Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường

Qua sơ đồ hình 31 - 2, em hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

Hướng dẫn giải

Qua sơ đồ em thấy sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất của tế bào có quan hệ sau :

+ trao đổi ở cấp độ cơ thể được thực hiện như sau : cơ thể lấy vào từ môi trường  thức ăn , nước, muối khoáng [nhờ hệ tiêu hóa] và oxi [ nhờ hệ hô hấp], thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản dễ hấp thụ, chất thải và CO2 được thải qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

+ trao đổi ở cấp độ tế bào: tế bào thu nhận oxi , chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào, các sản phẩm không cần thiết của tế bào thải ra môi trường trong để đưa tới  hệ bài tiết, hệ hô hấp.

Mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

+ TĐC ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho TĐC ở cấp độ tế bào. Không có sự TĐC ở cấp độ cơ thể thì cũng không có TĐC ở cấp độ tế bào

+ ngược lại : TĐC ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển.

Sự TĐC ở cấp độ tế bào và TĐC ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể thiếu 1 trong 2 quá trình trên.

Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? được VnDoc sưu tầm và đăng tải, giúp các em hiểu mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể nó có mối quan hệ như nào và hoạt động của chúng ra sao, để tìm hiểu rõ hơn các em tham khảo bài viết dưới đây nhé

Mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể

  • 1. Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?
    • 1.1 Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
    • 1.2 Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể
  • 2. Tế bào có những hoạt động sống nào?
  • 3. Tế bào gồm bao nhiêu bộ phận chính?

1. Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể: Tế bào vừa là đơn vị chức năng vừa là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

1.1 Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì:

  • Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
  • Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
  • Tế bào thực hiện các hoạt động sống như: trao đổi chất ; sinh trưởng và phát triển ; sinh sản và cảm ứng.
  • Khi các tế bào phân chia thì cơ thể lớn lên và có thể thực hiện chức năng sinh sản

1.2 Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể

Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì:

- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng và kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất + chất tế bào [có chứa các bào quan]

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể và nhân con

2. Tế bào có những hoạt động sống nào?

Sau đây là các hoạt động sống của tế bào:

  • Các hoạt động sống của tế bào là: Trao đổi chất, phân chia, lớn lên và cảm ứng
  • Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.
  • Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản.

Các hoạt động sống của cơ thể chính là hoạt động sống của tế bào.

Trong các hoạt động sống của tế bào thì hoạt động quan trọng nhất là hoạt động trao đổi chất vì: Khi tế bào có sự trao đổi chất thì mới giúp cho tế bào thực hiện được các hoạt động sống khác

3. Tế bào gồm bao nhiêu bộ phận chính?

Tế bào gồm 3 bộ phận chính: màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

+ Màng sinh chất có lỗ màng đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào với máu và dịch mô.

+ Chất tế bào có nhiều bào quan như: lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể,…

+ Nhân có chứa nhiễm sắc thể và nhân con.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? đã được VnDoc chia sẻ trên đây. Thông qua tài liệu giúp các em hiểu hơn về mối quan hệ tế bào và cơ thể. Chúc các em học tốt, ngoài ra nếu như các em có thắc mắc hoặc muốn chia sẻ kiến thức các em nhấn vào link bên cạnh này nhé: Hỏi - đáp

........................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8

- Nhờ sự sinh trưởng gia tăng số lượng tế bào và kích thước cơ thể mà cơ thể có thể phát triển trưởng thành, biến đổi về hình thái và tổ chức

- Tế bào là đơn vị cấu trúc:  Mọi cơ thể từ đơn bào hay đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tế bào là đơn vị chức năng: Nhờ có hoạt động sống của tế bào [trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng] mà cơ thể thực hiện các chức năng sống [trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng

→ Như vậy, tế bào vừa là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể.

Ví dụ: Cơ thể trẻ em lúc sinh ra chỉ nặng 3 kg, nhờ sự phân chia tế bào mà cơ thể lớn lên trở thành người trưởng thành nặng 50 kg

1.Phân tích sơ đồ 3.2 SGK , trình bày mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường?2.Prôtêin trong chất tế bào được tổng hợp là nhờ có năng lượng. Vậy năng lượng lấy từ đâu?3.Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường thể hiện như thế nào? Tế bào trong cơ thể có chức năng gì

4.Vì sao nói : tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ? Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa ?

Các câu hỏi tương tự

Qua sơ đồ hình 31-2 em hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

Câu 3: Đơn vị chức năng của cơ thể là:

   A. Tế bào                                 C. Môi trường trong cơ thể

   B. Các nội bào                          D. Hệ thần kinh

Câu 4: Vai trò của hồng cầu

  A. vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể        

  B. vận chuyển O2 và CO2

  C. vận chuyển các chất thải                                     

  D. vận chuyển hoocmon

Câu 5: Loại tế bào có khối lượng nhiều nhất

  A. hồng cầu                                       C. Tiểu cầu 

  B. bạch cầu                                        D. Huyết tương

Câu 6: Nơi xảy ra các hoạt động sống của tế bào

A. Màng tế bào     B. Tế bào chất       C. Nhân tế bào      D. Cả a, b, c

Câu 7: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là của:

A. Lưới nội chất    B. Nhân tế bào      C. Tế bào chất      D. Màng tế bào

Câu 8: Tính chất của nơron là:

A. Cảm ứng và dẫn truyền                 B. Co rút và dẫn truyền

C. Cảm ứng và co rút                         D. Hưng phấn và dẫn truyền

Câu 9: Cột sống của người có dạng

A. Một vòng cung                              B. Một đường thẳng ngang

C. Một đường thẳng đứng                  D. Chữ S

Câu 10: Yếu tố nào không có trong thành phần của huyết tương?

A. Hồng cầu          B. Hồng tố            C. Huyết sắc tố     D. Hồng cầu tố

Câu 11: Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ

A. Tâm thất trái    B. Tâm thất phải   C. Tâm nhĩ trái     D. Tâm nhĩ phải

Câu 12: Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ xảy ra ở

A. Gan                  B. Tim                            C. Thận                D. Phổi

Câu 13: Mạch máu có đường kính nhỏ nhất là:

A. Động mạch       B. Tĩnh mạch                  C. Mao mạch        D. cả a, b, c

Câu 14: Các pha của một chu kỳ tim gồm

A. Thất co, nhĩ co                               B. Thất co, nhĩ co, dãn chung

C. Thất dãn, nhĩ dãn                          D. Thất dãn, nhĩ co

Câu 15: Trong chu kỳ tim, tim nghỉ ngơi hoàn toàn ở pha nào?

A. Co tâm nhĩ       B. Co tâm thất      C. Dãn chung        D. Cả a, b, c

Câu 16: Chất gây hại cho tim mạch là:

A. Rượu                B. Thuốc lá           C. Heroin             D. Cả a, b, c

Câu 17: Quá trình hô hấp bao gồm:

   A. Sự thở và sự trao đổi khí ở phổi

   B. Sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào

   C. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào

   D. Sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.

Câu 18: Cơ quan nào không có ở đường dẫn khí trong hệ hô hấp?

   A. Hầu                    B. Thanh quản            C. Phổi               D. Sụn nhẫn

Câu 19: Các cơ quan thuộc đường dẫn khí là:

   A. Họng                  B. Thanh quản         C. Phế quản        D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Cơ quan nào có lớp niêm mạc tiết chất nhày, có lớp mao mạch dày đặc?

   A. Mũi                 B. Họng                  C. Thanh quản            D. Phổi

Video liên quan

Chủ Đề