Thông tư quy định thông tin an toàn hóa chất năm 2024

Xin cho tôi hỏi loại hóa chất nào phải được lập phiếu an toàn hóa chất? Phiếu an toàn hóa chất có những nội dung gì? - Thu Minh (Bình Thuận)

Thông tư quy định thông tin an toàn hóa chất năm 2024

Phiếu an toàn hóa chất có những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Các loại hóa chất nào phải được lập Phiếu an toàn hóa chất?

Theo khoản 1 Điều 29 , hoá chất nguy hiểm phải được lập phiếu an toàn hóa chất.

Cụ thể, hoá chất nguy hiểm bao gồm chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức quy định.

Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:

- Dễ nổ;

- Ôxy hóa mạnh;

- Ăn mòn mạnh;

- Dễ cháy;

- Độc cấp tính;

- Độc mãn tính;

- Gây kích ứng với con người;

- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;

- Gây biến đổi gen;

- Độc đối với sinh sản;

- Tích luỹ sinh học;

- Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;

- Độc hại đến môi trường.

(Khoản 4 Điều 4 )

2. Phiếu an toàn hóa chất có những nội dung gì?

Cụ thể tại khoản 3 Điều 29 , phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung sau đây:

- Nhận dạng hóa chất;

- Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;

- Thông tin về thành phần các chất;

- Đặc tính lý, hóa của hóa chất;

- Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;

- Thông tin về độc tính;

- Thông tin về sinh thái;

- Biện pháp sơ cứu về y tế;

- Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;

- Yêu cầu về cất giữ;

- Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;

- Yêu cầu trong việc thải bỏ;

- Yêu cầu trong vận chuyển;

- Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;

- Các thông tin cần thiết khác.

3. Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất

Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT như sau:

STT

Yêu cầu bắt buộc

Giải thích

1

Nhận dạng hóa chất và thông tin về nhà cung cấp

  1. Mã phân loại sản phẩm theo GHS hoặc các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có); Tên thương mại}
  1. Mục đích sử dụng và hạn chế khi sử dụng: Ghi ngắn gọn mục đích sử dụng- ví dụ: làm dung môi hòa tan nhựa PVC
  1. Thông tin nhà cung cấp (nhập khẩu; sản xuất; phân phối): Tên; địa chỉ; số điện thoại...
  1. Số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

2

Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất

  1. Phân loại theo GHS và thông tin phân loại theo theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, khu vực, tổ chức thử nghiệm. (Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA…)
  1. Các yếu tố nhãn theo GHS (Cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn bảo quản, sử dụng..)
  1. Các thông tin nguy hại khác (nếu có, ví dụ: bụi nổ…)

3

Thông tin về thành phần các chất

Phải thể hiện được một hoặc nhiều hơn một các thông tin sau:

Đơn chất

  1. Nhận dạng hóa chất:Tên thông thường
  1. Các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có) };
  1. Tên thương mại;
  1. Tạp chất và chất ổn định có ảnh hưởng đến việc phân loại hóa chất.

Hỗn hợp chất

Nhận dạng hóa chất, nồng độ, phần trăm nồng độ trong khoảng xác định của tất cả các chất độc hại trên ngưỡng quy định

Ghi chú: Các quy định pháp lý về thông tin bí mật thương mại (CBI) sẽ được ưu tiên khi liệt kê thành phần các chất

4

Biện pháp sơ cứu về y tế

  1. Mô tả các biện pháp tương ứng với các đường phơi nhiễm (Trường hợp tai nạn khi tiếp xúc với mắt (bị văng, dây vào mắt): Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da); Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)
  1. Các triệu chứng/tác hại nghiêm trọng tức thời và ảnh hưởng sau này
  1. Các chỉ thị và hướng dẫn cấp cứu đặc biệt cần thiết

5

Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn

  1. Các phương tiện chữa cháy thích hợp
  1. Các chất độc được sinh ra khi bị cháy (khí độc….)
  1. Phương tiện, trang phục bảo hộ và cảnh báo cần thiết khi chữa cháy

6

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố

  1. Trang thiết bị bảo hộ và quy trình ứng phó sự cố
  1. Các cảnh báo về môi trường
  1. Biện pháp, vật liệu vệ sinh sau khi xảy ra sự cố

7

Yêu cầu về sử dụng, bảo quản

  1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (ví dụ: thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ…)
  1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (ví dụ: nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…)

8

Kiểm soát phơi nhiễm/yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân

  1. Các thông số kiểm soát (ví dụ: ngưỡng giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp, ngưỡng giới hạn các chỉ số sinh học)
  1. Các biện pháp kiểm soát thiết bị phù hợp
  1. Biện pháp và thiết bị bảo hộ cá nhân

9

Đặc tính lý, hóa của hóa chất

  1. Trạng thái vật lý
  1. Điểm sôi (oC)
  1. Màu sắc
  1. Điểm nóng chảy (oC)

đ) Mùi đặc trưng

  1. Điểm cháy (oC) (Flash point) theo phương pháp xác định
  1. Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn
  1. Nhiệt độ tự cháy (oC)
  1. Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn
  1. Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí)
  1. Độ hòa tan trong nước
  1. Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí)
  1. Độ pH
  1. Tỷ lệ hóa hơi
  1. Khối lượng riêng (kg/m3)
  1. Các tính chất khác nếu có

10

Mức ổn định và phản ứng của hóa chất

  1. Khả năng phản ứng.
  1. Tính ổn định
  1. Phản ứng nguy hiểm (ví dụ: ăn mòn, cháy nổ…)
  1. Các điều kiện cần tránh (ví dụ: tĩnh điện, rung, lắc…)

đ) Vật liệu không tương thích

  1. Phản ứng phân hủy và các sản phẩm độc của phản ứng phân hủy.

11

Thông tin về độc tính

Mô tả chính xác, đầy đủ các tác hại đến sinh thái khác nhau và cơ sở dữ liệu sẵn có sử dụng để nhận biết các tác hại đó, bao gồm:

  1. Thông tin về các đường phơi nhiễm khác nhau (ví dụ: đường thở, tiêu hóa, tiếp xúc mắt/da)
  1. Các triệu chứng liên quan đến tính độc hại của hóa chất và độc sinh thái
  1. Tác hại tức thì, tác hại lâu dài và những ảnh hưởng mãn tính do phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn.
  1. Liệt kê những thông số về độc tính (ước tính mức độ độc cấp tính)

12

Thông tin về sinh thái

  1. Độc môi trường (nước và trên cạn)
  1. Tính bền vững, khó phân hủy và khả năng phân hủy
  1. Khả năng tích lũy sinh học
  1. Độ linh động trong đất

đ) Các tác hại khác

13

Thông tin về thải bỏ

Mô tả các loại chất thải và các thông tin xử lý an toàn, các biện pháp thải bỏ, có tính đến bao bì nhiễm độc