Theo quan điểm của di truyền học hiện đại biến dị cá thể bao gồm

I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA

1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn

a] Tiến hóa nhỏ

-­ Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể [biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể].

-­ Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc → hình thành loài mới.

-­ Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ, trong phạm vi một loài.

b] Tiến hóa lớn

- Thực chất tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm, làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể

- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa là các biến dị di truyền [BDDT] và do di nhập gen.

BDDT → Biến dị đột biến [biến dị sơ cấp] → Biến dị tổ hợp [biến dị thứ cấp]

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA

1. Đột Biến

-­ Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể → là nhân tố tiến hóa.

-­ Đột biến đối với từng loại gen là nhỏ từ 10­-6 – 10­-4, nhưng trong cơ thể có nhiều gen nên tần số đột biến về một gen nào đó lại rất lớn.

-­ Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

2. Di nhập gen

-­ Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.

-­ Di nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể, làm xuất hiện alen mới trong quần thể.

3. Chọn lọc tự nhiên

-­ CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

-­ CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, tần số alen của quần thể.

-­ CLTN quy định chiều hướng tiến hóa → CLTN là một nhân tố tiến hóa có hướng.

-­ Tốc độ thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy thuộc vào:

+ Chọn lọc chống lại gen trội.

+ Chọn lọc chống lại gen lặn.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên

-­ Làm thay đổi tần số alen theo một hướng không xác định.

-­ Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ.

5. Giao phối không ngẫu nhiên [giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối]

-­ Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp.

-­ Giao phối không ngẫu nhiên cũng là một nhân tố tiến hóa.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

Page 2

SureLRN

Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Biến dị di truyền là biến đổi về mặt di truyền của sinh vật.

Thuật ngữ này được dịch từ tiếng Anh genetic variation dùng để chỉ biến đổi [variation] về mặt di truyền [genetic], phân biệt với các biến đổi khác trong địa chất, vật lí học v.v. Cho nên cũng có tác giả gọi là biến đổi sinh học [biological variation].

  • Biến dị di truyền là thuật ngữ dùng để chỉ các biến dị của sinh vật có khả năng di truyền được cho thế hệ sau, phân biệt với khái niệm "biến đổi" do Lamac [Jean-Baptiste Lamarck] đề xuất và biến dị thường biến [hay tính mềm dẻo kiểu hình].[1], [2], [3]
  • Về vai trò, thì biến dị di truyền là nền tảng của tiến hoá, không có loại biến dị này thì quá trình tiến hoá của sinh vật không thể xảy ra. Các biến dị di truyền - theo thuyết tiến hoá hiện đại - là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc. Từ nguồn nguyên liệu này, quá trình chọn lọc [chọn lọc tự nhiên hoặc chọn lọc nhân tạo] có thể tạo ra các dạng sinh vật mới và hình thành loài mới.

Ở trình độ Di truyền học phổ thông, người ta thường phân biệt 3 dạng biến dị di truyền:[3], [4], [5]

- đột biến,

- dòng gen,

- biến dị tổ hợp qua giao phối.

  • Đột biến [mutation] là biến đổi của vật chất di truyền, đó là những biến đổi của DNA [hình 1] hoặc của biến đổi nhiễm sắc thể [hình 2].
  • Dòng gen [gene flow] là thuật ngữ dùng để chỉ sự di cư hoặc nhập cư giữa các quần thể khác nhau nhưng của cùng một loài. Qua di cư hoặc nhập cư, quần thể có khả năng thêm các alen khác mà nó vốn không có [hình 3].
  • Giao phối phát sinh các tổ hợp gen mới mà quần thể vốn không có, nhờ sự phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh [hình 4]. Dạng này gồm cả tái tổ hợp gen, bao gồm tái tổ hợp tương đồng và tái tổ hợp không tương đồng.
  •  

    Hình 1: Các dạng đột biến điểm ở gen.

  •  

    Hình 2: Các dạng đột biến NST thường gặp.

  •  

    Hình 3: Di cư hoặc nhập cư có thể tạo nguồn gen mới.

  •  

    Hình 4: Giao phối sinh ra nhiều biến dị tổ hợp mà bố/mẹ không có.

  1. ^ “Genetic variation”.
  2. ^ Phạm Thành Hổ: 'Di truyền học' - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
  3. ^ a b SGK: Sinh học 12 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2016
  4. ^ “The Genetic Variation in a Population Is Caused by Multiple Factors”.
  5. ^ “Genetic Variation”.

TRANG BAN ĐẦU

Biến dị di truyền [tiếng Anh: Genetic variation, hay còn gọi là biến đổi di truyền] nghĩa là các hệ thống sinh học, gồm các cá nhân hay quần thể có sự khác biệt về không gian.[1] Mỗi vốn gen bao gồm các loại gen alen khác nhau. Sự biến đổi xảy ra giữa bên trong và ở giữa dân số, được hỗ trợ bởi các cá nhân mang gen biến dị.

Biến dị di truyền về cơ bản là do đột biến sinh học, là sự thay đổi vĩnh viễn cấu trúc hóa học chromosome. Tái tổ hợp di truyền cũng tạo ra các thay đổi bên trong các alen.

  1. ^ “Molecular genetics”. Truy cập 3 tháng 1 năm 2018.

  • Ernst Mayr [1970]: Populations, species, and evolution – An abridgment of Animal species and evolution. The Belknap Press of Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts and London, England, ISBN 0-674-69013-3.
  • Theodosius Dobzhansky [1970]: Genetics of the evolutionary process. Columbia, New York, ISBN 0-231-02837-7.
  • McGinley, Mark; J. Emmett Duffy [ed]. 2008. "Genetic variation." In: Encyclopedia of Earth. Washington, D.C.: National Council for Science and the Environment.
  • "Genetic Variation" in Griffiths, A.J.F. Modern Genetic Analysis, Vol 2., p. 7
  • "How is Genetic Variation Maintained in Populations" in Sadava, D. et al. Life: The Science of Biology, p. 456
  • Eviatar Nevo; Beiles, A. "Genetic variation in nature". Scholarpedia, 6[7]:8821. Doi:10.4249/scholarpedia.8821
  • Hedrick P. [2011]: Genetics of populations. Jones & Bartlett Learning, ISBN 978-0-7637-5737-3.
  • Rieger R. Michaelis A., Green M. M. [1976]: Glossary of genetics and cytogenetics: Classical and molecular. Springer-Verlag, Heidelberg - New York, ISBN 3-540-07668-9; ISBN 0-387-07668-9.
  • Griffiths, A. J. F. [1999]. An Introduction to genetic analysis. W. H. Freeman, San Francisco, ISBN 0-7167-3520-2.
  • Luigi Luca Cavalli-Sforza, Bodmer W. F. [1999]: The genetics of human populations. Dover, Mineola, New York, ISBN 0-486-40693-8.
  • Genetic variation

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Biến_dị_di_truyền&oldid=65236899”

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề