Tăng sinh mạch máu nghĩa là gì

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư ảnh hưởng đến tuyến giáp, một tuyến hình bướm ở phía dưới cổ, sản sinh ra các hoóc-môn điều khiển nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và cân nặng. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 8 ở phụ nữ Singapore.

Các loại ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp được phân loại dựa theo loại tế bào

  • Ung thư tuyến giáp dạng nhú - Đây là dạng thường gặp nhất bắt nguồn từ các nang tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp dạng nang - Cũng bắt nguồn từ nang tuyến giáp, có thể khó phân biệt với các hạch tuyến giáp không ung thư.
  • Ung thư tuyến giáp dạng tủy - Đây là dạng ung thư hiếm gặp bắt nguồn từ các tế bào nằm giữa các nang tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp không biệt hóa - Mặc dù hiếm gặp nhưng đây là dạng ung thư tiến triển nhanh và có tỷ lệ hồi phục kém hơn.
  • U lympho tuyến giáp - Một dạng ung thư hiếm gặp, còn gọi là u lympho không Hodgkin, ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu [tế bào lympho].

Nguyên nhân

Ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến cả người trẻ và người cao tuổi. Bệnh ung thư này thường có thể được điều trị nhanh chóng với tỷ lệ chữa khỏi rất cao, đặc biệt là ở bệnh nhân trẻ tuổi.

Tình trạng đột biến ở một số gen được biết đến là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp dạng nhú và dạng nang. Đáng tiếc là chưa xác định được rõ đâu là nguyên nhân gây ra những đột biến gen này, mặc dù việc phơi nhiễm quá mức với phóng xạ là nguyên nhân đã được đa số người công nhận. Một số tình trạng y khoa di truyền như bệnh đa polyp di truyền và đa u tuyến nội tiết tuýp 2 [hiếm gặp] cũng có mối liên hệ với ung thư tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư ảnh hưởng đến tuyến giáp, một tuyến hình bướm ở phía dưới cổ, sản sinh ra các hoóc-môn điều khiển nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và cân nặng. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 8 ở phụ nữ Singapore.

Các loại ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp được phân loại dựa theo loại tế bào

  • Ung thư tuyến giáp dạng nhú - Đây là dạng thường gặp nhất bắt nguồn từ các nang tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp dạng nang - Cũng bắt nguồn từ nang tuyến giáp, có thể khó phân biệt với các hạch tuyến giáp không ung thư.
  • Ung thư tuyến giáp dạng tủy - Đây là dạng ung thư hiếm gặp bắt nguồn từ các tế bào nằm giữa các nang tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp không biệt hóa - Mặc dù hiếm gặp nhưng đây là dạng ung thư tiến triển nhanh và có tỷ lệ hồi phục kém hơn.
  • U lympho tuyến giáp - Một dạng ung thư hiếm gặp, còn gọi là u lympho không Hodgkin, ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu [tế bào lympho].

Nguyên nhân

Ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến cả người trẻ và người cao tuổi. Bệnh ung thư này thường có thể được điều trị nhanh chóng với tỷ lệ chữa khỏi rất cao, đặc biệt là ở bệnh nhân trẻ tuổi.

Tình trạng đột biến ở một số gen được biết đến là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp dạng nhú và dạng nang. Đáng tiếc là chưa xác định được rõ đâu là nguyên nhân gây ra những đột biến gen này, mặc dù việc phơi nhiễm quá mức với phóng xạ là nguyên nhân đã được đa số người công nhận. Một số tình trạng y khoa di truyền như bệnh đa polyp di truyền và đa u tuyến nội tiết tuýp 2 [hiếm gặp] cũng có mối liên hệ với ung thư tuyến giáp.

Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được đánh giá. Mỗi cục u hoặc hạch tuyến giáp cần được đánh giá bằng siêu âm, một kỹ thuật có chi phí hợp lý, an toàn và dễ thực hiện. Siêu âm cho phép bác sĩ đo lường chính xác kích thước của hạch. Một số đặc điểm trên siêu âm có thể giúp phân biệt giữa hạch lành tính [không ung thư] và hạch ung thư. Những hạch nhỏ [dưới 1cm], có thể nhìn thấy rõ hoặc chủ yếu chứa dịch có khả năng là hạch lành tính. Các hạch giảm âm có hình dáng cao với bờ không đều, có các nốt canxi hóa nhỏ [khối canxi tích tụ kích thước nhỏ], tình trạng tăng sinh mạch [tăng số lượng mạch máu] và kích thước lớn hơn 4cm kèm theo sưng hạch bạch huyết có khả năng là hạch ung thư. Chức năng tuyến giáp và các kháng thể tuyến giáp cũng cần được kiểm tra thông qua xét nghiệm máu vì nồng độ hoóc-môn kích thích tuyến giáp và kháng thể cao hơn sẽ liên quan đến nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Xác định hạch tuyến giáp có phải là ung thư không

Tất cả các hạch lớn hơn 1 cm đều phải được kiểm tra để xác định xem hạch đó là lành tính hay ung thư. Thủ thuật sinh thiết này có thể được thực hiện dễ dàng bởi một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sĩ chuyên khoa nội tiết giàu kinh nghiệm tại bệnh viện. Sau khi tiến hành siêu âm để xác định vị trí của hạch, bác sĩ sẽ đưa một cây kim siêu mảnh vào trong hạch để thu thập tế bào, sau đó các tế bào này được trải rộng trên lam và kiểm tra dưới kính hiển vi. Thủ thuật này được gọi là chọc hút bằng kim nhỏ [FNA]. Không cần phải gây tê vì bệnh nhân sẽ chỉ cảm thấy một chút khó chịu nhẹ, chảy máu rất ít và nhiều nhất là bị bầm tím nhẹ. Toàn bộ thủ thuật sẽ được hoàn thành trong vòng vài phút. Sinh thiết được phân loại thành 6 nhóm [theo hệ thống Bethesda] từ lành tính đến ung thư. Cần thực hiện lại FNA nếu không chắc chắn về kết quả. Đối với hạch lành tính, không cần tiến hành cắt bỏ mà chỉ cần kiểm tra hàng năm bằng siêu âm và có thể thực hiện FNA để kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào không. Khả năng hạch lành tính tiến triển thành ung thư là rất thấp.

Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được đánh giá. Mỗi cục u hoặc hạch tuyến giáp cần được đánh giá bằng siêu âm, một kỹ thuật có chi phí hợp lý, an toàn và dễ thực hiện. Siêu âm cho phép bác sĩ đo lường chính xác kích thước của hạch. Một số đặc điểm trên siêu âm có thể giúp phân biệt giữa hạch lành tính [không ung thư] và hạch ung thư. Những hạch nhỏ [dưới 1cm], có thể nhìn thấy rõ hoặc chủ yếu chứa dịch có khả năng là hạch lành tính. Các hạch giảm âm có hình dáng cao với bờ không đều, có các nốt canxi hóa nhỏ [khối canxi tích tụ kích thước nhỏ], tình trạng tăng sinh mạch [tăng số lượng mạch máu] và kích thước lớn hơn 4cm kèm theo sưng hạch bạch huyết có khả năng là hạch ung thư. Chức năng tuyến giáp và các kháng thể tuyến giáp cũng cần được kiểm tra thông qua xét nghiệm máu vì nồng độ hoóc-môn kích thích tuyến giáp và kháng thể cao hơn sẽ liên quan đến nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Xác định hạch tuyến giáp có phải là ung thư không

Tất cả các hạch lớn hơn 1 cm đều phải được kiểm tra để xác định xem hạch đó là lành tính hay ung thư. Thủ thuật sinh thiết này có thể được thực hiện dễ dàng bởi một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sĩ chuyên khoa nội tiết giàu kinh nghiệm tại bệnh viện. Sau khi tiến hành siêu âm để xác định vị trí của hạch, bác sĩ sẽ đưa một cây kim siêu mảnh vào trong hạch để thu thập tế bào, sau đó các tế bào này được trải rộng trên lam và kiểm tra dưới kính hiển vi. Thủ thuật này được gọi là chọc hút bằng kim nhỏ [FNA]. Không cần phải gây tê vì bệnh nhân sẽ chỉ cảm thấy một chút khó chịu nhẹ, chảy máu rất ít và nhiều nhất là bị bầm tím nhẹ. Toàn bộ thủ thuật sẽ được hoàn thành trong vòng vài phút. Sinh thiết được phân loại thành 6 nhóm [theo hệ thống Bethesda] từ lành tính đến ung thư. Cần thực hiện lại FNA nếu không chắc chắn về kết quả. Đối với hạch lành tính, không cần tiến hành cắt bỏ mà chỉ cần kiểm tra hàng năm bằng siêu âm và có thể thực hiện FNA để kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào không. Khả năng hạch lành tính tiến triển thành ung thư là rất thấp.

Bệnh nhân cần được đánh giá giai đoạn để xác định mức độ của bệnh. Giai đoạn 1 là giai đoạn sớm nhất với kết quả điều trị tốt nhất trong khi giai đoạn 4 có kết quả kém khả quan nhất. Các kỹ thuật chụp đặc biệt như xạ hình được sử dụng để đánh giá giai đoạn. Tuổi tác là yếu tố quan trọng nhất, vì những người được chẩn đoán bệnh khi dưới 45 tuổi thường có nghĩa là bệnh đang ở giai đoạn sớm. Các yếu tố quyết định khác bao gồm kích thước u và mức độ lan rộng.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bao gồm cả các hạch bạch huyết xung quanh ở cổ, là phương pháp được ưu tiên. Phương pháp này mang đến cơ hội chữa khỏi thành công cao nhất, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh ở giai đoạn sớm, và phẫu thuật cũng có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết cho nhóm đối tượng này. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cũng cho phép bác sĩ chuyên khoa nội tiết kiểm tra khả năng tái phát ung thư bằng cách đo nồng độ thyroglobulin trong máu, chất này sẽ không được phát hiện nếu ung thư tuyến giáp đã bị loại bỏ. Phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị được lựa chọn cho ung thư tuyến giáp dạng tủy và u lympho tuyến giáp.

Những bệnh nhân có ung thư tuyến giáp dạng nhú hoặc dạng nang lớn hơn 1 cm cần được điều trị bằng i-ốt phóng xạ tại thời điểm khoảng 4 tuần sau phẫu thuật. Điều trị này thường được thực hiện một lần và bệnh nhân chỉ cần uống một lượng nhỏ dung dịch chứa i-ốt phóng xạ. Vì chỉ có các tế bào tuyến giáp mới hấp thụ i-ốt nên điều trị này sẽ không gây hại cho các hệ cơ quan khác trong cơ thể. I-ốt phóng xạ sẽ loại bỏ bất kỳ mô tuyến giáp nào có thể còn sót lại sau phẫu thuật.

Sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ, xạ hình toàn thân sẽ được thực hiện để xác nhận không còn mô tuyến giáp nào hoạt động trong cơ thể, sau đó bệnh nhân sẽ phải bắt đầu liệu pháp thay thế hoóc-môn tuyến giáp suốt đời. Liệu pháp thay thế thyroxine cung cấp các hoóc-môn tuyến giáp đáp ứng nhu cầu của cơ thể và ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát. Bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ điều chỉnh liều dùng thích hợp cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân không có dấu hiệu tái phát bệnh sẽ chỉ cần kiểm tra thyroglobulin trong huyết thanh và chức năng tuyến giáp 6 tháng một lần.

Bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn tiến triển hoặc có nguy cơ tái phát bệnh có thể cần dùng liều i-ốt phóng xạ bổ sung. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này không phát huy hiệu quả trong việc điều trị ung thư tuyến giáp dạng tủy và u lympho tuyến giáp. Thay vào đó, những trường hợp này sẽ cần áp dụng xạ trị bằng chùm tia bên ngoài, hóa trị và liệu pháp nhắm đích sử dụng chất ức chế tyrosine kinase.

Thông tin do Bác sĩ Richard Chen, bác sĩ tư vấn chuyên khoa nội tiết của Bệnh viện Gleneagles cung cấp.

Bệnh nhân cần được đánh giá giai đoạn để xác định mức độ của bệnh. Giai đoạn 1 là giai đoạn sớm nhất với kết quả điều trị tốt nhất trong khi giai đoạn 4 có kết quả kém khả quan nhất. Các kỹ thuật chụp đặc biệt như xạ hình được sử dụng để đánh giá giai đoạn. Tuổi tác là yếu tố quan trọng nhất, vì những người được chẩn đoán bệnh khi dưới 45 tuổi thường có nghĩa là bệnh đang ở giai đoạn sớm. Các yếu tố quyết định khác bao gồm kích thước u và mức độ lan rộng.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bao gồm cả các hạch bạch huyết xung quanh ở cổ, là phương pháp được ưu tiên. Phương pháp này mang đến cơ hội chữa khỏi thành công cao nhất, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh ở giai đoạn sớm, và phẫu thuật cũng có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết cho nhóm đối tượng này. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cũng cho phép bác sĩ chuyên khoa nội tiết kiểm tra khả năng tái phát ung thư bằng cách đo nồng độ thyroglobulin trong máu, chất này sẽ không được phát hiện nếu ung thư tuyến giáp đã bị loại bỏ. Phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị được lựa chọn cho ung thư tuyến giáp dạng tủy và u lympho tuyến giáp.

Những bệnh nhân có ung thư tuyến giáp dạng nhú hoặc dạng nang lớn hơn 1 cm cần được điều trị bằng i-ốt phóng xạ tại thời điểm khoảng 4 tuần sau phẫu thuật. Điều trị này thường được thực hiện một lần và bệnh nhân chỉ cần uống một lượng nhỏ dung dịch chứa i-ốt phóng xạ. Vì chỉ có các tế bào tuyến giáp mới hấp thụ i-ốt nên điều trị này sẽ không gây hại cho các hệ cơ quan khác trong cơ thể. I-ốt phóng xạ sẽ loại bỏ bất kỳ mô tuyến giáp nào có thể còn sót lại sau phẫu thuật.

Sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ, xạ hình toàn thân sẽ được thực hiện để xác nhận không còn mô tuyến giáp nào hoạt động trong cơ thể, sau đó bệnh nhân sẽ phải bắt đầu liệu pháp thay thế hoóc-môn tuyến giáp suốt đời. Liệu pháp thay thế thyroxine cung cấp các hoóc-môn tuyến giáp đáp ứng nhu cầu của cơ thể và ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát. Bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ điều chỉnh liều dùng thích hợp cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân không có dấu hiệu tái phát bệnh sẽ chỉ cần kiểm tra thyroglobulin trong huyết thanh và chức năng tuyến giáp 6 tháng một lần.

Bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn tiến triển hoặc có nguy cơ tái phát bệnh có thể cần dùng liều i-ốt phóng xạ bổ sung. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này không phát huy hiệu quả trong việc điều trị ung thư tuyến giáp dạng tủy và u lympho tuyến giáp. Thay vào đó, những trường hợp này sẽ cần áp dụng xạ trị bằng chùm tia bên ngoài, hóa trị và liệu pháp nhắm đích sử dụng chất ức chế tyrosine kinase.

Thông tin do Bác sĩ Richard Chen, bác sĩ tư vấn chuyên khoa nội tiết của Bệnh viện Gleneagles cung cấp.
Ung thư

Tăng sinh mạch máu và rốn hạch nghĩa là gì?

Xin BS giải thích dùm em mấy từ như tăng sinh mạch máu, mất rốn hạch? Em nghe nói hạch mà tăng sinh mạch máu và mất rốn hạch là hạch ác tính mà sao trong kết luận siêu âm lại ghi là hạch viêm? [Hy Vọng - Bạn đọc hỏi qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời]
Chào bạn,

Tăng sinh mạch máu

Đây là định nghĩa chỉ hình ảnh siêu âm có nhiều mạch máu ở vùng quan sát. Ngay từ những khảo sát ban đầu, các chuyên gia lâm sàng đã phát hiện ra tình trạng tăng sinh mạch máu thường có liên quan đến sự tăng trưởng của các khối u ung thư ác tính. Lấy ví dụ từ một số loại ung thư cụ thể như sau:

Ung thư gan: Khi bơm các chất cản quang vào gan thì tại vị trí của các khối u tập trung loại chất này với một tỉ lệ rất cao;

Ung thư vú: Ở giai đoạn bùng phát, có thể quan sát thấy xung quanh các tổn thương có rất nhiều mạch máu tăng sinh và ngoằn ngoèo;

Ung thư phổi: Khối u muốn phát triển cần phải có mạch máu nuôi dưỡng, đặc biệt là giai đoạn lan tràn;

Ung thư tuyến giáp: Các dấu hiệu của một nhân giáp nghi ngờ ác tính khi siêu âm bao gồm tuyến giáp có tăng sinh mạch máu ở trung tâm, đồng thời u giáp cũng giảm hồi âm, bờ không đều và bị vôi hoá bên trong.

Rốn hạch

Rốn hạch là nơi các mạch hạch bạch huyết đi vào và đi ra khỏi hạch, 1 số tổn thương đặc biệt như tổn thương ác tính có thể làm biến đổi hình dạng của rốn hạch như trường hợp mất rốn hạch bạn nói.

Việc tăng sinh mạch máu và mất rốn hạch tuy nhiên chưa thể khẳng định hoàn toàn là hạch ác tính, bởi còn cần thăm khám trực tiếp và các xét nghiệm chuyên sâu khác, tuy nhiên cũng có nguy cơ cao thành ác tính, vì vậy mà cần dựa vào nhiều chỉ số, xét nghiệm mà bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn là người nắm rõ bạn nhé.

Bạn nên theo hướng dẫn điều trị để có thể ổn định sớm tình trạng hạch viêm. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn sản phẩm có tác dụng nâng cao thể trạng, sức đề kháng, giúp dự phòng tình trạng hạch viêm tiến triển thành ung thư như sản phẩm GHV KSol.

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Điểm danh nguyên nhân gây ung thư hạch và cách phòng ngừa

7 thực phẩm phòng chống ung thư bạn nên ăn hàng ngày


AloBacsi.com
Xem thêm
Rất hữu ích
Hữu ích
Bình thường
#tăng sinh mạch máu #rốn hạch #GHV KSol
Tin tài trợ

Giúp mẹ ngon miệng, thai nhi hấp thu tối đa

Đọc tiếp

Điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa, nội soi có ưu điểm gì so với phẫu thuật?

Ung thư

Tỏi và mãng cầu xiêm có thể phòng ngừa ung thư?

Ung thư

Mới cập nhật

  • Liệu tập thể dục có giảm nguy cơ ung thư?

    Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ một lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của việc tập thể dục là giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
    30/09/2021 09:39 Ung thư
  • Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch - biến chứng nguy hiểm trên người bệnh ung thư

    Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là một biến chứng cấp tính rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh rơi vào nguy kịch và tử vong nhanh chóng nếu không kịp thời cấp cứu.
    25/08/2021 11:09 Ung thư
  • Bệnh nhân ung thư hay đang điều trị ung thư có nên tiêm vắc xin COVID-19?

    AloBacsi xin được giới thiệu bài viết của BS.CK2 Lê Thị Thu Sương - Khoa Ung bướu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn về vấn đề chích vắc xin COVID-19 dành cho đối tượng bệnh nhân ung thư và bệnh nhân đang điều trị ung thư. Mời quý bạn đọc theo dõi.
    06/08/2021 09:16 Ung thư
  • Bệnh nhân ung thư có được chích vắc xin COVD-19, có thể ngưng hay trì hoãn điều trị trong mùa dịch?

    Người bệnh bị ung thư thuộc nhóm nếu mắc COVID-19 thường sẽ diễn tiến nặng hơn so với những bệnh nhân khác, do: lớn tuổi, đang trong quá trình điều trị ung thư và/hoặc thường có những bệnh lý nội khoa mãn tính đi kèm.
    23/07/2021 08:19 Ung thư
Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề