Thông tư 15 hướng dẫn Luật hộ tịch

Một số điểm mới của Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

TT.04.2020.BTP.doc

Ngày 28/5/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/7/2020.

Thông tư04/2020/TT-BTP đãkế thừa có chọn lọc những quy định còn phù hợp của Thông tư số 15/2015/TT-BTP, bổ sung những quy định mới để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trên thực tế. Cụ thể:

* Về nội dung khai sinh:

Bộ luật Dân sự chỉ quy định nguyên tắc đặt tên của công dân Việt Nam, chưa có hướng dẫn cụ thể, nên nhiều trường hợp đặt tên cho con phản cảm, không bảo đảm quyền lợi của trẻ em.

Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng

* Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:

Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định : Trường hợp không có Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con thì các bên nhận cha, mẹ, con chỉ cần lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con mà không cần phải cung cấp thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con như quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP.

* Việc xác minh trong thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

Thông tư 15/2015/TT-BTP chưa quy định, hướng dẫn việc xác minh trong quá trình giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, do vậy, cơ quan đăng ký hộ tịch gặp khó khăn khi giải quyết.

Tại Khoản 1, Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.

Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.

* Về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định cụ thể về thời hạn, giá trị của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước. Bên cạnh đó còn quy định cơ quan quản lý hộ tịch từ chối cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với mục đích để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thông tư 4/2020/TT-BTP còn quy định việc đăng ký lại khai sinh; căn cứ thay đổi, cải chính bổ sung hộ tịch; thay đổi, bổ sung phần khai về cha, mẹ của con nuôi khi đăng ký nuôi con nuôi và khi chấm dứt việc nuôi con nuôi; đăng ký khai tử cho người chết đã lâu; Thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc trong một số trường hợp đặc biệt,...

[Nội dung chi tiết xem tròn file đính kèm!]

Ngọc Bích


Video liên quan

Chủ Đề