Thuốc nhỏ mắt Tobramycin có dùng được cho bà bầu

    Khi sử dụng thuóc Tobramycin 0,3%, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn [ADR].

    Thường gặp, ADR >1/100:

    • Tại chỗ: Khó chịu ở mắt, xung huyết, dị ứng mắt, ngứa mí mắt.

    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

    • Viêm giác mạc, mài mòn giác mạc, giảm thị giác, nhìn mờ, chảy nước mắt, phù nề kết mạc, phù nề mí mắt, đau mắt, khô mắt, ngứa mắt, tăng tiết nước mắt.

    Hướng dẫn cách xử trí ADR:

    Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Thuốc Tobramycin 0,3% là thuốc ETC được chỉ định để điều trị nhiễm trùng bên ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt do những vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin. Khi dùng nên theo dõi đáp ứng của vi khuẩn đối với liệu pháp kháng sinh tại chỗ một cách thích đáng.

Tên biệt dược

Tên biệt dược là Tobramycin 0,3%

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói ở dạng:

  • Hộp 1 lọ 5 ml.
  • Hộp 20 lọ 5ml.

Phân loại

Thuốc Tobramycin 0,3% là thuốc ETC – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc có số đăng ký: VD-27954-17

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

  • Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân
  • Địa chỉ: Lô N8 – Đường N5 – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định – Việt Nam

Thành phần của thuốc Tobramycin 0,3%

Mỗi lọ chứa:

  • Tobramycin………………………………15mg
  • Tá dược…………………………………..vừa đủ

Công dụng của thuốc Tobramycin 0,3% trong việc điều trị bệnh

Thuốc Tobramycin 0,3% là thuốc ETC được chỉ định để điều trị nhiễm trùng bên ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt do những vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin. Khi dùng nên theo dõi đáp ứng của vi khuẩn đối với liệu pháp kháng sinh tại chỗ một cách thích đáng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Tobramycin 0,3%

Cách sử dụng

  • Rửa tay sạch trước mỗi lần dùng.
  • Thận trọng tháo nắp lọ thuốc đề đầu nhỏ thuốc không chạm vào bất cứ thứ gì. Để nắp vào chỗ khô sạch.
  • Giữ lọ thuốc giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Dùng ngón trỏ của tay kia kéo mi mắt dưới xuống để tạo thành một túi cho giọt thuốc. Ngửa đầu ra phía sau.
  • Đưa đầu nhỏ thuốc vào gần mắt và nhẹ nhàng bóp lọ thuốc chảy ra một giọt vàomắt. Nếu phải dùng cho mắt còn lại, cần lặp lại các bước 3 – 4. Nhắm mắt trong vòng 1 phút.
  • Đậy nắp lại. Để lọ thuốc ở nhiệt độ phòng theo vị trí thắng đứng vào chỗ sạch.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

  • Bệnh nhẹ: Nhỏ 1 hay 2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 4 giờ, 2 hay 3 lần mỗi ngày.
  • Bệnh nặng: Nhỏ 2 giọt vào mỗi mắt bị bệnh mỗi giờ cho đến khi cải thiện, sau đó giảm dần liều trước khi dừng thuốc.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Tobramycin 0,3%

Chống chỉ định

Tiền sử quá mẫn với tobramycin, aminoglycosid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ thuốc Tobramycin 0,3%

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặpnhất của thuốc nhỏ mắt Tobramycin 0,3% là quá mẫn và nhiễm độc ở mắt, gồm ngứa và sưng mí mắt, sung huyết kết mạc. Dưới 3% bệnh nhân điều đrị với tobramycin có các phản ứng này. Các phản ứng tương tự có thể xảy ra với các kháng sinh khác thuộc nhóm aminoglycosid khi dùng tại chỗ. Nếu tobramycin nhỏ mắt được dùng đồng thời với các kháng sinh toàn thân khác thuộc nhóm aminoglycosid nên chú ý theo dõi nồng độ tobramycin trong huyết thanh
  • Thông báo cho Bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Xử lý khi quá liều

Các dấu hiệu và triệu chứng quá liều tobramycin 0,3% nhỏ mắt: viêm giác mạc có đốm, xung huyết, tăng chảy nước mắt, ngứa và sưng mí mắt. Triệu chứng quá liều có thể tương tự như các phản ứng bất lợi gap o mot:số bệnh nhân. Khi quá liều thuốc, có thể rửa mắt bằng nước ấm để loại trừ thuốc.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Tobramycin 0,3% đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Tobramycin 0,3% đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Tobramycin 0,3%

Điều kiện bảo quản

Thuốc Tobramycin 0,3% nên được bảo quản ở nhiệt độ 30°C, tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc Tobramycin 0,3%

Nên tìm mua thuốc Tobramycin 0,3% tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm Tobramycin 0,3%

Dược lực học

  • Nhóm dược lý: Thuốc nhỏ mắt, chống nhiễm khuẩn, kháng sinh nhóm aminoglycosid.
  • Mã ATC: S01AA12 Tobramycin là kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng thuộc nhóm aminoglycosid.
  • Tobramycin ức chế sự tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S và 50S của ribosom vi khuẩn.
  • Kháng thuốc với tobramycin xảy ra bởi một số cơ chế khác nhau bao gồm [1] sự thay đổi của tiểu đơn vị ribosome trong tế bào vi khuẩn [2] can thiệp vào vận chuyển tobramycin vào tế bào và [3] khử hoạt hóa của tobramycin bằng một loạt các enzyme adenyl hóa, phosphoryl hóa và acetyl hóa. Thông tin di truyền để sản xuất enzym khử hoạt hóa có thể được thực hiện trên nhiễm sắc thể vi khuẩn hoặc trên plasmid. Có thể xảy ra khả năng kháng chéo với aminoglycosid khác.

Dược động học

Tobramycin hap thu kém qua kết mạc và giác mạc, một lượng nhỏ tobramycin hấp thu vào mắt sau khi nhỏ thuốc. Nồng độ tobramycin cao tại vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ lớn hơn MIC của vi khuẩn kháng thuốc nhất. Nồng độ tobramycin trong dịch nước mắt người khỏe mạnh lớn hơn MIC90 trong ít nhất là 44 phút sau khi dùng thuốc nhỏ mắt Tobramycin 0,3%.

Khuyến cáo

  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến thầy thuốc.
  • Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc Tobramycin 0,3% ở phụ nữ có thai và cho con bú

  • Thời kỳ mang thai: Các nghiên cứu về sinh sản ở ba loại động vật với liều cao gấp 33 lần so với liều dùng toàn thân bình thường ở người cho thấy tobramycin không làm giảm khả năng sinh sản và gây tốn hại đến thai nhi. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát ở phụ nữ có thai. Vì các phản ứng trên động vật không luôn dự đoán đúng phản ứng của con người nên chỉ sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
  • Thời kỳ đang cho con bú: Do khả năng có tác dụng không mong muốn của tobramycin cho trẻ bú mẹ nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định ngừng thuốc hay ngừng cho trẻ bú mẹ.

Ảnh hưởng của thuốc Tobramycin 0,3%  đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc nhỏ mắt có thể gây nhìn mờ tạm thời hoặc những rồi loạn về thị lực có thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Nếu bị nhìn mờ khi nhỏ mắt, bệnh nhân cần chờ cho tới khi nhìn rõ trở lại rồi mới được phép tiếp tục lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh minh họa

Tobramycin 0,3%

Nguồn tham khảo

Drugbank

Trả lời:

Trong các đường dùng thuốc, nhỏ mắt là ít ảnh hưởng nhất.Trong các đường dùng thuốc, nhỏ mắt là ít ảnh hưởng nhất.

Hiện nay, dịch đau mắt đỏ đang bùng phát khá mạnh ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Trong số những bệnh nhân đau mắt đỏ có cả phụ nữ mang thai bởi phụ nữ mang thai là một trong những nhóm đối tượng rất dễ bị lây nhiễm vì sức đề kháng kém.

Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ mang thai lại quá lo lắng khi mắc bệnh, họ thường băn khoăn khi phải dùng đến thuốc trị đau mắt đỏ vì sợ thuốc gây hại cho thai nhi.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, khi bị mắc, người bệnh rất khó chịu với các triệu chứng sưng, ngứa, nhức, kết mạc bị viêm đỏ... nhưng là bệnh do virut nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Với những người có sức đề kháng kém như người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, nếu không cẩn thận khi mắc bệnh rất dễ bị bội nhiễm, virut tấn công hệ hô hấp, tiêu hóa, gây các triệu chứng như ho, sốt, nổi hạch, tiêu chảy...

Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ, các bà mẹ mang thai cần đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn và điều trị. Nên thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% nhiều lần trong ngày giúp đẩy bớt virut ra khỏi mắt và làm êm dịu mắt. Các kháng sinh và thuốc có chứa cortizol không nên dùng quá 7 ngày, nếu không đỡ, cần đi khám lại ngay.

Có một điều thú vị mà các bà mẹ mang thai nên biết là trong các đường dùng thuốc thì thuốc nhỏ mắt là ít ảnh hưởng tới thai nhi nhất nên nếu lỡ các mẹ có phải dùng thuốc cũng chớ quá lo lắng về những tác động của thuốc đến đứa con tương lai của mình. Bạn cứ yên tâm điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ đang vào mùa như hiện nay, phòng tái phát bệnh, các bà mẹ mang thai cần biết cách tự bảo vệ, không đi tới những nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bị đau mắt. Khi ra ngoài, cần có các biện pháp bảo vệ như đeo kính.

Luôn giữ vệ sinh cho mắt, giữ khăn rửa mặt luôn sạch sẽ, nhỏ nước muối sinh lý 0,9% ngay khi có những cảm giác vướng, cộm trong mắt. Luôn giữ cho thể trạng tốt bằng các thực phẩm tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi tốt với các tác nhân gây bệnh luôn sẵn có trong môi trường sống xung quanh.

Theo BS Bảo Thư 

Sức khỏe và Đời sống

Video liên quan

Chủ Đề