Thiên chúa giáo ở đâu

Thiên Chúa giáo ở Việt Nam và những điều bạn chưa biết

Thiên Chúa giáo ở Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển xã hội và sở hữu nhiều phong tục thờ cúng mang nét tôn giáo riêng biệt.

Cùng với nhiều tôn giáo khác thì Thiên Chúa giáo ở Việt Nam cũng thu hút rất nhiều tín đồ. Đây là một trong những tôn giáo lớn với sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hóa xã hội và đời sống tinh thần của con người. Đặc biệt là văn hóa thờ cúng của người theo đạo Thiên Chúa giáo cũng có sự khác biệt mà bạn sẽ thấy thú vị khi tìm hiểu.

Lịch sử hình thành và phát triển của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam

Vào đầu thế kỷ 17, Thiên Chúa giáo ở Việt Nam đã bắt đầu có những tiếp xúc sơ khai thông qua những cuộc giao thương với người phương Tây. Đến năm 1659, giáo phận được thiết lập ở Việt Nam tại Đàng Trong và Đàng Ngoài với phân cách sông Gianh. Tuy nhiên, phải đến năm 1884, khi Hiệp Ước Giáp Thân 1884 được ký kết với triều đình Huế mới là lúc Thiên Chúa Giáo phát triển mạnh mẽ và công khai hoạt động ở Việt Nam.

Nhiều người thường băn khoăn không biết Đạo Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ nước nào? Mặc dù ban đầu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 quốc gia khởi nguồn cho sự đặt tên của tôn giáo này ở nước ta nhưng nước Pháp mới thực sự là “hạt nhân” đưa Thiên Chúa Giáo mở rộng và phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay ở Việt Nam.

3 đóng góp quan trọng của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam

Cùng với các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo ở Việt Nam cũng có nhiều đóng góp vào sự phát triển của văn hóa và xã hội Việt Nam trong nhiều năm qua. Cụ thể như sau:

Chữ viết và ngôn ngữ học

Các thừa sai và linh mục của đạo Thiên Chúa đã có công lao trong việc đưa chữa cái Latinh vào xã hội Việt. Đặc biệt là khi cuốn từ điển Việt- Bồ - La cùng với ngữ pháp tiếng Việt được biên soạn đã tạo một bước tiến rất mới cho hệ thống chữ viết và ngôn ngữ Việt Nam. So với Chữ Nôm và chữ Hán thì chữ Quốc ngữ được phát minh ra sẽ dễ học và dễ đọc hơn rất nhiều.

Kỹ thuật in ấn báo chí

Trong quá trình truyền Đạo Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, các giáo sĩ cũng đã mang vào xã hội Việt nhiều công nghệ kỹ thuật rất hiện đại. Đặc biệt là công nghệ in ấn. Các xưởng in ra đời cũng là điều kiện để lĩnh vực báo chí trong nước phát triển. Đây là một lĩnh vực văn hóa được du nhập từ Phương Tây vào nước ta và có sự phát triển rầm rộ vào thế kỷ XX.

Khoa học và Y khoa

Các giáo sĩ đã mang khoa học kỹ thuật phương Tây vào thị trường Việt.Đặc biệt là phương pháp chữa bệnh theo phương pháp Tây y. Ngoài ra, kỹ thuật dệt vải mịn cũng bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt, góp phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế- xã hội Việt Nam cho đến ngày hôm nay.

Văn hóa thờ cúng của Đạo Thiên Chúa giáo ở Việt Nam

Thiên Chúa giáo thường thờ tượng

Sự khác biệt lớn nhất của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam chính là trong văn hóa thờ cúng. Các tín đồ của tôn giáo này thường lựa chọn thờ tượng chúa. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về lĩnh vực tâm kinh thì việc thờ tượng chúa chính là mối giao tiếp tuyệt hảo giữa tâm linh con người với Thiên Chúa. Thờ tượng cũng là cách giúp các tín đồ của tôn giáo này được soi sáng tâm hồn và hướng tới đức tin tuyệt đối về đấng tối cao là chúa Giê su.

Việc thờ tượng chúa được xem là một biểu tượng cho Thiên Chúa - đấng tối cao của tôn giáo này. Cũng chính vì điều này nên để tránh việc “phạm thượng”, ô uế, khi thi công, xây dựng tượng Chúa, việc lựa chọn vật liệu thi công luôn được xem trọng. Tượng thường được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: gỗ, đá, xi măng, composite...Ngoài ra, trước khi đưa vào thờ cúng, bức tượng sẽ được các Đức Giám mục thực hiện các nghi thức cung hiến bằng nước thánh hay dầu thánh để mang đến sự trong sạch, linh thiêng trong quá trình thờ cúng.

Ý nghĩa nghệ thuật của việc thờ tượng trong đạo Thiên Chúa

Mỗi bức tượng được thờ trong Thiên Chúa giáo ở Việt Nam không chỉ có sự hoàn mỹ về hình dáng mà còn mang tính nghệ thuật rất độc đáo. Đặc biệt hơn cả thì đây còn là một các truyền đạo rất hiệu quả. Các tín đồ, giáo dân có thể cảm nhận được những giá trị tinh thần của đạo Thiên Chúa thông qua việc nhìn ngắm tượng. Dù hình ảnh trên bức tượng được khắc là sự súng bái, tôn nghiêm hay nhẹ nhàng, bình thản thì nó cũng có thể khiến các tín đồ có được sự bình yên, nhẹ nhõm trong tâm hồn và hướng đến chữ Thiện trong cuộc sống.

Thiên Chúa giáo ở Việt Nam có rất nhiều điều đặc trưng riêng so với các tôn giáo khác, đặc biệt là trong văn hóa thờ cúng. Hiện nay, Công Ty Vĩnh Cửu đang cung cấp dịch vụ thi công tượng Chúa uy tín, giá tốt với chất lượng hoàn hảo nhất. Bạn có thể liên hệ đến chúng tôi để có được sự phục vụ chu đáo, hiệu quả và phù hợp với tính tâm linh của tôn giáo.

Nguồn gốc Thiên Chúa Giáo, vì sao lại có tên gọi đó, điều đầu tiên chúng ta phải xét đến quá trình hình thành lịch sử ở Việt Nam. Từ Cơ Đốc Giáo được phân ra thành Công Giáo Rôma, Thống Giáo Đông Phương Và kháng Cách. Tất cả đều thờ phụng và đấng tối cao đó chính là Thiên Chúa. Người được cho là cứu lấy cuộc đời của dân chúng, xả thân mình chỉ để xóa bỏ lỗi lầm cho họ.

Trong 3 nhánh ở trên thì tại đạo thiên chúa giáo ở Việt Nam, công giáo Rôma là được truyền bá đầu tiên. Người đứng đầu họ thờ kính được gọi là Thiên Chủ Giáo. Và vì thế lại có cái tên “Thiên Chúa Giáo”, được lưu giữ và truyền bá cho tới bây giờ.

Đức Chúa Trời với tấm lòng nhân hậu và tinh khiết

Theo như đức tin, chủ nghĩa duy tâm thì trời đất, vạn vật được hình thành không phải do tự nhiên mà được tạo nên bởi Đức Chúa Trời. Ngài được xem là đức tối thượng của vạn vật, ngài được quyền điều khiển tất cả trên thế gian này. Ngài có tấm lòng thân ái, rất yêu thương, là bậc tối cao chuẩn mực và vô cùng tinh khiết. Tất cả những gì về ngài bắt buộc phải hoàn hảo vì vậy ngài không thể chấp nhận lỗi lầm từ hành động, lời nói cho đến suy nghĩ.

Thế nhưng đã là con người thì không thể nào chuẩn mực và tinh khiết như ngài được, chắc chắn là phải có lỗi lầm vì vậy Đức Chúa Trời không thể ngồi yên, ngài đã quyết định cứu lấy nhân loại. Bằng cách sử dụng một Đức Thánh khác hay còn gọi là Chúa Giêxu đến nhân gian và chịu chết thay cho nhân chúng để đền lại lỗi lầm cho họ.

Một bật Thần Thánh vô tội thanh khiết đã chịu chết trên Thập Tự Giá để xóa mọi tội ác cho con người. Ngài đã không ngần ngại, chấp nhận hết đau thương để có thể rửa sạch tội cho bất cứ ai. Vì lòng thánh thiện ấy mà ngài đã vâng lời Cha để chết thay.

Vì sao lại gọi là Thiên Chúa Giáo?

Nếu như chúng ta trở về hiện tại và suy nghĩ. Ví dụ bạn đang là một kẻ có tội, dù là tội đó có liệt vào tội rất nặng hay rất nhẹ thì xét theo lý bạn vẫn có tội. Vậy thế nào đi nữa bạn đều phải chịu hình phạt nhưng nếu có một người nào đó đứng ra chịu tội thay cho bạn thì tội lỗi của bạn coi như được xí xóa. Thì đây cũng vậy, Chúa Giêxu vô tội nhưng đã đứng ra chịu chết thay cho bạn. Thành ra bạn sẽ không còn có tội gì nữa cả, mà bạn không có tội bạn sẽ không bị rơi vào hỏa ngục. Và đây cũng là điều mà Đức Chúa Trời hướng loài người tới cái tinh khiết như Ngài.

Chắc chắn ai cũng biết rằng Đức Chúa Giêxu đã xuống nhân gian để chết thay và đền tội thay cho nhân loại. Nhưng sau 3 ngày ngài đã sống lại và trở về trời, đây là minh chứng Ngài đã đền tội thay cho nhân loại rồi. Đây cũng chính là sơ lược nguồn gốc thiên chúa giáo để bạn nắm rõ hơn sự hình thành nên Đạo.

Công Giáo Rôma, Thống Giáo Đông Phương Và kháng Cách dù cùng thờ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên mỗi nhánh lại có những phong tục thờ cúng riêng vì vậy bạn đừng nhầm lẫn mà gom tụ thành 1 nhé .

Video liên quan

Chủ Đề