Uống thuốc lao có được uống cafe không

Cà phê là một đồ uống phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bạn có thể uống cà phê khi bạn ốm hay không? Việc uống cà phê có những ưu và nhược điểm tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải.

Cà phê chứa caffeine giúp đánh thức nhiều người vào buổi sáng. Trên thực tế, ngay cả cà phê decaf [cà phê không chứa caffeine] cũng có thể có tác dụng kích thích nhẹ đối với nhiều người do hiệu ứng giả dược.

Đối với nhiều người uống cà phê, năng lượng là một trong những lợi ích chính của cà phê, cũng như một lý do bạn có thể chọn uống cà phê khi bạn bị bệnh.

Ví dụ, cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nếu bạn cảm thấy uể oải hoặc mệt mỏi.

Ngoài ra, nếu bạn mắc cảm lạnh nhẹ, cà phê có thể giúp bạn vượt qua một ngày mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào.

Trẻ em uống cà phê có thể bị tiêu chảy

Cà phê cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực. Chất caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là nó có thể hút chất lỏng ra khỏi cơ thể và khiến bạn bài tiết nhiều hơn qua nước tiểu hoặc phân.

Ở một số người, uống cà phê có thể dẫn đến mất nước do tiêu chảy hoặc đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lưu ý rằng lượng caffeine ở mức vừa phải chẳng hạn như 2 cốc cà phê mỗi ngày không có tác dụng có ý nghĩa đối với cân bằng chất lỏng.

Trên thực tế, những người uống cà phê thường xuyên có nhiều khả năng làm quen với tác dụng lợi tiểu của cà phê, đến mức nó không gây ra cho họ bất kỳ vấn đề nào với sự cân bằng chất lỏng.

Nếu bạn bị ốm có được uống cafe không? Khi bị ốm có các triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy - hoặc nếu bạn bị cúm, cảm lạnh nặng hoặc ngộ độc thực phẩm, bạn nên tránh uống cà phê và chọn thêm đồ uống cung cấp nước và điện giải.

Một số ví dụ về đồ uống hydrat hóa hơn bao gồm nước, đồ uống thể thao hoặc nước ép trái cây pha loãng.

Tuy nhiên, nếu bạn là người uống cà phê thường xuyên, bạn có thể tiếp tục uống cà phê mà không tăng nguy cơ mất nước khi bạn ốm.

Cà phê có tính axit có thể gây kích ứng dạ dày

Cà phê có tính axit, vì vậy nó có thể gây kích ứng dạ dày ở một số người, chẳng hạn như những người có loét dạ dày hoạt động hoặc các vấn đề tiêu hóa liên quan đến axit.

Theo một nghiên cứu ở 302 người bị loét dạ dày, hơn 80% trường hợp được báo cáo sự gia tăng của đau bụng và các triệu chứng khác sau khi uống cà phê.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 8.000 người không tìm thấy mối quan hệ nào giữa lượng cà phê và loét dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác như loét đường ruột hoặc trào ngược axit.

Mối liên hệ giữa cà phê và loét dạ dày dường như chưa thống nhất. Nếu nhận thấy rằng cà phê gây ra hoặc làm nặng thêm vết loét dạ dày của bạn, bạn nên tránh nó hoặc chuyển sang dùng cà phê ủ lạnh, ít axit hơn.

Cà phê cũng tương tác với một số loại thuốc, vì vậy bạn nên tránh cà phê nếu bạn dùng một trong những loại này. Đặc biệt, caffeine có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc kích thích như pseudoephedrine [Sudafed], thường được sử dụng để giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Nó cũng có thể tương tác với thuốc kháng sinh mà bạn có thể nhận được nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn dưới bất kỳ hình thức nào.

Một lần nữa, những người nghiện cafe thường xuyên có thể chịu đựng được các loại thuốc này trong khi uống cà phê, vì cơ thể họ đã quen với tác dụng của nó.

Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi chọn uống cà phê với các loại thuốc này. Một lựa chọn khác là uống cà phê decaf trong khi dùng các loại thuốc này, vì caffeine trong cà phê là nguyên nhân gây ra các tương tác này. Trong khi cà phê decaf không chứa caffeine, nên không có khả năng gây tương tác thuốc.

Trường hợp bệnh nhân cảm lạnh uống cà phê rất tốt

Mặc dù việc uống cà phê ở mức độ vừa phải thường vô hại ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhưng uống cà phê khi ốm có thể gây ra những tác hại nhất định. Uống cà phê sẽ rất tốt nếu bạn mắc cảm lạnh hoặc bệnh nhẹ, nhưng với những bệnh nặng hơn kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước.

Tuy nhiên, nếu bạn là người uống cà phê thường xuyên, bạn có thể tiếp tục uống cà phê trong thời gian bệnh nặng hơn mà không có tác dụng phụ. Bạn cũng có thể hạn chế cà phê nếu bạn nhận thấy rằng nó gây ra kích thích loét dạ dày.

Cuối cùng, bạn cũng nên tránh cà phê - hoặc cà phê chứa caffeine khi bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể tương tác với caffeine, chẳng hạn như pseudoephedrine hoặc kháng sinh. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc uống cà phê trong khi bạn bị bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê và cacao. Trong đó, cà phê là nguồn cung cấp caffeine lớn nhất.

Caffeine là một hợp chất hoạt động dược lý chính trong cà phê với khoảng 95mg caffeine trong một tách cà phê trung bình. Caffeine là một chất kích thích thần kinh trung ương nhẹ, giúp tăng cường năng lượng và tâm trạng, giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Thậm chí ngửi mùi cà phê cũng có thể có tác dụng giảm căng thẳng.

Uống cà phê cũng có tác dụng lợi tiểu, tăng hiệu suất thể thao và phục hồi nhanh sau khi tập luyện. Các chất chống oxy hóa trong cà phê đã được chứng minh làm giảm viêm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mạn tính, bao gồm cả béo phì.

Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng caffeine thường xuyên có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh thần kinh như: Parkinson, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng và động kinh. Tuy nhiên, cũng cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ hơn tác dụng này của caffeine.

Uống cà phê giúp giảm căng thẳng, tăng năng lượng.

2. Uống nhiều cà phê có tốt không?

Cà phê chỉ có lợi khi bạn uống một lượng vừa phải [không quá 400 miligam caffeine mỗi ngày đối với người trưởng thành]. Nếu uống quá nhiều cà phê có thể gây hại cho sức khỏe như: gây khó ngủ, mất ngủ, khó chịu ở dạ dày, gây cảm giác hồi hộp, lo lắng, tăng nhịp tim, tăng huyết áp…

Sử dụng quá nhiều caffeine có thể khiến bạn khó ngủ, thậm chí gây mất ngủ, đặc biệt nếu sử dụng quá gần giờ đi ngủ.

Caffeine là một chất kích thích có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn. Tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nó gây cảm giác hồi hộp, bồn chồn, lo lắng không tốt.

Caffeine có thể làm tăng huyết áp của bạn trong thời gian ngắn và đôi khi cả về lâu dài. Do vậy, không phải ai cũng thích hợp với việc thường xuyên uống cà phê. Đặc biệt, nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng caffeine.

Caffeine là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Tuy không gây mất nước đối với người khỏe mạnh bình thường và khi uống với lượng vừa phải nhưng trong trường hợp uống quá nhiều hoặc khi bạn đang ở trong điều kiện có nguy cơ mất nước như: ra nhiều mồ hôi, bị ốm sốt, nôn mửa, tiêu chảy…

Cà phê chỉ có lợi khi bạn uống một lượng vừa phải.

3. Người mắc COVID-19 không nên uống cà phê

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng và ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

- Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước [40-45ml/kg cân nặng/ngày]. Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả.

- Đối với người mắc COVID-19, khi biết mình nhiễm bệnh, tâm lý chung của đa số người bệnh là rất lo lắng, căng thẳng kèm theo triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ… thì việc uống đồ uống chứa nhiều caffeine gây kích thích thần kinh như cà phê sẽ không tốt cho sức khỏe.

Nhất là đối với những người ít có thói quen sử dụng cà phê thì càng có nguy cơ tăng biểu hiện hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, mất ngủ…

- Đặc biệt, trong trường hợp người mắc COVID-19 có triệu chứng sốt, tiêu chảy… không nên uống cà phê để phòng nguy cơ mất nước. Cách tốt nhất để tăng cường thể trạng là ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, nếu có sốt nên uống nhiều nước và uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải.

Người mắc COVID-19 nên uống nước ấm rải rác trong ngày.

ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên

Do caffeine có trong cà phê, trà, nước tăng lực… nên khi sử dụng những đồ uống này có thể làm tăng nhịp tim. Điều này xảy ra 15 phút sau khi uống cà phê và có thể kéo dài đến 6 giờ, chỉ với liều dùng khoảng 250mg đã có thể gây tác dụng tiêu cực đến hầu hết người sử dụng.

//suckhoedoisong.vn/uong-ca-phe...

4 cách giúp người mắc COVID-19 ăn ngon hơn khi bị mất vị giác, khứu giác

Xem thêm video đang được quan tâm

F0 lâu khỏi do uống nước dừa, nước cam, quả có múi?? | SKĐS


Video liên quan

Chủ Đề