đường hoặc các loại sữa dành riêng cho mẹ bầu
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch để cung cấp chất xơ và tạo cảm giác no lâu
  • Dầu olive và dầu hạt lanh: Sử dụng dầu olive và dầu hạt lanh trong nấu ăn có thể giúp kiểm soát đường huyết

Thực phẩm mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên ăn

Ngược lại một số loại thực phẩm mà mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần hạn chế sử dụng bởi chúng có thể khiến đường huyết tăng cao như:

  • Thức ăn có chỉ số đường huyết cao: Hạn chế thức ăn có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, đồ ngọt và thực phẩm chứa đường
  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, bắp, bún, mì, và các loại bánh ngọt
  • Thức ăn có nhiều chất béo bão hòa: Tránh thức ăn có nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ mỡ, thịt heo mỡ, thịt gia cầm có da
  • Thức ăn nhanh, đồ chiên và chiên giòn: Thức ăn nhanh, điển hình là đồ rán và chiên giòn vì chúng chứa nhiều dầu và calo
  • Thực phẩm giàu muối: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm đóng hộp xúc xích, và các loại gia vị ngâm trong muối
  • Thức ăn có nhiều cafein: Hạn chế thức ăn và đồ uống chứa nhiều cafein như cà phê, nước trà, nước ngọt có cafein
  • Thức ăn chứa chất tạo màu và hương liệu nhân tạo: Hạn chế thức ăn chứa chất tạo màu và hương liệu nhân tạo có thể gây kích ứng cho cơ thể mẹ bầu

Hướng dẫn cách lên thực đơn cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Các mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp đĩa thức ăn từ Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ khuyến nghị. Phương pháp này rất đơn giản mà không cần nhiều dụng cụ cầu kỳ để ước lượng, chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc đĩa có đường kính khoảng 20-25 cm
  • Bước 2: Bạn chia đĩa làm đôi và lấp đầy một phần bằng các loại rau củ giàu chất xơ như: rau cải xanh, rau súp lơ, cà rốt, ớt chuông, dưa chuột, đậu bắp,...
  • Bước 3: Phần còn lại bạn lại tiếp tục chia một nửa và lấp đầy các loại thực phẩm giàu protein tốt từ: thịt nạc, cá, trứng, tàu hũ, nấm,..
  • Bước 4: Còn lại 1/4 đĩa sẽ dành cho các thực phẩm nhiều carbohydrate bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, nhóm rau củ nhiều tinh bột [ như các loại khoai]
  • Bước 5: Bạn có thể chuẩn bị một loại đồ uống, tuy nhiên, hãy chọn các loại nước uống không chứa hoặc chứa ít đường như trà hoặc nước lọc

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung các vữa phụ trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, nên ăn các loại rau củ quả trước, sau đó đến nhóm protein, cuối cùng mới đến thực phẩm giàu tinh bột để tránh đường huyết tăng cao sau khi ăn.

Chủ Đề