Sách những cây thuốc và vị thuốc việt nam đỗ tất lợi

GS. Đỗ Tất Lợi chính là người đi đầu trong việc bắc cây cầu nối giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Ông có tới 200 công trình khoa học lớn nhỏ trong đó công trình gây tiếng vang nhất là bộ sách ” Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” được xuất bản lần đầu năm 1962 với độ dày trên 1.200 trang khổ lớn. Bên cạnh đó, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng khác về dược liệu.

Hình ảnh Giáo sư Đỗ Tất Lợi

1. Đôi nét về GS. Đỗ Tất Lợi

Đỗ Tất Lợi [1919 – 2008] sinh tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

  • Ông học khoa Dược trường Y- Dược Đông Dương trong thời gian 1939 – 1944 thời Pháp thuộc.
  • Sau khi tốt nghiệp ông mở Hiệu thuốc ở phố Hàng Gai, Hà nội trên biển hiệu không đề tiếng Pháp như thời ấy mà ghi Hiệu thuốc để chỉ rõ khí phách độc lập của người Việt Nam.

Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, dược sĩ Đỗ Tất Lợi với cương vị Viện trưởng Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm Cục quân y, đã chịu khó đi công tác trên núi rừng Việt Bắc tìm kiếm sưu tầm các cây thuốc phòng chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân.

Sau ngày hòa bình lập lại, với nhiệm vụ Chủ nhiệm bộ môn dược liệu Trường Đại học Y dược Hà Nội, ông đã say mê nghiên cứu về dược liệu, vị thuốc Việt Nam và các cây di thực từ nước ngoài. Ông đã có công xây dựng bộ môn về nghiên cứu và tư duy khoa học theo hướng dân tộc hiện đại. Ông tham giảng dạy trực tiếp và biên soạn giáo trình “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”. Giáo trình này ngoài sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên đại học các trường Y Dược trong nước còn được bạn bè quốc tế khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu đánh giá rất cao.

Trong thư gửi Bộ Y tế Việt Nam hai nhà dược học Xô Viết đã viết “Một giáo trình xuất sắc về dược liệu học bằng tiếng Việt vừa xuất bản, được các nhà dược học Liên Xô rất chú ý. Đó là một trong số ít sách giáo khoa về cây thuốc vùng Đông Nam Á…”

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11.

2. Sự nghiệp nổi bật của GS. Đỗ Tất Lợi

– Năm 1968, Hội đồng Khoa học Viện Hóa dược Leningrad [nay là Saint Petersburg] đã bỏ phiếu thuận 100% phong tặng đặc cách cho ông danh hiệu Tiến sĩ, không cần báo cáo và bảo vệ luận án.

– Năm 1980, ông được phong hàm Giáo sư.

– Năm 1996, ông vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên về khoa học công nghệ.

– Năm 2001, Ông được tặng Huân chương Độc lập hạng nhì 2001 về những cống hiến cho khoa học và đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

– Năm 2006, Hiệp hội Xuất bản châu Á – Thái Bình Dương [APPA] đã trao giải đặc biệt năm 2006 cho cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do NXB Y học tái bản năm 2006.

3. Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam 

Nội dung cuốn sách:

Đây là một bộ sách lớn, lần xuất bản đầu tiên [1962-1965] được in 10.000 cuốn, chia làm 6 tập, tổng cộng dày 1.494 trang. Bộ sách đã giới thiệu hơn 750 vị thuốc, gồm 164 cây thuốc, 77 vị thuốc động vật, 20 vị thuốc khoáng vật. Mỗi loại đều có tên khoa học, tên tiếng Việt và tên chữ Hán, những đặc tính chung, mô tả quá trình phân phối, thu hoạch, chế biến, thành phần hoá học và công dụng, liều dùng.

Cuốn sách bao gồm cả những loại thuốc mà các nhà khoa học đã xác minh cơ chế, lẫn cả những loại được kiểm chứng hiệu nghiệm trong thực tế nhưng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Nhận xét về cuốn sách:

Trong lời giới thiệu bộ sách lần xuất bản đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Vũ Công Thuyết, đã viết:
“ …Bộ sách đã thể hiện một công trình sưu tầm, nghiên cứu rất công phu, một khối lượng lao động rất lớn trong nhiều năm của tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước, nhiều tài liệu nước ngoài đã được khảo sát, chọn lọc, cộng với hơn 20 năm trong nghề của tác giả, một cán bộ đã có nhiều nhiệt tình và cống hiến trong việc nghiên cứu thuốc nam. ”

– Về bộ sách đó, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch đã nhận xét: “Rất tốt, rất dễ hiểu, rất phong phú. Cái hay của bộ sách là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm nước ngoài.”

– Các nhà bác học Liên Xô [cũ] cũng đánh giá rất cao bộ sách của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc.

– Giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman khẳng định: “Trong số rất nhiều bộ sách viết về cây thuốc nhiệt đới, chưa có bộ sách nào có thể sánh với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học.”

Ngoài cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, ông còn có hàng trăm công trình khoa học lớn nhỏ đã công bố trong và ngoài nước. Các công trình của ông đã được công bố bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Nga, Đức, Rumani…

Nguồn: Tổng Hợp

Nhập khẩu/ trong nước

Loại phiên bản

Thương hiệu

Giáo sư-Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi

Giới thiệu sách: Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam là cuốn sách về dược liệu nổi tiếng của nhà dược học, GS. TS Đỗ Tất Lợi. Đây là công trình nghiên cứu trong hơn 20 năm của ông, được xuất bản lần đầu vào năm 1962, tập hợp giới thiệu hơn 750 vị thuốc Việt Nam. Cuốn sách đã được đánh giá cao ở cả trong và ngoài nước, được coi là có ích để bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày. Bộ sách đã thể hiện một công trình sưu tầm, nghiên cứu rất công phu, một khối lượng lao động rất lớn trong nhiều năm của tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước, nhiều tài liệu nước ngoài đã được khảo sát, chọn lọc, cộng với hơn 20 năm trong nghề của tác giả, một cán bộ đã có nhiều nhiệt tình và cống hiến trong việc nghiên cứu thuốc nam. Ngay sau khi ra mắt, cuốn sách đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Giáo sư Phạm Ngọc Thạch nhận xét: "Bộ sách rất tốt, rất dễ hiểu, nội dung phong phú, cái hay ở đây là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm nước ngoài". Năm 1964, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Liên Xô đã coi cuốn sách như một hiện tượng khoa học tại Việt Nam, ra chỉ thị cho Viện Hoá Dược Leningrad thành lập một nhóm nghiên cứu về cuốn sách này. Sau gần hai năm, nhóm bốn nhà khoa học I. I. Brekman, A. F. Hammerman, I. V. Grusvisky và A. A. Yasenko-Khmelevsky đã có báo cáo trên 10.000 từ về cuốn sách, trên tạp chí Tài nguyên thực vật[quyển 3, tập 1], nhan đề "Cây thuốc Việt Nam và vai trò của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong việc nghiên cứu các cây thuốc đó.". Trong báo cáo này, ngoài nhận xét chung và phân tích chi tiết từng nhóm vị thuốc và một số cây thuốc đại diện, các nhà bác học Liên Xô còn nêu lên những đặc điểm nổi bật của cuốn sách là "vừa mang tính khoa học hiện đại, vừa nêu được những giá trị của y học cổ truyền, vừa có tính chất bác học, vừa có tính phổ cập bình dân". Bên cạnh đó, họ còn cho rằng với tất cả các công trình về cây thuốc nhiệt đới của người Pháp trong thời Pháp thuộc như của các tác giả Torell, Regnault, Perrot, Hurrier, Crevost-Pételot..., không có công trình nào có thể sánh ngang với công trình của nhà dược học Đỗ Tất Lợi. Thông tin sách: Công ty Phát Hành : Huy Hoàng Books Tác giả: GS.TSKH. Đỗ Tất Lợi Số trang: 1276 Khổ: 19x27 Nhà xuất bản: Thời đại Loại Bìa : Bìa cứng Ngày xuất Bản : 2/2015

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tái bản lần thứ 4, 2005 có sửa chữa và Bổ sung Số trang : 1294, Sách Scan.

DONWLOAD SÁCH TẠI ĐÂYgoo.gl/jMDfVa

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam là cuốn sách về dược liệu nổi tiếng của nhà dược học Đỗ Tất Lợi. Đây là công trình nghiên cứu trong hơn 20 năm của ông, được xuất bản lần đầu vào năm 1962, tập hợp giới thiệu hơn 750 vị thuốc Việt Nam. Cuốn sách đã được đánh giá cao ở cả trong và ngoài nước, được coi là có ích để bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày.

Ngay sau khi ra mắt, cuốn sách đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Giáo sư Phạm Ngọc Thạch nhận xét: “Bộ sách rất tốt, rất dễ hiểu, nội dung phong phú, cái hay ở đây là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm nước ngoài”. Năm 1964, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Liên Xô đã coi cuốn sách như một hiện tượng khoa học tại Việt Nam, ra chỉ thị cho Viện Hoá Dược Leningrad thành lập một nhóm nghiên cứu về cuốn sách này. Sau gần hai năm, nhóm bốn nhà khoa học I. I. Brekman, A. F. Hammerman, I. V. Grusvisky và A. A. Yasenko-Khmelevsky đã có báo cáo trên 10.000 từ về cuốn sách, trên tạp chí Tài nguyên thực vật [quyển 3, tập 1], nhan đề “Cây thuốc Việt Nam và vai trò của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong việc nghiên cứu các cây thuốc đó.”. Trong báo cáo này, ngoài nhận xét chung và phân tích chi tiết từng nhóm vị thuốc và một số cây thuốc đại diện, các nhà bác học Liên Xô còn nêu lên những đặc điểm nổi bật của cuốn sách là “vừa mang tính khoa học hiện đại, vừa nêu được những giá trị của y học cổ truyền phương Đông, vừa có tính chất bác học, vừa có tính phổ cập bình dân”. Bên cạnh đó, họ còn cho rằng với tất cả các công trình về cây thuốc nhiệt đới của người Pháp trong thời Pháp thuộc như của các tác giả Torell, Regnault, Perrot, Hurrier, Crevost-Pételot…, không có công trình nào có thể sánh ngang với công trình của nhà dược học Đỗ Tất Lợi..

Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế ở Moskva, bộ sách được bình chọn là một trong 7 viên ngọc quý của Triển lãm. Năm 1996, với chỉ duy nhất công trình nghiên cứu này, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ.

Năm 2007, cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [tái bản năm 2006 của Nhà xuất bản Y học] đã đoạt giải đặc biệt của Hiệp hội Xuất bản châu Á – Thái Bình Dương.

Đến nay, bộ sách đã được tái bản ít nhất 14 lần [riêng Nhà xuất bản Y học là 8 lần]. Mỗi lần xuất bản đều được tác giả sửa chữa, bổ sung rất cẩn thận. Năm 1999, trong lần xuất bản thứ 8, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Đỗ Nguyễn Phương đã viết:

“ Mỗi lần xuất bản bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả đều sửa chữa bổ sung một cách thận trọng. Ngay trong lần xuất bản này, tuy tuổi đã cao. GS. Đỗ Tất Lợi đã để mấy năm rà soát, sửa chữa và sưu tầm nghiên cứu thêm một số cây mới, vị thuốc mới và hoàn chỉnh bản thảo một cách nghiêm túc. ”

Cho đến năm 2005, số lượng xuất bản của cuốn sách lên tới 150.000 bản, được coi là một kỷ lục đặc biệt đối với sách khoa học kỹ thuật. Không chỉ được sử dụng trong nghiên cứu và sản xuất dược phẩm, cuốn sách còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống, nhiều gia đình đã sử dụng sách để chữa bệnh trong gia đình.

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Video liên quan

Chủ Đề