Tiền bối trong Karate gọi là gì

Nếu là một môn sinh Karate, chắc chắn bạn biết rằng khái niệm Karate thực chất là một chiếc ô lớn bao trùm rất nhiều hệ phái nhỏ với các đặc điểm riêng biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về 6 hệ phái lớn nhất của Karate qua bài viết này nhé.

1. Shotokan Karate

Shotokan là phong cách Karate phổ biến nhất trên toàn thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Ông tổ của hệ phái này là Funakoshi Gichin, một võ sự và nhà ngôn ngữ học, đến từ mảnh đất Okinawa, cái nôi của môn phái này. Trước khi sáng tạo ra hệ phái Shotokan Karate, Funakoshi đã có một quãng thời gian dài  luyện tập hai môn phái võ nổi tiếng nhất Nhật Bản thời bấy giờ là Shorei-ryu và Shorin-ryu. Nhìn thấy được những ưu nhược điểm của cả hai môn phái này, ông quyết định xây dựng nên một hệ thống võ thuật của riêng cho mình dựa chính và gọi nói là Karate.

Gichin Funakoshi lần đầu tiên ra mắt Karate trước đông đảo công chúng khi đại diện cho Okinawa đến Tokyo tham dự hội diễn võ thuật do hiệp hội võ sư Nhật Butokai tổ chức. Lần đầu tiên mang văn hoá của vùng đất này đến gần hơn với nước Nhật, Funakoshi được người dân Okinawa kỳ vọng như một vị anh hùng.

Không phụ lòng mong mỏi của người dân Okinawa, ông gây ấn tượng mạnh mẽ trước công chúng cũng như giới hoàng gia Nhật Bản với môn phái mới mẻ thú vị này. Thừa thắng xông lên, sư tổ Funakoshi cùng con trai tích cực truyền bá và giảng dạy Karate bằng những buổi biểu diễn ở các trường đại học. Năm 1935, ông chính thức mở võ đường riêng mang tên Tokyo Shotokan, có nghĩa là Tùng Đào Quán và cũng là bút danh của ông

Trong Shotokan Karate, cả phần thân trên và thân dưới của cơ thể đều được phối hợp nhịp nhàng để tạo ra những đòn tấn công thẳng và mạnh mẽ. 3 phần chính của Shotokan bao gồm: Kihon, Kata và Kumite.

  • Các kỹ thuật trong kihon và kata chú trọng  giúp người học luyện tập động tác tấn vững chắc khiến cho cơ thể thăng bằng và ổn định để tối đa hóa sức mạnh các đòn đánh.
  • Kumite, có nghĩa là chiến đấu, là phần trọng tâm thứ ba của Shotokan. Sự phức tạp của “Kumite” sẽ ngày càng tăng theo đai đẳng. Người mới tập học kumite qua những đòn cơ bản, đòn tấn công vào phần đầu [jodan] hoặc phần thân [chudan].  Khi đạt đến trình độ “đai tím” trở lên, môn sinh có thể được luyện tập kumite một bước chân. [ippon kumite]. Qua đó có thể tấn công chỉ bằng một bước tiến thay vì bằng bốn hoặc năm bước chân.

Đới với Shotoka, sư tổ Funakoshi không chỉ chú trọng đến phương diện chiến đấu mà còn đề cao những giá trị tinh thần của môn võ. Ông đã đặt ra hai mươi giới luật của Karate giúp người học phát triển sự khiêm tốn, lòng từ bi, tính kiên nhẫn, và sự bình tĩnh ở cả bên ngoài lẫn bên trong. Ông thường nhấn mạnh với các môn sinh rằng:

“ Bản chất của Karate là tạo nên một phong cách sống hòa hợp với con người và thiên nhiên. Kỹ thuật chiến đấu chỉ là phương tiện, mục đích của các môn sinh cần được là sự hoàn thiện về bản thân, phép đối nhân xử thế hòa hợp với cuộc sống”.

Đến tận ngày hôm nay, những triết lý mà người võ sư này đề ra vẫn là đạo luật cao cả mà người học Karate hướng đến. Đúng với những Funakoshi đã viết: “Mục đích tối thượng của Karate không phải nằm ở chiến thắng hay thất bại mà chính là sự hoàn thiện nhân cách của những ai luyện tập nó.”

Đọc thêm: Taekwondo Việt Nam: 20 Năm Chờ Đợi Một Phép Màu Lặp Lại

2. Goju-ryu Karate

Goju-ryu là một trong những nhánh chính của bộ môn Karate truyền thống bắt nguồn từ đảo Okinawa. Ông tổ của hệ phái này là Higaonna Kanryo. Giống như Funakoshi, ông cũng theo học hai môn võ Shorei-ryu và Shorin-ryu ngay từ khi còn bé và trở thành một võ sư có tiếng ở Okinawa vào khoảng năm 1882.

Trong phong cách Goju-ryu Karate, nguyên lý “cương nhu” được đề cao hơn hết với những kỹ thuật trung hoà giữa sự mềm mỏng và cứng rắn. Phần “Nhu” đươc thể hiện ở những chuyển động xoay vòng lấy cảm hứng từ võ thuật Trung Quốc. Trong khi đó, phần “Cương” được thể hiện ở những đòn đánh mạnh mẽ, tập trung vào thể lực người dùng.Vượt lên trên giới hạn của một môn võ, Goju-ryu Karate có thể được coi là một nghệ thuật bởi những kỹ thuật uyển chuyển, nhu mì nhưng lại hết sức sắc bén. 

Một điểm đặc biệt khác khá nổi tiếng của phong cách Goju-ryu Karate nằm ở kỹ thuật điều hoà hơi thở gọi là Ibuki: Thở vào khi chặn đòn của đối phương và thở ra khi tấn công. Với kỹ thuật này, người học có thể  hoà quyện tâm trí và cơ thể thành một tập thể thống nhất để đưa ra những đòn đánh chính xác và mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, Ibuki cũng thúc đẩy quá trình hoạt động của những cơ quan bên trong cơ thể người học, giúp họ đạt được thể lực cũng như trạng thái tỉnh táo cao nhất.

Có thể bạn sẽ thích: Những Điểm Khác Biệt Giữa TaeKwondo và Karate

3. Uechi-ryu Karate

Uechi-ryu Karate được sáng lập bởi ông tổ Kanbun Uechi vào khoản những năm đầu của thế kỷ 19. Tuy cũng là một cư dân đến từ vùng đất Okinawa, ông rời quê hương năm 19 tuổi và dành một quãng thời gian dài sinh sống và giảng dạy ở Trung Quốc. Tại đây, ông cũng theo học và luyện tập một hệ thống chiến đấu cổ truyền của Trung Hoa gọi là Pangainoon. Chính vì thế, phong cách Uechi-ryu Karate cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ võ thuật nơi đây.

Chính vì sự tương đồng với võ Trung Quốc, phong cách Uechi-ryu cũng thừa hưởng nguyên lý cương nhu cùng với các kỹ thuật đỡ đòn theo kiểu xoay vòng, thay vì đánh thẳng như Karate truyền thống. Điều này cho phép người học linh hoạt hơn với đòn thế của mình. Ngoài ra, những đòn đá thấp và kỹ thuật tấn công mở lòng bàn tay cũng là một điểm đặc trưng thú vị của hệ phái này.

4. Wado-ryu Karate

Wado-ryu Karate được sáng tạo bởi sư tổ Hironori Otsuka vào năm 1934. Ông là một võ sư kỳ cựu của môn phái Nhu Thuật và Shindo Yoshin-ryu trước khi sáng lập nên hệ phái Karate cho riêng mình. Ông bén duyên với Karate sau khi được chứng kiến sự ra đời và phát triển của môn phái này ở tỉnh Okinawa. Với sự tò mò và thích thú, ông quyết định nghiên cứu kết hợp những ưu điểm của Nhu Thuật cùng với các kỹ thuật Karate và cho ra đời hệ phái Wado-ryu.

Trong cái tên Wado-ryu, chữ Wado có nghĩa là sự hoà hợp hay hoà bình, và đây chính là nguyên lý chủ đạo của hệ phái này. Người tập Wado-ryu sẽ tập trung học cách tránh đòn tự vệ, thay vì cách ra đòn tấn công như những hệ phái khác. Với những động tác di chuyển cơ thể nhanh và khéo léo, hệ phái này nhấn mạnh cách thức làm giảm tối đa tác dụng lực tấn công của đối phương trong chiến đấu. Ngoài ra, tuy không phải là trọng yếu, Wado-ryu cũng dạy người sử dụng những kỹ thuật đấm và đá để phản đòn.

Khác với nhiều hệ phái còn lại của Karate, mục tiêu lớn nhất mà Wado-ryu Karate muốn người học đạt được không phải là sức mạnh chiến thắng mà là một lý trí sắc bén. Điều này giúp họ đưa ra những phán đoán chính xác về mỗi hành động của dối thủ và cách chọn né tránh hay phản đòn sao cho phù hợp. Chung quy lại, nếu bạn đang tìm kiếm một bộ môn giúp bạn rèn luyện tâm trí và mang lại nhiều giá trị tinh thần quý báu thì Wado-ryu là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Có thể bạn sẽ thích: 11 Điều Người Học Karate Cần Ghi Nhớ

5. Kyokushin Karate

Kyokushin là một lưu phái thuộc dòng Full Contact của Karate, được thành lập năm thành lập năm 1964 bởi sư tổ Ōyama Masutatsu. Đây là một trong những lưu phái được đánh giá là khốc liệt và nặng nhất trong các nhánh của môn võ Karate. Với 12 triệu môn sinh theo học, Kyokushin cũng được đánh giá là một trong những lưu phái Karate nổi tiếng với lượng môn sinh đông đảo trên khắp thế giới.

Một điểm đặc biệt ở Kyokushin chính là lưu phái này không cho phép các võ sĩ thực hiện đòn tay vào những bộ phận như mặt và đầu, nhưng ngược lại, đòn chân lại không hề bị cản trở ở bất cứ đâu. Chính vì vâỵ, các môn sinh của Kyokyshin thường tập trung sử dụng tay để đỡ và gạt các đòn tấn công. Các đòn chân sẽ được tận dụng triệt để để thực hiện những cú đá vô cùng khó đoán và mạnh mẽ.

Luật thi đấu Karate lưu phái này cũng hạn chế nhiều dụng cụ bảo hộ. Những đồ như găng tay, giáp và bảo hộ răng cũng sẽ không được dùng. Kể cả có là cú đá nguy hiểm và chết chóc với tốc độ và sức mạnh kinh hoàng như thế nào đi chăng nữa. Mặc dù vậy, đây vẫn là một nét đặc trung rất riêng biệt của Kyokyshin Karate.

Nếu nói về điểm nổi bật nhất của Kyokyshin Karate thì phải kể đến khả năng thực chiến vượt trội. Những đòn thế của lưu phái này luôn được cải biên, sáng tạo để mang lại hiểu quả tốt nhất trong các trận đấu. Đòn thế đặc biệt nhất của Kyokyshin chính là Otoshi Mawashi Geri. Đòn đá này còn có tên gọi khác, phổ biến hơn là Brazilian Kick..Với những tính chất đặc trưng này, lưu phái Kyokyshin đã rèn luyện nên những võ sĩ lầm lì, mạnh mẽ bậc nhất của Karate.

Đọc thêm: Giải Mã Tán Thủ – Hệ thống đối kháng đỉnh cao của Trung Quốc

6. Shito-ryu Karate

Shito-ryu Karate [Karate không thủ đạo] là 1 trong 4 hệ phái Karate lớn nhất hiện nay, cùng với Shotokan-ryu, Goju-ryu và Wado-ryu. Lưu phái này được sáng lập từ năm 1931 bởi tổ sư Kenwa Mabuni [1889 – 1952]. Ông là hậu duệ thứ 17 của chiến binh samurai nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản Uni-Ufugusuku. Với truyền thống thượng võ của dòng tộc mình, Mabuni đã bắt đầu tham gia giảng dạy bộ môn võ thuật Shurite từ năm 13 tuổi cùng với sư phụ của mình.

Ông biết đến Karate qua sự giới thiệu của người bạn thân thiết Higaonna Kanryo, đồng thời là sư tổ của hệ phái Goju-ryu Karate. Bắt đầu từ đó, ông dành cả cuộc đời còn lại của mình để nghiên cứu và truyền bá Karate ra khắp Nhật Bản. Ông cũng là một trong những võ sư đầu tiên từ những năm đầu thế kỷ 20, mang Karate từ cái nôi Okinawa đi giảng dạy và phát triển ra toàn Nhật Bản và thế giới. Nhờ những cống hiến của Mabuni, trải qua hàng trăm năm, Shito-ryu Karate vẫn đang phát triển mạnh mẽ và rộng rãi khắp thế giới.

Với kiến thức võ thuật sâu rộng và đa dạng, Tổ sư Mabuni sáng tạo ra Shito-ryu Karate trên nền tảng đúc kết các tinh hoa mà ông lĩnh hội được từ các bậc thầy của võ thuật bấy giờ của các võ phái cổ Okinawa: Shuri-te, Naha-te, Tomari-te cũng như của kungfu Trung Ho. Ngoài ra, ông còn mong muốn tạo ra một lưu phái có thể hợp nhất tất cả phong cách Karate khác nhau.

Chính vì thế, Shito-ryu Karate mang nhiều điểm đặc trưng của những lưu phái khác như nguyên lý cương như và các chuyển động tròn của Goju-ryu Karate và Uechi-ryu Karate hoặc những đòn tấn công thẳng và mạnh mẽ như của Shotokan Karate. Vì lẽ này, các đòn thế trong Shito-ryu Karate không những cực kỳ nhanh và mạnh mẽ mà còn uyển chuyển, nghê thuật.

Một trong những điểm đặc biệt của Shito-ryu Karate nằm ở khả năng thực chiến. Lưu phái này đề cao tốc độ và sự tính toán trong mỗi chuyển động. Khác với Shotokan Karate, cách ra  đòn của môn sinh Shito-ryu thường ở một vị trí thẳng và có cao độ nhất định. Bởi vì là sự tổng hợp của nhiều nhánh Karate khác nhau, hệ phái này sở hữu một kho tàng kỹ thuật đồ sộ với 40 đến 60 phong cách tấn công khác nhau.

Kết

Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay ho về bộ môn Karate. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín để mua võ phục và dụng cụ võ thuật với chất lượng vượt trội và giá cả hợp lý, hay liên hệ ngay võ phục Tân Việt để được phục vụ tốt nhất.

Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.

Video liên quan

Chủ Đề