Theo Bản thể luận của triết học Mác Lênin

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triết học là một môn khoa học chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học. Đó là những lý luận về nguồn gốc, về sự tồn tại hay những quan niệm về nguồn gốc của thế giới hay bản thể luận. Vậy, bản thể luận ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ triết học có điểm gì khác nhau? Trong lịch sử triết học, triết học phương Đông, trong đó nổi bật có triết học Ấn Độ và triết học Trung Quốc thì các triết gia có đề cập đến vấn đề bản thể luận hay không. Không? Trong triết học phương Tây thì các triết gia quan tâm nghiên cứu bản thể luận như thế nào? Từ đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành thế giới quan đúng đắn của triết học Mác. Để làm rõ những điều này, tôi chọn đề tài: “Vấn đề bản thể luận trong lịch sử triết học và trong triết học Mác-Lênin” Trong quá trình làm nghiên cứu, thu thập tài liệu, tiểu luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết , tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết của mình được hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Triết đã cung cấp kiến thức, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận Mục đích của tiểu luận là khái quát một cách chung nhất vấn đề “bản thể luận” trong lịch sử triết học và trình bày một cách cụ thể vấn đề “bản thể luận” trong triết học Mác-Lênin, từ đó rút ra ý nghĩa, phương pháp luận. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của tiểu luận là: nêu ra lý thuyết cơ sở về triết học và bản thể luận; trình lày khái quát quan niệm về “bản thể luận” trong lịch sử triết học và bản thể luận; trình bày khái quát quan niệm về “bản thể luận” trong lịch sử triết học phương Đông và phương Tây; tập trung phân tích và làm rõ nội dung “bản thể luận” trong triết học Mác-Lê nin và nêu ra ý nghĩa phương pháp luận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nội dung cơ bản về bản thể luận trong phạm vi lịch sử triết học và triết học Mác-Lênin. 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng chủ yếu các phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa. 5. Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Quan niệm về bản thể luận trong lịch sử triết học phương Đông và phương Tây. Chương III: Quan niệm về bản thể luận trong triết học Mác-Lênin và ý nghĩa phương pháp luận. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.Khái niệm “triết học” Triết học là một môn học gạo cội. Trước khi có sự ra đời của triết học Mác-Lênin, triết học còn được coi là khoa học của mọi loại khoa học. Nhận định này là hợp lý vì phần lớn các nhà triết học lỗi lạc trong lịch sử triết học đều bắt nguồn từ các nhà khoa học và khoa học nào cũng cần tri thức triết học với tư cách là phương pháp luận để hướng dẫn khoa học phát triển. Triết học ra đời từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI Trước Công Nguyên, từ đó đến nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học. Theo quan điểm Mác xít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội; là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền: triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người trong thế giới quan đó; những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ . Nhưng tất cả các cách định nghĩa đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Tóm lại, triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết các vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó và tính duy lý trong việc lập luận. Triết học đã ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ [ở phương Tây] và trong thời kỳ chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến [phương Đông] gắn liền với sự phân công lao động xã hội - tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay, khi con người đã có sự phát triển cả về thể lực và trí lực, có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa để có thể rút được cái chung từ vô số sự vật, hiện tượng riêng lẻ, xây dựng nwn các học thuyết lý luận. Triết học đã ra đời từ thực tiễn và do nhu cầu của thực tiễn quyết định. No headings found: Khái niệm “bản thể luận” Thuật ngữ “bản thể luận” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “học thuyết về tồn tại”. trong lịch sử triết học, trước thế kỷ XVII, thuật ngữ “bản thể luận” chưa được xuất hiện với tư cách một khái niệm mà chỉ dưới dạng những tư tưởng về nó, những tư tưởng về tồn tại. Tên gọi “bản thể luận” chỉ được xuất hiện lần đầu tiên tại thế kỷ XVII. Trong Lexicon philosophicum [bách khoa thư triết học] của triết gia R.Goclenius [1547 - 1628] và được xuất bản tại Phrăngphuốc [Đức] vào năm 1613 2. Như vậy, tên gọi “bản thể luận” xuất hiện vào thế kỷ XVII nhưng tư tưởng bản thể luận đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử triết học trong cả triết học phương Đông và cả triết học phương Tây. Trong triết học trước Mác, “bản thể luận” được hiểu là “triết học đầu tiên” là học thuyết về sự tồn tại nói chung nên nó cùng nghĩa vơi siêu hình học - một hệ thống những định nghĩa phổ biến có tính chất tư biện về tồn tại. Đến MácLênin quan điểm bản thể luận dùng để chỉ những quy luật của sự vận động phát triển của những cái đang tồn tại. Vật chất và ý thức tồn tại đều chịu sự chi phối của những quy luật đó. Tóm lại, bản thể luận được hiểu là lý luận về bản thể, lý luận về nguồn gốc, về tồn tại hay bản thể luận là quan niệm về thế giới, nó bàn tới tất cả những gì đang tồn tại trong thế giới khách quan ở bản thân nó, và nó tồn tại theo tính quy luật của nó. CHƯƠNG II QUAN NIỆM VỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY 1.Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông Về mặt địa lý, “phương Đông cổ đại” bao gồm một vùng đất hết sức rộng lớn, từ Ai Cập, Babilon tới Ấn Độ, Trung Hoa… và nơi đây được ví với cái nôi của nền văn minh nhân loại. Người phương Đông cổ đại đã sớm lợi dụng những thuận lợi của vùng đồng bằng phì nhiêu để có thể phát triển sản xuất. Chính dựa trên những điều kiện đó, lịch sử triết học của các nước phương Đông xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng thiên niên kỷ thứ III Trước công nguyên. Sự phát triển của tư tưởng và triết học phương Đông cổ, trung đại có những đặc điểm mang đậm bản sắc độc đáo so với triết học phương Tây, thể hiện ddaamj nét ở một số quốc gia tiêu biểu như Trung Quốc, Ấn Độ… với những quan niệm về bản thể luận rất đặc sắc. 1.1.Quan niệm của triết học Trung Quốc cổ trung đại về bản thể luận: Trường phái triết học Âm dương - Ngũ hành: Trướng phái triết học cổ của Trung Quốc lại hướng đến việc lý giải sự tồn tại của thế giới trong sự tương tác của các yếu tố tự nhiên trong thế giới. Với quan điểm duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát, lấy tự nhiên để giải thích những gì thuộc về tự nhiên. Đây là quan niệm học thuyết về sự liên hệ, sự tác động của các yếu tố cơ bản có trong thế giới là âm và dương và ngũ hành là bản thể làm nên sự tồn tại của thế giới. Theo đó, mọi sự vật của vũ trụ đều bắt nguồn từ bản thể tối cáo - “khí”, đó là thái cực là nguyên thể đầu tiên, cội nguồn của thế giới. Khí là một khối hỗn độn, không đầu không cuối không đo lường được, thái cức bao hàm trong đó hai mặt đối lập âm - dương, chúng vừa đối lập, vừa thống nhất. Khi có sự liên hệ tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau của âm - dương trong thái cực đã tại ra sự vận động, sự biến hóa không ngừng của vũ trụ. Học thuyết Ngũ hành cho rằng kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là năm yếu tố vật chất tạo ra vũ trụ. Các yếu tố này nằm trong mối quan hệ tương sinh, tương khắc là khởi nguồn sinh diệt của thế giới. Điểm đặc biệt của học thuyết này thể hiện ở chỗ nó không chỉ giải thích một cách hợp lý sự tồn tại, phát triển và diệt vong của các hiện trượng trong tự nhiên mà còn có thể dùng nó để giải thích một các thuyết phục các vấn đề trong xã hội. Đây chính mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển sơ khai của tư duy kho học người Trung Quốc cổ đại nhằm thoát khỏi sự chi phối của các tư tưởng duy tâm tôn giáo. Quan niệm của các triết gia: Quan điểm về Đạo của Lão tử là quan điểm tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại về bản thể luận. Theo Lão tử, “Đạo” là cái có trước trời đất, trống không và lặng yên nhưng lại có ở mọi nơi, là nguồn gốc của vạn vật. Nó là sự thống nhất của thế giới, là bản nguyên sâu kín, huyền diệu mà từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể được sinh ra. Đạo là thực thể vật chất của khối “hỗn độn”, “mập mờ”, “thấp thoáng” không có đặc tính, không có hình thể, nhìn không nhìn thấy, nghe không nghe thấy, bắt không bắt đươc, chẳng thể gọi tên. Nó tồn tại bất luận con người có nhận thức được hay không 3. Qua những quan điểm về bản thể luận trong khái niệm “Đạo”, ta có thể thấy những quan niệm biện chứng đầy tinh tế và bí hiểm của người phương Đông. Quan điểm của phái Nho gia chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống mọi mặt của xã hội Trung Quốc suốt hơn hai nghìn năm lịch sử, cũng như tác động đến Việt Nam và một số nước Đông Á khác. Nho giáo chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu sắc về mối liên hệ, về vận động, về quy luật với mục tiêu là xây dựng những cơ sở lý luận cho các quan điểm chính trị, đạo đức và xã hội và con người nên lại đưa ra những quan niệm khác khi lý giải về bản nguyên của tồn tại. Theo Mạnh Tử “Tâm” là cái chủ thể trong mỗi con người, là cái thần linh có đủ mọi lý và trời phú cho con người để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự. Tâm có quan hệ với Tính, đem tâm tính đấy là ứng xử với vạn vật được gọi là Tình. Tâm - Lương Tri - Lương năng là cơ sở để xây dựng luân lý đạo đức, nó là cái tự nhiên có ở con người chứ không phải qua học tập, là cái vĩnh viễn không thay đổi, do vậy con người cần “ phản tỉnh” để hành xử cho hợp lễ nghĩa. 1.2. Quan niệm của triết học Ấn Độ cổ trung đại về bản thể luận Tri thức và văn hóa Ấn Độ truyền thống hết sức đa dạng, phong phú và có những yếu tố phỏng đoán vượt thời gian. Nét đặc biệt trong văn hóa Ấn Độ là mang dấu ấn sâu đạm về mặt tín ngưỡng, tôn giáo và tâm linh, với nhiều yếu tố thần bí. Những kiến thức và văn hóa đó đã trở thành những chất liệu trực tiếp cho sự xuất hiện các trường phái triết học ở Ấn Độ thời cổ đại. Các nhà triết học ở Ấn Độ cho rằng bản thể của thế giới chính là các vị thần có tính chất tự nhiên, vũ trụ tồn tại ba thế lực có liên hệ mật thiết với nhau là thiên giới, trần thế và địa ngục. Sớm nhất là trong khoảng thế kỷ VIII - VI trước Công Nguyên, bộ kinh Upanisad đã cho rằng bản nguyên tối cao bất diệt của thế giới là “tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman, đó là thực thể duy nhất, có trước, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh ra và nhập về nó sau khi chết. Ngoài ra có nhiều các trường phái khác nhau như phái Samkhya, trường phái Nyaya Vaisesika và Phật giáo. Phái Samkhya có tư tưởng rất cổ và ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, nó có tinh thần duy vật, phủ nhận sự tồn tại của Brahman và thần. Phái Samkhya cho rằng thế giới là thế giới vật chất và nó tồn tại và vận động theo quy luật nhân quả, kết quả đã tồn tại trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện. Quan niệm về bản thể bắt đầu từ nguyên nhân. Phái Nyaya - Vaisesika quan niệm bản nguyên duy nhất, đầu tiên của thế giới là những hạt vật chất không đồng nhất, bất biến, vĩnh hằng được phân biệt ở chất lượng, khối lượng và hình dạng, tồn tại trong một môi trường đặc biệt được gọi là Anu [nguyên tử]. Phái Lokayata quan niệm bản nguyên của tồn tại được hình thành từ bốn yếu tố: đất, nước, lửa, không khí. Những yếu tố này có khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian và cấu thành vạn vật. Thế giới xung quanh ta đa dạng chính là do sự kết hợp khác nhau của các yếu tổ bản nguyên đó. Phật giáo là một tôn giáo mang tư tưởng giải thoát chúng sinh ra khỏi nỗi khổ cuộc đời. Phật cho rằng bản nguyên của thế giới chính là “Tâm”. “Tâm” ban đầu vốn tròn đầy, chưa xao động, giống như mặt nước, khi gió thổi [vọng tâm sinh khởi] mà tạo ra song to, sóng nhỏ, bọt hay bong bóng khác nhau. Gió ngừng thổi thì mặt nước trở lại yên lặng. Vậy “tâm” ban đầu không thay đổi, khi có tác động từ bên ngoài, có sự tiếp xúc “lục căn” [sáu giác quan] và lục trần [thế giới khách quan] thì mới làm “tâm” xao động sinh ra “tham”, “sân”, “si”. Khi vượt qua được “tham, sân, si” tức là con người đã được giác ngộ, được giải thoát, trở về cái “tâm”ban đầu thanh tịnh. Một khái niệm khác của Phật giáo khi đề cập đến vấn đề bản thể luận là “không”. Và trog kinh Phật có cụm từ “sắc sắc không không” để nói về sự vô thường của cuộc sống. Vạn vật tự sinh tự diệt, chuyển biến không ngừng trong từng phút giây. 2. Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Tây. Trong khi phương Đông lấy xã hội, con ngời cá nhân làm gốc để nhìn nhận xung quanh, đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh nên xu hướng là hướng nội. lấy trong để giải thích ngoài thì triết học phương Tây lại có đối tượng rất rộng ôm toàn bộ tự nhiên, xã hội tư duy mà gốc là tự nhiên, lấy ngoại để giải thích trong theo xu hướng nổi trội là duy vật. Khái niệm “bản thể luận” được xuất hiện ở thế kỷ XVII tại phwong Tây. Khái niệm này liên hệ mật thiết và hữu cơ với quá trình hình thành triết học phương Tây tới mức chính nó, chính sự lý giải về nó đã tạo thành bản chất của phương pháp tư duy trieetgs học Tây Âu. Trong mỗi thời kỳ, triết học Phương Tây lại có những nhà triết học tiêu biểu với nhiều quan niệm về “bản thể luận” khác nhau, điều đó đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc về triết học phương Tây. 2.1. Quan niệm của triết học Hy lạp cổ đại Thời kỳ này các nhà triết học cũng chính là các nhà khoa học, chính vì vậy quan niệm về bản thể luận của những nhà triết học thời này rất phong phú, mang đậm dấu ấn cùng những ngành khoa học họ nghiên cứu. Ta-let [624-547 TCN] cố gắng đi tìm một nguồn gốc chung, một thực thể chung làm cơ sở của mọi vật. Đối với ông, thực thể đó chính là nước. Trong công cuộc đi tìm cách xây dựng “bản thể luận mới”, chúng ta phải kể đến Pi-ta-go [571-497 TCN]. Ông vừa là nhà triết học vừa là nhà toán học. Ông cho rằng bản nguyên thể giới là những con số. Con số là lực lượng chi phối toàn bộ thế giới theo một quy luật nhất định. Vì vậy, con số không chỉ là bản nguyên của toàn bộ sự vật mà còn là cơ sở của hiện tượng tinh thần. Con số tồn tại vĩnh viễn nên linh hồn cũng bất tử. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Tuy nhiên, uy luật toán học chỉ là một loại quy luật, ngoài ra còn rất nhiều những quy luật khác. Hê-ra-clit [khoảng 530 - 470 TCN] được coi là đại biểu vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Ông quan niệm về bản thể luận của thế giới là lửa. Lửa là nguồn gốc của mọi sự trong vũ trụ, là cơ sở của linh hồn con người. Theo ông, cả vũ trụ là một ngọn lửa vĩnh hằng, khồng không bùng cháy và tàn lụi. Lửa trao đổi với tất cả và tất cả trao đổi với lửa. Cũng như chúng ta đổi hàng hóa vấy vàng và vàng thành hàng hóa. Đê-mô-crit [460-370TCN] đã tiếp tục con đường phân tích những cấu trúc của tồn tại, trong quan hệ của nó với nguyên tử. Theo Đê - mô crits, cơ sở của thế giới vật chất là nguyên tử. Nguyên tử là các hạt vật chất nhỏ, không thể phân chia được và tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, các nguyên tử khác nhau về hình thức, trật tự và tư thế. Nguyên tử không những vô hạn về số lượng mà còn vô hạn về hình thức. Các nguyên tử không kết hợp với nhau tùy tiên, ngẫu nhiên mà theo trật tự nhất định. Sở dĩ các sự vật của thế giới khác nhau là do cấu tạo của nguyên tử khác nhau lại được sắp xếp theo những trật tự khác nhau và đặc biệt là ở những tư thế khác nhau. Khác với Đê-mô-crit, Platon chia thế giới thành 2 bộ phận: thế giới của những ý niệm và thế giới của những sự vật cảm tính. Thế giới của những sự vật cảm tính là thế giới tồn tại không chân thực và thường xuyên biến đổi phụ thuộc vào thế giới của những ý niệm, nó là cái bóng của ý niệm, do các ý niệm sản sinh ra. Ông cũng kế thừa quan điểm của Pi-ta-go về những con số. Theo ông, sự tồn tại cảu thế giới các ý niệm thông qua các quan hệ tỷ lệ toán học tác động vào vật chất tạo ra thế giới các sự vật cảm tính. Chỉ có ý niệm mới tồn tại chân thực, mới là đối tượng của nhận thức chân lý, còn có sự vật cảm tính chỉ là kết quả của sự bắt chước ý niệm4. Arixtot [384-322TCN] được coi là nhà bách khoa vĩ đại nhất cổ đại Hy Lạp khi ông nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác nhau. Ông phê phán học thuyết ý niệm của Platon, ông vạch ra những mâu thuẫn về mặt logic trong học thuyết ý nghĩa là Platon đã nhân đôi đối tượng nhận thức chứ không phải sự nhận thức về chính đối tượng. Ông cho rằng bản chất sự vật không thể ở bên ngoài sự vật, tách rời sự vật mà nằm ngay chính trong sự vật. Quan niệm của ông về thế giời được thể hiện qua học thuyết bốn nguyên nhân: hình thức, vật chất, vận động, mục đích. Ông đề xướng thuyết địa tâm, phủ nhận tính thống nhất vật chất của thế giới. Quan điểm của ông có nhân tố duy vật khi cho rằng thế giới cấu thành bởi các nhân tố: đất, nước, lửa, không khí và ete. 2.2. Quan niệm triết học Tây Âu thời trung cổ Xã hội Tây Âu vào thế kỷ II - V là xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ và là sự ra đời của chế độ phong kiến, và chế độ phong kiến kéo dài đến thế kỷ thứ XIV với sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến và phương thức sản xuất phong kiến cùng chế độ phong kiến phân quyền. Triết học thời kỳ này là nển triết học kinh viện lấy vấn đề trung tâm là cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thức và chủ nghĩa duy danh là biểu hiện cho cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Tây Âu thời kỳ này. Tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là nhà triết học Tô-mát Đa-canh. Triết học của ông được nhờ Thiên Chúa coi là học thuyết duy nhất đúng đắn và làm hệ tư tưởng của mình. Về quan niệm về bản thể luận, ông cho rằng Thượng đế là cơ sở tồn tại của thế giới. Ông đưa ra năm luận cứ để chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế. Luận cứ 1: Mọi sự vật đều vận động nhưng đầu tiên không thể tự nó vận động được mà cần có “cú hích ban đầu” và cú hích đó chính là Thượng đế. Luận cứ 2: Mọi sự vật đều có nguyên nhân, và vũ trụ cũng có nguyên nhân của mình và nguyên nhân của nguyên nhân đó là thượng đế. Trong vũ trụ có cả cái tất nhiện và cái ngẫu nhiên nhưng thế giới với tư cách là một chỉnh thể là cái tất nhiên. Điều đó đòi hỏi phải có cái tất yếu tuyệt đối chi phối, đó chính là thượng đế. Luận cứ 4: Mọi sự vật trong thế giới đều thuộc về một mức độ Chân, Thiện, Mỹ nhất định. Do đó, để xác định được mức độ Chân, Thiện, Mỹ cần phải có một cái Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối làm tiêu chuẩn, đó chính là thượng đế. Luận cứ 5: Trong thế giới cần có Thượng đế thì mới có thể lý giải được tính hợp lý của giới tự nhiên, 2.3. Quan niệm của triết học Tây Âu thời Phục hưng [TK15 16] Cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, cũng như sự phát triển khoa học và nghệ thuật, triết học thời kỳ phục hưng đã có một bước ngoặt trong sự phát triển, mở đầu cho một thời kỳ phát triển mới của chủ nghĩa duy vật. Về vấn đề bản thể luận trong thời kỳ này, có một nhà triết học tiêu biểu là Giooc-đa-nô Bru-no [1548-1600] ông là nhà triết học, đồng thời là nhà khoa học tự nhiên vĩ đại người Italia. Phạm trù trung tâm trong triết học của ông là Cái duy nhất [Uno]. Uno chính là thượng đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên [Tự nhiên thần luận]. Ông cũng đã kế thừa và chịu ảnh hưởng của Aritx- tốt, ông cho rằng có sự thống nhất giữa vật chất và hình dạng trong Uno, mọi hình dạng chẳng qua chỉ là hình dạng của vật chất mà thôi. Ông cũng tiếp nhận tư tưởng về sự thống nhất vật chất của vũ trụ khi cho rằng: “mọi sự vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy mọi vật. Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta”. Bên cạnh đó, ông cũng xây dựng thuyết đơn từ [monad]: Theo đó, mọi sự vật và cả vũ trụ đều được cấu tạo từ đơn tử, là những phần tử vật chất nhỏ nhất có chứa khả năng tinh thần. Ông cũng kế tục và pháttriển học thuyết của Côpéc-ních “mặt trời là trung tâm”, nhưng ông cũng bổ sung thêm rằng, có vô số thế giới, xung quanh trái đất có một bầu không khí cùng xoay với trái đất và mặt trời cũng đổi chỗ với các vì sao. Với học thuyết đó, Bruno đã bác bỏ một quan điểm cơ bản của tôn giáo về sự tồn tại của thế giới bên kia, thế giới thần linh. Ông còn cho rằng thế giới vật chất tồn tại không ngừng, không có chúa trời nào thống trị vũ trụ đó cả. 2.4. Quan niệm của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại [TK 17 18] Cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho xã hội phong kiến Tây Âu rơi vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị và tinh thần. Từ đó dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản, nhà nước tư sản được hình thành, dân tộc tư sản ra đời. Triết học thời kỳ này khác về chất so với triết học duy vật cổ đại Hy lạp, thể hiện ở phương pháp siêu hình, sự gắn bó với khoa học thực nghiệm. Một đại diện tiêu biểu của thời kỳ này là Phăng-xi Bê-cơn [1561-1626] người Anh. Ông là người đã kế thừa những tư tưởng duy vật cổ đại Hy Lạp trong quan niệm về thế giới, thể hiện ở chỗ ông thường xuyên trích dẫn và ca ngợi những nhà duy vật. Ông kịch liệt chống lại quan điểm của triết học kinh viện về vật chất [thụ động, trừu tượng, chế cứng, không vận động, dùng trong tranh luận…]. Ông đưa ra khái niệm “vật chất thứ nhất” để đối lập với khái niệm vật chất này của triết học kinh viện, trên cơ sở đó, ông đưa ra 19 dạng vận động khác nhau của “vật chất thứ nhất”. Bên cạnh đó, ông cũng ủng hộ quan điểm của Ăm-pê-đốc-lơ về sự không mất đi của vật chất. Theo ông, tổng vật chất là giữ nguyên. Ông còn cải biến học thueyets về bốn nguyên nhân của Arix-tốt theo hướng duy vật. Nhà triết học thứ hai trong thời kỳ này là Rơ-nê Đê-các-tơ [1596-1654], nhà triết học và khoa học nổi tiếng người Pháp. Khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Đê-các-tơ đứng trên lập trường nhị nguyên luận. Ông thừa nhận có hai thực thể vật chất và tinh thần tồn tại độc lập với nhau, cùng song song là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Thực thể vật chất là đối tượng nghiên cứu của vật lý, còn thực thể tinh thần là đối tượng nhiên cứu của triết học. Tuy nhiên, cả hai thực thể này đều là phụ thuộc vào một thực thể thứ ba là Thượng đế. Ông cố gắng đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm để giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, giữa tồn tại và tư duy nhưng cuối cùng lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Ông còn phát hiện ra nguyên tắc quyết định luận trong thế giới, có những dự báo khoa học về nguồn gốc vũ trụ, về sự phát triển đa dạng của các loài sinh vật. Quan niệm của ông về bản thể luận có nhiều điểm tiến bộ nhưng còn mang tính máy móc, siêu hình. 2.5. Quan niệm trong triết học cổ điển Đức [TK XVIII - nửa đầu TK XIX] Bản thể luận duy tâm cổ điển Đức chịu tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị đương thời. Trong khi Anh và Pháp tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa thì nước Đức vẫn là một nước lạc hậu về kinh tế và chính trị. Vì giai cấp tư sản Đức yếu kém, không đủ khả năng nắm chính quyền, nên các nhà lsy luận của giai cấp này là những nhà triết học duy tâm, sáng lập ra các hệ thống triết học rất trừu tượng, tách khỏi đời sống thực tiến. Bế tắc trước những vấn đề kinh tế - xã hội, các nhà triết học duy tâm Đức, bắt đầu từ Can-tơ trở đi đã xây dựng bản thể luận triết học trong tư duy, ý thức của chủ thể, đặc biệt đề cao tính năng động và tính duy lý của chủ thể. Vốn là người sáng lập ra triết học cổ điển Đức, Can-tơ đã có những đóng góp quan tron gj trong việc xây dựng bản thể luận độc đáo, đó chính là học thuyết “vật tự có”. Theo ông, “vật tự có” là bản chất của mọi vậ khách quan tồn tại bên ngoài con ngời, nó thuộc về lĩnh vực siêu nghiệm, siêu nhiên, con người không thể nào nhận thức được. Đó là tất cả những gì con người chưa biết được, “vật tự có” là những chuẩn mực, những lý tưởng tuyệt đối hoàn hảo mà con người không bao giờ đạt được, ví dụ như “Chúa trời”, “tự do”… Tiếp nối các bậc tiền bối, Hê-ghen đề nghị phải lãnh hội và diễn đạt chân lý không chỉ như bản thể mà còn như chủ thể. Ông cho tinh thần thế giới là có trước, tồn tại vĩnh viễn. Tinh thần thế giới tha hóa thành giới tự nhiên rồi lại thông qua xã hội, lịch sử trở về chính nó. Tinh thần thế giới [ý niệm tuyệt đối] là đối tượng của logic học, tinh thần thế giới tha hóa thành giới tự nhiên là đối tượng của triết học tự nhiên. Tồn tại trong tự nhiên, tinh thần thế giới vẫn vận động, biến đổi và đến một giai đoạn nhất định tha hóa quay trở về bản thân nó thông qua xã hội, lịch sử trở về với tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối. Một nhà đại diện triết học thời kỳ này là Lút-vích Phoi-ơ-bắc, một nhà triết học lỗi lạc đã khôi phục lại địa vị xứng đáng cho chủ nghĩa duy vật trước Mác. Ông cho rằng thế giới tự nhiên, thế giới vật chất là có trước, tồn tại vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra, không phụ thuộc vào bất cứ ai. Nó tồn tại, vận động nhờ những nguyên nhân ở trong chính bản thân nó. Thế giới vật chất là có trước, ý thức có sau, ý thức là sản phẩm, thuộc tính của bộ óc của con người. Ông cũng có quan điểm duy vật về không gian, thời gian. Theo ông, không có không gian, thời gian ngoài vật chất, cũng không có vật chất tồn tại ngoài không gian, thời gian. Chính không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Nhìn chung, triết học cổ điển Đức đem lại cho triết học một diện mạo mới những một hệ thống những bộ môn, những tư tưởng, những khái niệm sâu sắc, đem lại một khuôn mẫu về văn hóa thế giới quan phổ quát. Bản thể luận duy tâm của tồn tại xã hội ngời như một qúa trình phát triển, uan hệ giữa chủ thể và khách thể được xem là một các triệt để. Hơn nữa, nó đi sâu vào lĩnh vực tồn tại lịch sử cùa con người, luận chứng tư tưởng về tính quy luật xã hội, chỉ ra lao động như những biểu hiện co bản của bản thể người. Tuy nhiên, nó cũng chủ yếu nhìn nhận tiến trình tiến hóa và phát triển của tồn tại người từ lập trường duy tâm và thông qua lăng kính của kho học tự nhiên đương thời, do vậy nó đem lại một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của khoa học, một kiểu sùng bái khoa học. Hai nữa những quan điểm thời kỳ này chỉ dựa trên những cơ sở giá trị văn hóa phương Tây và nó có xu hướng kiên định quan niệm duy lý thái quá về bản tỉnh người, coi tư duy khoa học là thước đo tối cao và tối hậu về nhân tính, là phương tiện quan trọng nhất cho sự nghiệp làm người. Đây là hạn chế lớn nhất của bản thể luận duy tâm Đức. Tóm lại, qua các thời kỳ lịch sử, lịch sử tinh thần của loài người ở phương Tây được phản ảnh trong cách hệ thống bản thể luận triết học tương ứng. Bản thể luận triết học cổ đại đã xây dựng hệ giá trị tinh thần gắn liền với con người thế tục với “tự nhiên”dựa trên những hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên. Đến thời cận đại, bản thể luận xuất phát từ niềm tin tuyệt đối vào lý tính, vào khoa học, coi đó là căn nguyên, là giá trị tối cao của tồn tại người, vì thế bản thể luận này coi các nguyên lý của nhận thức khoa học như các nguyên lý của tồn tại đích thực. Trong khi đó, bản thể luận duy tâm cổ điển Đức đồng thời phản ảnh hệ thông giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của thời đại công nghiệp, phản tư lại hệ thống ấy qua lăng kính của xã hội đang chuẩn bị tiến hành cách mạng tư sản và những thành tựu, cũng như những bài học của bản thân nền văn minh công nghiệp. Ta có thể khẳng định bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức vẫn là một thành tựu lâu dài của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, trở thành tiền đề cho những triết học ở thời hiện đại. CHƯƠNG 3 QUAN NIỆM VỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.Quan niệm về bản thể luận trong triết học Mác - Lênin. Khuynh hướng chung của các nhà triết học duy vật thời cổ đại là đi tìm một thức thể ban đầu nào đó là coi nó là yếu tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả để bắt nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến phát triển, ddã xuất hiện những tư tưởng biện chứng nhất định trong quan niệm về vật chất, song quan niệm đó ở các nhà triết học duy vật thời kỳ này về cơ bản vẫn mang tính chất cơ giới, thời kỳ này thì các nhà triết học đã đồng nhất vật chất với thuộc tính của vật chất. Chỉ đến triết học Mác-Lênin mới có thể giải quyết triệt để những hạn chế theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX với sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị xã hội độc lập dấu tranh lại giai cấp tư sản vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực hiện cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu khác nhất cho sự ra đời triết học Mác. Cách tiếp cận vấn đề bản thể luận: Về cách tiếp cận giải quyết vấn đề bản thể luận trong triết học Mác-Lênin là chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức

Video liên quan

Chủ Đề