Tập luyện đau khớp háng

Những bước xoạc dài, những sải chân lớn và những lần té ngã là nguyên nhân khiến người đam mê thể thao thường xuyên bị đau khớp háng. Áp dụng một số cách xử trí ngay trên sân cỏ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp kiểm soát cơn đau tại chỗ và phòng tránh tối đa tổn thương cho khớp háng khi xảy ra tình trạng này.

Khớp háng bị đau do chạy bước dài, xoay vặn người khi chơi thể thao phải làm sao?

Các chấn thương khớp háng khi chơi thể thao thường gặp

Chấn thương đối với người chơi thể thao là chuyện “cơm bữa” và có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhưng đặc biệt là phần khớp háng - vị trí có mối liên hệ mật thiết với chuyển động của đôi chân. Dưới đây là những chấn thương khớp háng thường gặp nhất khi bạn tham gia các môn thể thao như đá bóng, chơi tennis, đánh cầu lông hay bóng bàn... 

Căng cơ đùi quá mức

Hoạt động thể thao cường độ cao, với áp lực mạnh sẽ khiến cơ đùi bị căng cứng, dẫn đến khớp háng và vùng hông bị đau nhức. Những người chơi đá bóng, chạy bộ hoặc cử tạ thường xuyên gặp phải tình trạng này.

Viêm khớp háng

Những lần va chạm mạnh hay trượt ngã trong khi chơi thể thao khiến sụn và xương ở khớp háng bị tổn thương. Theo thời gian, khớp háng bị tổn thương sẽ chuyển sang trạng thái viêm sưng gây đau nhức dữ dội và hạn chế cử động của khớp háng cũng như đôi chân.

Hội chứng Iliopsoas

Hội chứng Iliopsoas bao gồm viêm bao hoạt dịch Iliopsoas và viêm gân Iliopsoas xảy ra khi phần khớp háng bị uốn cong quá mức và liên tục. Không chỉ khớp háng bị đau, hội chứng Iliopsoas còn khiến đùi trên và hông căng cứng, ê nhức khi cử động mạnh.

Tổn thương xương cụt

Xương cụt là phần cuối cùng của xương cột sống, giữ nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động ngồi của cơ thể. Khi bị ngã mạnh [ngã ngồi], phần xương cụt chịu lực đè nén lớn của trọng lượng cơ thể có thể bị bầm tím hoặc gãy làm cho toàn bộ vùng khớp háng, mông và hông bị đau nhức.

Viêm bao hoạt dịch khớp háng

Bao hoạt dịch là lớp đệm lót bao quanh khớp giúp bôi trơn, nâng đỡ và nuôi dưỡng sụn xương. Khi hoạt động quá mức hoặc chuyển động sai tư thế sẽ kích thích và ức chế lên bao hoạt dịch khiến bộ phận này bị viêm. Bao hoạt dịch bị viêm, giảm chức năng đệm lót lâu ngày sẽ làm các đầu xương ma sát mạnh với nhau dẫn đến cảm giác đau buốt âm ỉ bên trong khớp háng.

Trật hoặc sái khớp háng

Tổn thương này xảy ra chủ yếu do bị trượt ngã bất ngờ và va đập mạnh khi chơi thể thao. Phần chỏm xương đùi bị lệch khỏi vị trí không chỉ gây đau khớp háng mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng như hoại tử và thoái hóa khớp háng.

Sái khớp háng khiến toàn bộ vùng hông, đùi và háng bị đau nhức

Rách sụn viền ổ cối xương chậu 

Khớp háng nối ổ cối xương chậu với chỏm xương đùi với nhau, thế nên khi sụn viền ổ cối xương chậu bị rách, khớp háng đau nhức là điều đương nhiên. Và tổn thương sụn viền ổ cối xảy ra do các hoạt động lặp lại nhiều lần khi chơi thể thao như uốn vặn người, chạy đường dài, cúi gập người…

Trên đây là những chấn thương thường gặp phải khi tham gia các môn thể thao khiến bạn bị đau khớp háng. Vậy nếu cơn đau đột ngột xuất hiện khi bạn đang “cháy hết mình” trên sân cỏ thì phải làm sao?

Cách giảm đau khớp háng sau khi chơi thể thao

Xử lý đúng cách và kịp thời chấn thương trên sân cỏ sẽ vừa giảm đau khớp háng, vừa giảm thiểu tối đa những tổn hại đến xương khớp sau khi chơi thể thao. Dưới đây là một số cách “đối phó” tức thì với chấn thương thể thao, giúp giảm đau khớp háng mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức:

  • Dừng ngay việc tập luyện và vận động

Nhiều người vì không nỡ rời sân, bỏ dở “cuộc chơi” nên đã nén chịu cơn đau háng để có thể tiếp tục trận đấu. Thế nhưng, chính hành động cảm tính này là nguyên nhân khiến xương khớp bị tổn thương sâu, kéo dài thêm cảm giác đau nhức háng và hạn chế cử động của đôi chân. 

Chính bởi vậy, khi nhận thấy khớp háng có biểu hiện đau nhức, chúng ta cần chủ động dừng ngay việc tập luyện và vận động. Nghỉ ngơi đúng lúc sẽ giúp giảm cảm giác đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục chấn thương khớp háng [nếu có].

Sau khi dừng hoạt động, cho đá lạnh vào khăn bông và bọc lại, sau đó chườm nhẹ nhàng lên toàn bộ vùng bị chấn thương [đùi trên, hông] trong khoảng 10 - 15 phút. Nên duy trì chườm lạnh trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm bị thương và thực hiện 3 lần/ ngày. Tùy mức độ đau nhức, bạn có thể điều chỉnh thời gian chườm lạnh [ngắn hoặc dài hơn].

Việc đi lại lúc này giống như ‘cực hình” đối với người bị chấn thương khớp háng. Vì vậy, chúng ta nên dùng cáng để di chuyển người bị đau háng ra khỏi sân cỏ. Dụng cụ này giúp họ cảm thấy thoải mái hơn và ít đau hơn.

Dùng cáng để di chuyển người bị chấn thương khớp háng nghiêm trọng

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ

Trong trường hợp đau nhức dữ dội do chấn thương khớp háng nghiêm trọng, không thể cử động chân thì tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ là điều cần thiết lúc này. Đặc biệt, nếu có liên quan đến gãy xương đùi, xương chậu hoặc đứt dây chằng khớp háng, nên liên hệ đến bệnh viện gần nhất để được trợ giúp.

Không chỉ các vận động viên mà bất kỳ ai “trót yêu thể thao” cũng có nguy cơ gặp chấn thương trong lúc vận động. Do đó, việc trang bị những kiến thức như làm thế nào để giảm đau khớp háng thật sự hữu ích để bảo vệ xương khớp của chính mình.

Phòng tránh đau khớp háng khi chơi thể thao

Dù chơi thể thao vì đam mê hay đơn giản chơi chỉ là để tăng cường sức khỏe thì lúc nào cũng phải cảnh giác. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn tránh được chấn thương xương khớp và phòng đau khớp háng hiệu quả:

  • Không tập luyện và vận động quá sức chịu đựng của bản thân.

  • Tập các bài khởi động giãn cơ khớp trước khi bắt đầu chơi.

  • Mức độ vận động tăng dần, từ nhẹ đến nặng và từ ít lên nhiều.

  • Không đột ngột thay đổi chuyển động hay dạng chân quá rộng.

  • Bổ sung đủ nước trong suốt thời gian vận động [khoảng 15 phút bù nước 1 lần].

  • Không nên chơi thể thao khi mặt sân không bằng phẳng hoặc trơn trượt.

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học và cân đối các nhóm chất.

Để tăng cường độ dẻo dai và ổn định cấu trúc khớp háng, người chơi thể thao nên cung cấp thêm tinh chất chuyên biệt có tác dụng phục hồi và thúc đẩy tái tạo sụn, xương dưới sụn từ bên trong. 

Cụ thể, trong JEX thế hệ mới chứa các tinh chất quý thiên nhiên: Eggshell, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Chondroitin Sulfate, Turmeric Root, White Willow Bark,… do các nhà khoa học Mỹ tinh chiết, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng bảo vệ xương khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất chất căn bản [collagen và aggrecan], tăng cường chất lượng dịch khớp. Đồng thời, các tinh chất này còn giúp ngăn sản sinh ra các chất gây viêm, giảm viêm, giảm đau, bảo vệ xương khớp nói chung và khớp háng nói riêng được chắc khỏe, dẻo dai.

Khi có hệ xương khớp vững chắc, bạn có thể thoải mái chơi thể thao, dễ dàng thực hiện những việc mình yêu thích, tự tin tận hưởng cuộc sống.

Để biết thêm thông tin về JEX thế hệ mới, bạn có thể truy cập vào jex.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1800 556 889 để được Chuyên viên Y khoa tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh của mình.

Chủ Đề