Thuốc điều trị sau phẫu thuật tuyến giáp

1. Bệnh lý bướu giáp là gì?
Bệnh lý tuyến giáp là bệnh thường gặp trong đó bướu giáp nhân chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù ung thư giáp không phải là loại ung thư thường gặp [ 5-10% các nhân giáp] tuy nhiên các bác sĩ cần phải chẩn đoán nhân nào là ung thư, nhân nào không phải là ung thư bởi vì cách điều trị khác nhau.

Hình 1: Cấu tạo tuyến giáp

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh lý bướu giáp là gì? – Sưng vùng trước cổ – Người bệnh có cảm giác căng cứng vùng trước cổ – Khó thở, khó nuốt – Đau cổ họng, cảm giác cổ họng luôn bị ứ đầy – FT3, FT4, TSH: Bình thường trong bướu giáp nhân – FT3, FT4 tăng, TSH giảm gặp trong hội chướng cường giáp [Basedow, viêm giáp Hashimoto, bướu nhân độc, bướu đa nhân độc của tuyến giáp…]

– Siêu âm tuyến giáp: Xác định sự hiện diện của nhân giáp, kích thước nhân, số lượng nhân giáp, tính chất nhân giáp, hạch cổ, tưới máu của tuyến giáp.

Hình ảnh tuyến giáp có bướu giáp nhân

3. Bướu giáp nhân nếu không được phát hiện và điều trị có thể tiến triển như thế nào? – Bướu giáp nhân và đa nhân: gây chèn ép – Bướu Basedow: gây lồi mắt, bệnh tim mạch, chèn ép, bão giáp.

– K giáp: xâm lấn gây khó thở, khó nuốt, khan tiếng, xâm lấn mạch máu vùng cổ, hạch, di căn xa.

4. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bướu cổ? – Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bướu cổ là cơ thể bị thiếu hụt một lượng i-ốt nhất định, nhưng không phải bổ sung i-ốt là có thể chữa khỏi bệnh. Bởi tác nhân của bướu cổ liên quan chủ yếu đến hệ thần kinh, còn tuyến giáp thông thường sẽ hấp thụ i-ốt thông qua việc ăn uống. Khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng i-ốt từ những yếu tố bên ngoài thì nó sẽ tự sản sinh hormone để bù đắp. Lúc này tuyến giáp sẽ phồng to kích thước của mình ra và tạo nên tình trạng bướu cổ thường gặp. – Bạn có thể bị bướu cổ bởi sử dụng một số loại thuốc hoặc ăn một số loại thức ăn, cụ thể như: + Thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc cản quang [sử dụng trong chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh], thuốc thấp khớp, muối lithi trong chuyên khoa tâm thần,… + Các loại thức ăn như khoai mì, măng, rau họ cải,… khiến chức năng tổng hợp hormon tuyến giáp bị ức chế. + Rối loạn hoạt động tuyến giáp do yếu tố bẩm sinh, chủ yếu chịu sự ảnh hưởng từ gia đình.

+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: hút thuốc lá làm cản trở hấp thu i-ốt, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ,…

5. Các phương pháp điều trị bướu giáp là gì? Khi có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp. Sẽ có hai phương pháp phẫu thuật như sau: – Mổ nội soi: Bác sỹ sẽ rạch một đường dưới da dài khoảng 2-3 cm tại hõm nách hoặc ngực sau đó đưa các dụng cụ nội soi vào thông qua đó bóc toàn bộ tuyến giáp. Phương pháp này giúp vết mổ thẩm mỹ hơn,ít gây tổn thương, ít gây đau đớn, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, thời gian hồi phục nhanh.

– Mổ mở: Bác sỹ sẽ rạch một đường dài khoảng 10 cm ở nếp lằn cổ bóc toàn bộ tuyến giáp. Chi phí thấp nhưng sẽ để lại một vết sẹo ở cổ tạo sẹo mất thẩm mỹ, thời gian hồi phục lâu hơn.

6. Thời gian phẫu thuật mất bao nhiêu thời gian? – Thời gian phẫu thuật mất khoảng 30-60 phút. Sau mổ cần nằm hồi sức sau mổ mất khoảng 3 tiếng.

– Thời gian điều trị sau mổ kéo dài khoảng 3-5 ngày tùy tình trạng sức khỏe bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau mổ

7. Những nguy cơ có thể xảy ra trong và sau mổ? – Tai biến thuốc gây tê, gây mê trên hô hấp, tim mạch. Tùy từng mức độ phản ứng với thuốc gây tê, tiền mê mà xử lý. – Tai biến do phẫu thuật: + Chảy máu là biến chứng đầu tiên có thể xảy ra sau mổ tuyến giáp. Chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ sau phẫu thuật tuyến giáp là một tình trạng bất thường. Tuy hiếm xảy ra nhưng lại có thể đe dọa tính mạng. Biến chứng thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Tình trạng chảy máu nhiều có thể gây chèn ép vào khí quản, dẫn đến khó thở. Nếu máu chảy chậm vào cổ thì có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông ở phía dưới vết mổ. + Khó thở là do có một cục máu đông lớn chặn khí quản, tình trạng này cần phải được can thiệp y khoa ngay. Ngoài ra khó thở còn do cả hai dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã bị tổn thương, trong trường hợp này cần phải thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp. Khó thở là biến chứng sau mổ tuyến giáp rất hiếm khi xảy ra. + Cơn bão giáp trạng: Trước đây, biến chứng này rất phổ biến, thường liên quan đến bệnh Basedow. Hiện nay, nhờ có thuốc để kiểm soát nhiễm độc giáp nên nguy cơ gặp phải biến chứng này hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng của người bệnh khi rơi vào tình trạng này là tim đập nhanh, bồn chồn, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy và mê sảng. + Nhiễm trùng sau mổ: Tỷ lệ mắc phải biến chứng sau mổ tuyến giáp này là khoảng 1/2.000. Do đó, bác sĩ ít khi cho bạn sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh hoặc sử dụng các biện pháp khác để điều trị + Thay đổi giọng nói. Giọng nói thay đổi là một biến chứng sau mổ tuyến giáp hay gặp, xảy ra ở khoảng 5 – 10% số ca phẫu thuật và thường sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chấn thương các dây thần kinh quặt ngược thanh quản hoặc các dây thần kinh bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1%. Thay đổi giọng nói là một trong những biến chứng đáng sợ nhất của phẫu thuật tuyến giáp + Nhiễm độc giáp: thường ít xảy ra ở 2 – 4% bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Tình trạng này thường được điều trị bằng iốt phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm + Hạ canxi máu do tổn thương tuyến cận giáp: bảo vệ tuyến cận giáp là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong phẫu thuật tuyến giáp. Tuyến cận giáp bị tổn thương dẫn đến tình trạng canxi trong máu thấp, ngoài ra nó còn gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng, nếu nặng có thể dẫn đến co quắp ngón tay và bàn tay.

Vì những nguy cơ đáng ngại trên, bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy và bác sỹ có chuyên môn để phẫu thuật.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp

1.Đại cương

Các bệnh tuyến giáp cần điều trị ngoại khoa tương đối đa dạng, đặc biệt đó là cácloại bướu tuyến giáp. Đó là tình trạng tuyến giáp to toàn bộ hay cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1.1. Giải phẫu

Tuyến giáp trạng là một tuyến đơn, nằm sát khí quản, nặng chứng 30 - 35g. tuyến có hai thùy hai bên, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2 cm, nối với nhau bằng một eo giáp trạng. Eo giáp trạng này hình bán nguyệt, áp sát vào mặt trước của vòng thứ2, 3, 4 của khí quản.

- Bình thường tuyến giáp bị cơ ức, đòn, chũm che lấp, không sờ thấy được. Nhưng vì ở nông nên khi hơi to đã có thể sờ và nhìn thấy được.

- Mạch máu nuôi dưỡng tuyến gồm hai động mạch giáp trên và hai động mạch giáp dưới. Những động mạch này tạo ra xung quanh tuyến một màng lưới mạch máu khá dày. Trong bệnh Basedow hệ thống mạch này căng đầy máu nên có thể sờ thấy rung miu và nghe thấy tiếng thổi tâm thu hoặc tiếng thổi liên tụckhi đặt ống nghe vào vùng động mạch tuyến.

1.2. Sinh lý

Là một tuyến nội tiết, tiết chủ yếu ra thyroxin [tetraiodotyrisin và triiod tyrosin], Hocmon này có hai tác dụng:

- Kích thích sự phát triển tế bào và tổ chức tế bào, tác dụng này đặc biệt quan trọng trên sự phát triển chung của toàn cơ thể.
- Tác dụng chuyển hóa ở khắp các bộ phận.

Biết sơ bộ về giải phẫu và sinh lý bệnh tuyến giáp trạng, sẽ giúp ta khám lâm sàng và cận lâm sàng tuyến.

2. Phân loại:

Dựa vào những thay đổi về hình thái giải phẫu và chức năng sinh lý. Có thể phân loại bướu tuyến giáp như sau:

- Bướu giáp đơn thuần

- Bướu giáp nhiễm độc

- Các khối u lành tuyến giáp

- Ung thư tuyến giáp

- Viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp

3. Các phương pháp phẫu thuật:

+ Cắt nhân tuyến giáp

+ Cắt eo tuyến giáp

+ Cắt gần toàn bộ một thùy giáp

+ Cắt toàn bộ một thùy giáp

+ Cắt gần toàn bộ 2 thùy giáp

+ Cắt toàn bộ tuyến giáp

+ Vét hạch cổ chức năng, toàn bộ

4. Các tai biến biến chứng:

- Biến chứng sớm:

+ Suy hô hấp sau mổ

+ Chảy máu sau mổ

+ Nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ

+ Cơn cường giáp kịch phát

+ Tetani sau mổ

- Biến chứng muộn:

+ Nhiễm trùng vết mổ

+ Nhược giáp [do cắt quá nhiều hay do quá trình viêm xơ phát triển]

+ Bướu giáp tái phát [thường gặp sau mổ bướu giáp thể hỗn hợp]

5. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ:

5.1. Theo dõi và xử biến chứng sớm: Ngày thứ 1 đến ngày thứ 3

- Suy hô hấp sau mổ:

+ Theo dõi các chỉ số: tần số thở, nhịp thở, SpO2, các triệu chứng lâm sàng: tím tái, co rút các hố tự nhiên.
+ Xử trí: nằm đầu cao, thở oxy, xử trí nguyên nhân.

- Chảy máu sau mổ:

+ Theo dõi các chỉ số: da vùng cổ sưng nề tụ máu dưới da, dẫn lưu ra máu đỏ tươi, tái lập nhanh; chèn ép vùng cổ khó thở
+ Xử trí: thay dẫn lưu theo dõi dịch, da và phần mềm vùng cổ, xử trí nguyên nhân.

- Cơn cường giáp kịch phát:

+ Theo dõi các chỉ số: mạch nhanh 120-200 lần/phút, sốt 38-41 độC,Huyết áp tụt; triệu chứng khác: nôn mửa, yếu cơ, dđổ mồ hôi
+ Xử trí: phát hiện sớm, điều trị tích cực

- Nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ:

+ Theo dõi giọng nói:
+ Xử trí: solumedrol, 3B, phục hồi chức năng.

- Tetani sau mổ:

+ Theo dõi các chỉ số: triệu chứng co cơ: bàn tay co quắp, tê bì đầu chi; co thắt thanh môn gây khó thở thanh quản; chỉ số Calci, photpho máu
+ Xử trí: Gluconat calci hoặc Calci Clorua 10% 10 - 20 ml [1 - 2 ống] tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 10 phút.

5.2.Theo dõi và xử biến chứng muộn: Từ ngày thứ 3

+ Nhiễm trùng vết mổ: thay băng, kháng sinh…

+ Nhược giáp [do cắt quá nhiều hay do quá trình viêm xơ phát triển]

+ Bướu giáp tái phát [thường gặp sau mổ bướu giáp thể hỗn hợp]

5.3. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ:

- Rút dẫn lưu sau 48-72h
- Ăn mềm, dễ nuốt
- Thay băng hàng ngày.
- Cắt chỉ sau 7-8 ngày.
- Hẹn khám lại sau 1 tháng


Ngày đăng: 18/09/2017

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Chiến thắng bệnh lao, bảo vệ gia đình và cộng đồng

02/06/2022 / benhvienducgiang

Tại sao chúng ta cần phát hiện sớm bệnh lao? Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn lao [Mycobacterrium tuberculosis] gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Hiện nay, Việt Nam vẫn

TRAO YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI NHÂN NGÀY 1/6

31/05/2022 / benhvienducgiang

Quốc tế Thiếu nhi là dịp mà trẻ em háo hức, mong chờ được cha mẹ dẫn đi chơi, mua cho những món quà thật ý nghĩa. Đây là những ước nguyện giản dị của trẻ thơ. Nhưng trong ngày Tết này, vẫn còn những em nhỏ đang phải nằm điều trị tại

Giấy mời Hội nghị khoa học lần thứ nhất "Chuyên đề: Khám và điều trị covid-19"

30/05/2022 / benhvienducgiang

Bệnh viện đa khoa Đức Giang Trân trọng kính mời

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ năm 2022 đối với cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý

26/05/2022 / benhvienducgiang

Từ ngày 24-26/5/2022 tại Hội trường tầng 2, Bệnh viện đa khoa Đức Giang tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 151 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý là Cán bộ Ban thường vụ Thành ủy đương chức và nghỉ hưu; Cán bộ lão thành

Các biện pháp hiệu quả Phòng, chống tăng huyết áp

24/05/2022 / benhvienducgiang

Hiện nay, tình trạng tăng huyết áp là phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, kể cả trẻ em và người trẻ tuổi. Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây ra biến cố và

Tin đã đăng

Tập huấn "Xây dựng và triển khai đề án cải tiến chất lượng"

24/05/2022

Thư ngỏ: hỗ trợ, ủng hộ kinh phí, cơ sở vật chất khu vui chơi dành cho trẻ em đến khám và điều trị tại BVĐK Đức Giang

24/05/2022

Bệnh nhân Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng được cấp cứu thành công

22/05/2022

Video liên quan

Chủ Đề