Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 80 2023

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Bộ Công thương hướng dẫn, kỳ điều hành xăng dầu sẽ được thực hiện vào thứ năm, ngày 23/11 tới đây. Ảnh: Hải Anh

Theo đó, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ năm hàng tuần. Trường hợp thời gian điều hành giá trùng vào dịp Tết Nguyên đán thì được thực hiện như sau:

Nếu ngày thứ năm trùng vào ngày cuối cùng của năm âm lịch [29 hoặc 30 Tết Nguyên đán], việc điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ tư liền kề trước đó.

Nếu thứ năm là ngày mùng 1, mùng 2 hoặc mùng 3 tết, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày mùng 4 tết.

Trường hợp thời gian điều hành trùng với ngày nghỉ lễ theo quy định thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ năm trùng vào các ngày nghỉ lễ còn lại, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.

Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.

Do vậy, sau khi Nghị định 80/2023/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Công thương hướng dẫn, kỳ điều hành xăng dầu sẽ được thực hiện vào thứ năm, ngày 23/11 tới đây.

Trước đó, theo quy định tại 2 Nghị định 95 và 83, việc điều chỉnh giá xăng dầu sẽ diễn ra vào chiều các ngày 1, ngày 11 và 21 hàng tháng [nếu rơi vào ngày lễ, tết sẽ đời sang ngày sau hoặc điều chỉnh giá kỳ sau] là kỳ điều chỉnh giá xăng dầu.

Thực hiện Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về việc quy định chi tiết hướng dẫn và thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa [DNNVV]. Ngày 21/11/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Văn bản số 3702/SKHĐT- DNĐT đăng ký nhu cầu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ

Theo đó, đối tượng hỗ trợ là các Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ.

Theo Quyết định số 1724/QĐ-UBND ngày 20/7/2023 của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì thực hiện 03 nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh năm 2023 cụ thể như sau:

1.Hỗ trợ công nghệ cho DNNVV: tối đa 50% chi phí tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp và chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số [Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 11 Nghị định số 80/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT].

2.Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và tối đa 70% tổng chi phí của một khoá quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp [Căn cứ theo Khoản 1, 3 Điều 14 Nghị định số 80/NĐ-CP, Điều 11, 12, 13 Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT].

3.Hỗ trợ tư vấn cho DNNVV: hỗ trợ chi phí tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ [Tùy theo loại hình doanh nghiệp và giá trị hợp đồng tư vấn để xác định tỷ lệ tài trợ] [Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 80/NĐ- CP; Điều 10 Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT].

Kinh phí hỗ trợ DNNVV thực hiện theo Quyết định số 1724/QĐ-UBND ngày 20/7/2023 của UBND tỉnh với kinh phí là 2.000 triệu đồng [Nguồn ngân sách trung ương triển khai Nghị định số 80/2021/NĐ-CP].

Thông tin liên hệ: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh; Địa chỉ: Số 16, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; số điện thoại 0239.3856.750

Nghị định số 80/2023/NĐ-CP vừa được ban hành và có hiệu lực từ ngày ký 17/11/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là bước tiến mới trong quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Minh Phong cho hay, có thể nhận thấy Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83, 95 về kinh doanh xăng dầu được gắn với 4 hướng chỉnh sửa mới nổi bật.

TS. Nguyễn Minh Phong

Cụ thể, thứ nhất, về thu hồi giấy phép và chế tài phạt vi phạm quy định trong kinh doanh xăng dầu, Nghị định 80 đã sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá quy định các trường hợp và quy trình thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân trong các trường hợp.

Thương nhân không tiếp tục hoạt động kinh doanh xăng dầu và có văn bản gửi Sở Công Thương đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã được cấp cho thương nhân;

Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

Thương nhân vi phạm quy định về điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu và không khắc phục vi phạm trong thời gian 90 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Thương nhân đang bị xử lý vi phạm mà tái phạm quy định về bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường và quy định pháp luật về chất lượng.

Ngoài ra, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tái phạm nhiều lần đối với hành vi vi phạm các quy định về trích lập, chi sử dụng, kết chuyển Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoặc không thực hiện kết chuyển Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn thì sẽ bị xem xét tạm dừng kinh doanh hoặc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Thời hạn tạm dừng kinh doanh xăng dầu là 30 ngày hoặc 60 ngày tùy theo mức độ vi phạm.

Nghị định 80 cũng bổ sung các quy định, biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ hơn và phân cấp cho Sở Công Thương địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của thương nhân trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; đồng thời, bổ sung các quy định, đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Thứ hai, tăng công cụ và tính cạnh tranh thị trường trong cơ chế điều hành. Theo đó, tính thị trường đậm hơn trong cơ chế điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 80 thể hiện ở 3 khía cạnh.

Cụ thể, về thời gian điều hành giá xăng dầu: Rút ngắn từ 10 ngày xuống 7 ngày, được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Nghị định 80 được kỳ vọng vừa giúp tăng tính pháp chế, tăng chế tài hành chính vừa làm tăng cơ chế thị trường, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.

Về cơ cấu tổ chức kinh doanh: Giảm bớt giai đoạn trung gian trong hệ thống phân phối xăng dầu thông qua tổng đại lý bán lẻ xăng dầu. Đồng thời, cho phép đại lý kinh doanh xăng dầu đa dạng hoá [tối đa cho 3] thương nhân là thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong tổng cộng 29 thương nhân đầu mối [PLX, PV Oil, ...], 120 thương nhân phân phối và hơn 14.000 doanh nghiệp bán lẻ [trạm xăng dầu] bao gồm các trạm do công ty sở hữu - công ty vận hành [COCO] và các trạm do đại lý sở hữu - đại lý vận hành [DODO].

Về cơ cấu giá: Dù giữ nguyên công thức giá cơ sở và cách tính giá xăng dầu thế giới [theo nguyên tắc tính bình quân theo số ngày có giá giữa hai kỳ công bố giá cơ sở của giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế], nhưng thời gian rà soát, công bố lại chi phí vận chuyển và premium [phụ phí khi nhập các sản phẩm dầu], bao gồm trong giá cơ sở được rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng...

Từ những phân tích trên, TS Nguyễn Minh Phong nhận định, những điều chỉnh này, dù chưa thể giải quyết kịp thời những tồn tại, bất cập hiện nay, song Nghị định 80 được kỳ vọng, một mặt, giúp tăng tính pháp chế, tăng chế tài hành chính, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật để ổn định nguồn cung xăng dầu bán lẻ trong mọi trường hợp, tránh lặp lại sự khan hiếm giả tạo như thời gian vừa qua.

Mặt khác, làm tăng cơ chế thị trường và giúp cập nhật kịp thời chi phí đầu vào cho doanh nghiệp phân phối xăng dầu và giúp bù đắp cho chi phí thực tế, giảm thiểu thiệt hại cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khi giá dầu tăng đột biến trong thời gian ngắn.

Đồng thời, giúp tăng sự cạnh tranh về chiết khấu và tăng tính chủ động của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong việc tích trữ hàng tồn kho, cung cấp xăng dầu cho thị trường...

Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, tăng hài hoà lợi ích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong mục tiêu quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu.

Chủ Đề