Tiêm thuốc đẻ không đau có hai không

Với mỗi người phụ nữ thì việc làm mẹ là điều thiêng liêng và tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Có nhiều phụ nữ muốn có con, muốn sinh con thật nhiều nhưng lại sợ cảm giác đau đớn lúc vượt cạn như nhiều người vẫn truyền tai nhau câu cửa miệng rằng “không có gì đau bằng đau…đẻ”. Thấu hiểu nỗi niềm đó của các sản phụ cũng như để người phụ nữ hưởng trọn niềm vui được nhìn thấy con yêu khi chào đời, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã áp dụng thành công kỹ thuật “giảm đau trong đẻ” bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng ngay từ khi thành lập Bệnh viện vào năm 2010. Đến nay Bệnh viện đã thực hiện được trên 200 ca đẻ an toàn nhờ phương pháp này và để đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của người dân đến sinh nở, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã mở rộng các buồng đẻ không đau và đầu tư trang thiết bị cơ sở hiện đại dưới sự hỗ trợ của các bác sỹ và nữ hộ sinh được đào tạo bài bản tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương theo Đề án Bệnh viện vệ tinh.

Bác sỹ CKI Nguyễn Minh Cường thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ

Tuy nhiên có nhiều sản phụ vẫn còn băn khoăn về phương pháp gây tê ngoài màng cứng này và thắc mắc liệu rằng phương pháp này có phù hợp với mình hay không. Bác sỹ CKI Nguyễn Minh Cường, Trưởng Khoa Dịch vụ Y tế tự nguyện – người trực tiếp thực hiện phương pháp gây tê ngoài  màng cứng để giảm cơn đau cho các sản phụ có những trao đổi cụ thể về kỹ thuật “giảm đau trong đẻ” này.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì và có lợi gì trong quá trình chuyển dạ?

Bác sỹ CKI Nguyễn Minh Cường cho biết: “Giảm đau trong đẻ” bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng từ lâu đã được áp dụng ở các nước tiên tiến trên Thế giới và hiện được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tại một số bệnh viện lớn tuyến Trung ương, tỷ lệ sản phụ sử dụng phương pháp giảm đau trong đẻ chiếm tới 70 – 80% tổng số ca sinh thường. Gây tê ngoài màng cứng được bác sỹ thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở được khoảng 02 – 03 cm để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ. Khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ được tiêm thuốc tê vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống, gọi là khoang ngoài màng cứng, bác sỹ Gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông catheter rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông catheter này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ. Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, làm tê liệt những bộ phận chịu nhiều áp lực nhất khi chuyển dạ. Dưới tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ giảm được khoảng 70 % – 80% cơn đau.

Với phương pháp đẻ thường mà không dùng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, tử cung của sản phụ co bóp mạnh, cổ tử cung mở ra để sinh em bé và sự giãn nở tầng sinh môn tạo ra những cơn đau dữ dội đôi khi quá mức chịu đựng của người mẹ, khiến người mẹ lo lắng, mệt mỏi, sợ hãi và em bé có thể bị thiếu oxy. Tuy nhiên với phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ, lúc này sản phụ vẫn ý thức được mọi việc chỉ là cơn đau đã được giảm bớt rất nhiều, cuộc chuyển dạ và sinh nở trở nên dễ dàng hơn vì gây tê ngoài màng cứng bác sỹ sản khoa sẽ chỉ huy cuộc đẻ theo hướng tốt nhất cho mẹ và em bé khiến sản phụ cảm thấy hoàn toàn toàn thoải mái và không bị mất sức. Dễ nhận thấy rằng giảm đau trong đẻ không chỉ xoa dịu về thể xác mà còn nâng đỡ về tinh thần giúp sản phụ lấy lại cân bằng tâm, sinh lý, hợp tác tốt với nhân viên y tế trong quá trình chuyển dạ, thậm chí không còn cảm thấy ám ảnh về mặt tâm lý để sẵn sàng cho những lần sinh nở tiếp theo. Đặc biệt phương pháp này còn thích hợp với các mẹ có bệnh tăng huyết áp, hen suyễn và một số bệnh tim mạch.

Sản phụ được theo dõi sát sao cuộc chuyển dạ sau khi thực hiện Kỹ thuật Gây tê ngoài màng cứng

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới mẹ và em bé không?

Với thai nhi thì việc sử dụng nồng độ thuốc giảm đau thấp hoàn toàn không ảnh hưởng tới bé. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh làm giảm cảm giác đau ở sản phụ mà không gây độc cho trẻ.

Với sản phụ thì bên cạnh tác dụng ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ thì phương pháp gây tê ngoài màng cứng cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như: Thuốc gây tê có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp, nhưng đề phòng được bằng truyền dịch trước, trong khi gây tê. Cơn co tử cung có thể ảnh hưởng phần nào bởi thuốc gây tê nhưng hoàn toàn khắc phục được bằng việc theo dõi tần số tim thai và cường độ cơn co nhờ monitor sản khoa và điều chỉnh bằng thuốc oxytocin giúp thúc đẩy cơn co tử cung tốt hơn. Đau lưng chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân khi tìm hiểu về phương pháp giảm đau trong đẻ bằng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng nhưng về phương diện khoa học, không có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng, và ngay cả khi không áp dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng thì sản phụ cũng có thể bị đau mỏi ở vùng lưng sau khi sinh do tư thế sai khi ngồi cho bé bú, thay tã, thức chăm bé, ngồi nhiều hơn là nằm nghỉ ngơi…

Nhìn chung, gây tê ngoài màng cứng an toàn cho cả mẹ và bé. Và tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, các bác sỹ chưa từng để xảy ra tai biến y khoa nào khi thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng bởi tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng và thực hành đúng quy trình kỹ thuật.

Những sản phụ nào thích hợp đẻ không đau?

Những sản phụ mà theo dõi đẻ thường được đều có thể dùng kỹ thuật “Giảm đau trong đẻ” khi có nhu cầu, chỉ trừ những sản phụ mắc một số bệnh lý như: gù vẹo cột sống thắt lưng, dị ứng thuốc tê, nhiễm trùng toàn thân và rối loạn đông máu.

Sản phụ cần làm gì khi tham gia đẻ không đau?

Như mọi cuộc đẻ khác sản phụ đều được theo dõi trong suốt thời gian chuyển dạ, nếu tiến triển tốt các mẹ sẽ đẻ thường, nhưng nếu khó khăn các mẹ sẽ được mổ đẻ và kỹ thuật Giảm đau trong đẻ sẽ được dùng để giảm đau trong mổ và sau mổ khoảng 03 ngày để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Chị Hoàng Thị Thương [19 tuổi, trú tại phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang] “vượt cạn” thành công bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em sinh bé, trước khi sinh em cũng được nghe mọi người truyền tai nhau là khi sinh con thì sẽ bị đau nhiều lắm, em cứ nghĩ là chắc mọi người nói quá lên thôi nhưng không ngờ là đau nhiều như vậy. Em lại chịu đau không tốt, trước khi sinh bé 01 ngày là em đã cảm thấy đau bụng rồi, các cơn đau tăng dần đến nỗi mà em còn nghĩ tới chuyện sinh mổ. May sao em lại biết tới dịch vụ “Giảm đau trong đẻ” ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang nên gia đình em liền đăng ký luôn.Khi được Bác sỹ Cường tiêm thuốc tê vào vùng lưng thì mấy phút sau em thấy cơn đau giảm dần, cảm thấy người dễ chịu hơn trước đó nhiều, thậm chí em còn có cảm giác buồn ngủ khi nằm trên bàn chờ sinh bé nữa. Được tiêm thuốc vào, em thấy sinh bé không bị mệt mỏi hay đau đớn như những hình ảnh em thường thấy trên tivi và cơ thể phục hồi cũng nhanh hơn vì không mất sức nhiều khi sinh. Sau này sinh bé thứ hai em cũng sẽ lựa chọn phương pháp giảm đau trong đẻ này để sinh con nhẹ nhàng”.

Chị Hoàng Thị Thương tràn ngập hạnh phúc khi con yêu chào đời sau khi dùng phương pháp giảm đau trong đẻ

Hiền Chúc

Hôm trước tình cờ đọc được chia sẻ của mẹ Mốc: “Đẻ không đau – thích lắm!”, tôi chợt nhớ lại ký ức những ngày đi đẻ của mình. Ngày đó tôi cũng chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng, cũng trải qua cảm giác hạnh phúc, sung sướng ban đầu vì chẳng bị cơn đau đẻ hành hạ như nhiều mẹ khác… nhưng mọi chuyện không đơn giản thế. Và đến bây giờ, khi đã sinh Ốc được 5 năm, tôi vẫn bị ám ảnh nặng nề về những ngày đi đẻ và vẫn chưa đủ can đảm để tiếp tục sinh con.

Thuốc gây tê không tác dụng

Trước ngày dự sinh 5 ngày, tự nhiên buổi tối đó tôi phát hiện ra ở vùng kín của mình thấy xuất hiện một chút nước âm ấm ào ra. Vội vào nhà vệ sinh kiểm tra, không phải là nước tiểu mà có một chút máu báo đi kèm. Tôi đoán chắc đó là nước ối nhưng đứng hồi lâu vẫn chẳng thấy hiện tượng này lặp lại cộng với việc mới 2 hôm trước đi khám bác sĩ còn “phán” chưa thể đẻ được. Tôi quay lại giường ngủ tiếp nhưng khoảng 30 phút sau, hiện tượng này lặp lại. Đến sáng hôm sau, tôi đoán chắc mình đã bị rỉ ối, vậy là hai vợ chồng khăn gói vào viện.

Sau khi khám, bác sĩ kết luận tôi đã bị rỉ ối và cổ tử cung đã mở 2 phân, cần nhập viện ngay. Lúc đó, cảm xúc trong tôi lạ lắm. Tôi chẳng sợ sệt chút nào, thay vào đó là cảm giác sung sướng, hạnh phúc vì sắp được gặp mặt con yêu sau 9 tháng mong ngóng. Khi tử cung mở được 4 phân, tôi được đưa vào phòng đẻ. Vì đã đăng kí đẻ không đau ngay từ đầu nên mọi công đoạn chuẩn bị cho ca sinh nở đã sẵn sàng. Tôi được gắn máy đo huyết áp tự động, gắn ven truyền trực tiếp vào tay, máy đo sự chuyển động và tim thai của con, máy đo tim của mẹ. Khoảng 30 phút sau đó, tôi được gây tê ngoài màng cứng. Trước khi gây tê, bác sĩ đã cảnh báo, mũi tiêm này sẽ hơi đau một chút nhưng chỉ một xíu thôi là không có cảm giác gì nữa.

Lúc này những cơn gò tử cung đã tăng lên khá mạnh. Nhiều cơn đau khiến tôi chảy nước mắt nhưng cứ nghĩ sau khi gây tê sẽ không còn chịu đau nữa tôi lại cố gắng hít thở. Trong quá trình gây tê, cứ cơn gò tử cung đến tôi lại xin bác sĩ dừng lại để không phải chịu đau 2 cái liền lúc. Cảm giác đau do gây tê cũng thật kinh khủng. Ban đầu mà là mũi tiêm thuốc tê, sau đó là công đoạn luồn ống nhựa vào trong cột sống. Cảm giác đau đớn tê tái mà tôi chưa bao giờ trải qua. Lúc ấy anh xã cứ nắm chặt tay bảo cố gắng, chỉ một lúc nữa thôi là sẽ không còn cảm giác gì nữa. Cứ nghĩ đến điều đó, cuối cùng tôi cùng vượt qua được cơn đau…


Tôi chưa tình nghĩ đến trường hợp thuốc gây tê không có tác dụng khi áp dụng phương pháp đẻ không đau. [ảnh minh họa]

Do tác dụng của thuốc tê, khoảng 15 phút sau đó, tôi bắt đầu thấy run rẩy toàn thân, hai chân tê dại và cơn đau chuyển dạ giảm hẳn. Ôi cảm giác lúc ấy cực kỳ sung sướng. Tôi cũng có suy nghĩ như mẹ Mốc đấy, thì ra đẻ cũng không quá khó như ta vẫn nghĩ. Nhưng đúng là không nên vui mừng sớm bất cứ điều gì khi ta chưa đến được đích…

Khi y tá nói cổ tử cung của tôi đã mở được 7 phân, tôi mừng lắm nhưng cũng từ lúc ấy bắt đầu những việc không như ý muốn xảy ra. Ban đầu là chân tôi hết tê và cơn đau gò tử cung trở lại đột ngột khiến tôi choáng váng. Chỉ một lúc sau đó, hai chân tôi hoàn toàn hết tê, cảm giác đau đớn khiến tôi hoảng loạn vì không được chuẩn bị tâm lý từ trước. Tôi cứ nghĩ rằng đã gây tê ngoài màng cứng rồi thì sẽ không đau đớn gì nữa. Tôi vội gọi y tá và thắc mắc về những cơn đau thì được giải thích là phương pháp này chỉ giảm đau đến 70% chứ không hoàn toàn 100% nhưng đúng là lúc ấy tôi chỉ còn giảm đau được 10% thôi. Vậy nhưng y tá vẫn quay đi. Tôi một mình trong phòng chiến đấu với cơn đau đớn khủng khiếp. Lúc này tôi nhận ra vấn đề rằng có thể thuốc tê không có tác dụng với mình nữa…

Khi đau quá, tôi la ó ầm ĩ thì y tá mới vào và nhấn tít tít vào cái máy bơm thuốc chắc là tăng liều thuốc. Tôi chờ đợi để có được cảm giác tê chân, run rẩy như lần đầu nhưng mãi không thấy gì, trong khi cơn đau đẻ lại càng mãnh liệt hơn. Lúc ấy anh xã đã xin cho tôi đi đẻ mổ nhưng tôi nghĩ mình đã chịu đau đến mức này rồi lại đi mổ thì phí quá. Thế là vẫn quyết định ở lại. Đó cũng là lúc cổ tử cung của tôi mở được 10 phân. Bác sĩ đến cho phép tôi rặn. Tôi cứ tưởng rằng gây tê ngoài màng cứng thì mình sẽ chẳng đau, sẽ chẳng có cảm giác rặn đẻ, thế nhưng có lẽ thuốc không hợp với tôi, không vào cơ thể tôi nên tôi vẫn đau như thường. Tôi cố hết sức để rặn. Cứ nhớ được cách rặn từ lớp học tiền sản thế nào thì tôi rặn vậy. Rồi tôi lại nghĩ đến con, sợ con bị ngạt và lại rặn… Cuối cùng thì con yêu cũng chào đời. Người ta đặt con lên trên bụng tôi và cho bố nó cắt dây rối rồi nhanh chóng bế đi. Lúc đó dù mệt nhưng tôi vẫn đủ tỉnh táo để chờ đợi tiếng khóc của con mà chẳng thấy. Không thấy bác sĩ nói gì nên tôi cũng phần nào yên tâm và nghĩ chắc con mình không thích khóc…

Sợ nhất là công đoạn khâu tầng sinh môn sau đó. Dù tôi đã xin với bác sĩ cho gây tê tại chỗ nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn bị khâu sống. Chắc bác sĩ nghĩ cái máy cấp thuốc gây tê ngoài màng cứng kia vẫn có tác dụng hay sao ấy. Ôi cảm giác khâu sống đau thấu trời xanh luôn. 1 giờ sau khâu xong cũng là lúc tôi mệt lả, kiệt sức. Tôi nhắm mắt và không suy nghĩ gì nữa…

Phải đến ngày hôm sau, sức tôi mới bình phục dần. Đấy cứ bảo gây tê ngoài màng cứng thì sẽ không có cảm giác đau đẻ nữa, ấy thế mà như tôi thì vẫn đau đẻ bình thường, còn có phần đau kinh khủng hơn do mình không được chuẩn bị tâm lý từ trước…


Không chỉ vẫn chịu cơn đau đẻ, tôi còn bị đau lưng ghê gớm sau sinh. [ảnh minh họa]

Đau lưng thôi rồi

Nhưng chưa hết đâu các mẹ ạ. Đến giai đoạn sau sinh mới gọi là khủng hoảng. Khoảng 1 tháng sau sinh, những cơn đau lưng do tác dụng của phương pháp gây tê ngoài màng cứng bắt đầu hoành hành. Đau lưng đến nỗi tôi không thể ngồi yên, đứng yên. Lúc nào đi lại cũng phải khom khom.

Đã thế bé nhà tôi lại khó tính. Cứ bắt mẹ bế suốt mới chịu. Nhiều lúc nửa đêm con khóc, muốn ngồi dậy bế con mà không thể vì đau lưng quá. Có lúc vừa bế con vừa khóc vì đau. Lúc ấy mới thấm dần cái phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Phải mất đến cả một năm đầu sau sinh tôi bị đau lưng kinh khủng. Đến bây giờ, dù đã sinh con 5 năm nhưng tôi vẫn bị chứng đau lưng hoành hành, nhất là ở vị trí mũi tiêm gây tê chọc vào màng cứng.

Trí nhớ giảm sút

Không biết có phải do tôi bị tiêm nhiều thuốc gây tê hay không mà sau sinh, trí nhớ giảm sút trầm trọng. Những tháng đầu sau sinh, tôi không hề nhận thấy tác dụng phụ này nhưng từ khi đi làm trở lại, tôi bắt đầu “quên” rất nhiều việc. Tôi đã bị khủng hoảng trầm trọng vì sự “hay quên” của mình để ảnh hưởng đến công việc ở cơ quan.

Ngay cả lịch đi tiêm phòng cho con hay số điện thoại của chồng còn có lúc tôi quên. Tôi sợ rằng cứ đà này thì đến khoảng 10 năm nữa, tôi sẽ không thể nhớ được bất cứ việc gì.

Viết ra những chia sẻ này, tôi không có ý chê bai phương pháp đẻ không đau – gây tê ngoài màng cứng nhưng tôi có lời khuyên chân thành với chị em rằng hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn bất cứ phương pháo sinh nở nào. Phương pháp nào cũng có hai mặt được – mất. Và chị em cũng phải tính đến vấn đề thuốc gây tê không có tác dụng như trường hợp của tôi để chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đối mặt với cơn đau. Với tôi, nếu có sinh nở lần hai tôi sẽ “cạch” không sử dụng phương pháp này nữa. Tôi sẽ đẻ tự nhiên như bao bà mẹ khác đã từng vượt qua để đón con yêu chào đời.

Chia sẻ của mẹ Phạm Hoài Anh [Hà Nội]

Xem thêm chủ đề Gây tê màng cứng

Theo Thái Nam ghi [Khampha.vn]

Video liên quan

Chủ Đề