Tại sao trẻ nhỏ dễ bị nghẹn khi ăn

Chu Ngọc [Bình Dương]

Nuốt nghẹn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghẹn do rối loạn chức năng co bóp của thực quản. Do ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, nuốt miếng thức ăn to; do tính chất thức ăn, đặc biệt các loại thức ăn đặc, nhầy, dai và dính dễ dẫn đến rối loạn chức năng nuốt.

Phản xạ co bóp nhịp nhàng của thực quản bị rối loạn làm cho thức ăn, nước uống tạm thời dừng chuyển động gây nên nghẹn. Đầu óc căng thẳng, tức giận, uất ức trong khi ăn cũng dễ dẫn đến rối loạn co bóp thực quản gây nghẹn.

Nghẹn do bệnh lý tại thực quản: sẹo hẹp thực quản [thường là di chứng để lại khi bị bỏng thực quản]; viêm thực quản, túi thừa thực quản, dị vật thực quản, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng gây nên nuốt vướng, nuốt nghẹn.

Các bệnh lý bên ngoài thực quản như bệnh Basedow; các khối u, hạch di căn vùng trung thất; các khối u phế quản, phổi; suy tim, dầy thất, tim to, phình mạch đều là những nguyên nhân gây chèn ép thực quản dẫn đến nuốt nghẹn.

Như vậy, nuốt nghẹn không phải là bệnh mà là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nhiều nguyên nhân bệnh lý.

Trong trường hợp ba của bạn nuốt nghẹn lặp đi lặp lại nhiều lần, nuốt nghẹn tăng dần, thì cần phải đến bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, phát hiện và có hướng xử lý kịp thời.


Trẻ sơ sinh bị nghẹn thì hậu quả rất đáng sợ, nhưng phần lớn có thể phòng ngừa được. Hiểu lý do tại sao trẻ sơ sinh rất dễ bị nghẹn – và những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa nghẹn trẻ sơ sinh.

Lo lắng về nghẹn trẻ sơ sinh? Tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến và những gì bạn có thể làm để giúp bảo vệ em bé khỏi những nguy hiểm nghẹt thở.

Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị nghẹn?

Nghẹt thở là một nguyên nhân phổ biến gây thương tích và tử vong ở trẻ nhỏ, chủ yếu là do đường thở nhỏ của chúng dễ bị tắc nghẽn.

Trẻ phải mất thời gian để thành thạo khả năng nhai và nuốt thức ăn, và trẻ có thể không thể ho đủ mạnh để đánh bật sự tắc nghẽn đường thở. Khi trẻ sơ sinh khám phá môi trường của chúng, chúng cũng thường đưa đồ vật vào miệng – điều này có thể dẫn đến nghẹn trẻ sơ sinh.

Đôi khi tình trạng sức khỏe cũng làm tăng nguy cơ mắc nghẹn. Chẳng hạn, trẻ bị rối loạn nuốt, rối loạn thần kinh cơ, chậm phát triển và chấn thương sọ não có nguy cơ mắc nghẹn cao hơn so với những trẻ khác.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của nghẹn trẻ sơ sinh là gì?

Thực phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹn trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những đồ vật nhỏ và một số loại hành vi nhất định trong khi ăn – chẳng hạn như ăn trong khi mất tập trung – cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nghẹn.

Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa nghẹn trẻ sơ sinh?

Để ngăn ngừa nghẹn trẻ sơ sinh:

Lựa chọn đúng thời gian khi thay đổi thức ăn cho bé.

 Khi chuyển cho bé ăn thức ăn đặc trước khi bé có kỹ năng vận động để nuốt chúng có thể dẫn đến nghẹn trẻ sơ sinh. Đợi đến khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi để cho bé ăn thức ăn đặc đã xay nhuyễn.

Tránh các thực phẩm có nguy cơ cao

Đừng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ xúc xích, thịt hoặc phô mai, nho, rau sống hoặc vỏ trái cây, trừ khi chúng được cắt thành miếng nhỏ. Đừng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ăn các loại thực phẩm cứng, chẳng hạn như hạt, quả hạch, bỏng ngô và kẹo cứng, không thể thay đổi để làm cho chúng trở thành lựa chọn an toàn. Các loại thực phẩm có nguy cơ cao khác bao gồm bơ đậu phộng, kẹo dẻo và kẹo cao su.

Giám sát giờ ăn. 

Khi con bạn lớn hơn, không cho phép trẻ chơi, đi bộ hoặc chạy trong khi ăn. Nhắc con nhai và nuốt thức ăn trước khi nói. Đừng cho phép con bạn ném thức ăn lên không trung và ngậm nó trong miệng hoặc nhét một lượng lớn thức ăn vào miệng.

Đánh giá cẩn thận đồ chơi của con bạn. 

Đừng cho bé hoặc trẻ mới biết chơi với bóng bay cao su – gây nguy hiểm khi không bị vỡ và vỡ – những quả bóng nhỏ, viên bi, đồ chơi có chứa các bộ phận nhỏ hoặc đồ chơi dành cho trẻ lớn. Tìm hướng dẫn về độ tuổi khi mua đồ chơi và thường xuyên kiểm tra đồ chơi để đảm bảo chúng ở trong tình trạng tốt.

Giữ các vật nguy hiểm ngoài tầm với. 

Các vật dụng thông thường có thể gây nguy hiểm nghẹt thở bao gồm tiền xu, pin nút, xúc xắc và nắp bút.

Để được chuẩn bị trong trường hợp khẩn cấp, hãy tham gia một lớp học về hồi sức tim phổi [CPR] và nghẹt thở sơ cứu cho trẻ em. Khuyến khích tất cả những người chăm sóc con bạn làm như vậy.

Benh.vn [TH mayoclinic.org]

Nuốt nghẹn không phải là bệnh mà là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý khác nhau. Trong trường hợp nuốt nghẹn lặp đi lặp lại nhiều lần, nuốt nghẹn tăng dần, thì cần phải đến bác sỹ để được thăm khám cẩn thận, phát hiện và có hướng xử lý kịp thời.

Khi ăn, thức ăn được vận chuyển từ miệng qua họng, xuống thực quản rồi đến dạ dày. Đầu tiên thức ăn được nhai, nghiền nát tại miệng, sau đó được đẩy ra sau họng. Tại đây thức ăn kích thích các thụ thể cảm nhận gây ra phản xạ nuốt để đẩy thức ăn qua họng tới thực quản.

Ở thực quản nhờ sự co bóp nhịp nhàng của cơ thực quản mà thức ăn được đẩy xuống dạ dày. Bình thường quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ, nhưng vì một lý do nào đấy mà thức ăn bị dừng lại tạm thời hoặc tắc lại trên đường vận chuyển thì xảy ra nuốt nghẹn. Nuốt nghẹn không phải là bệnh mà là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý khác nhau.

Ðể phòng nuốt nghẹn cần thay đổi cách ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, nuốt từ từ. Những loại thức ăn có tính chất dai, nhầy, trơn cần cắt nhỏ trước khi ăn. Khi ngồi vào bàn ăn tinh thần cần được thoải mái, tránh bức xúc tức giận.

Nuốt nghẹn do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nghẹn do rối loạn chức năng co bóp của thực quản

Do ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, nuốt miếng thức ăn to; do tính chất thức ăn, đặc biệt các loại thức ăn đặc, nhầy, dai và dính dễ dẫn đến rối loạn chức năng nuốt. Phản xạ co bóp nhịp nhàng của thực quản bị rối loạn làm cho thức ăn, nước uống tạm thời dừng chuyển động gây nên nghẹn. Đầu óc căng thẳng, tức giận, uất ức trong khi ăn cũng dễ dẫn đến rối loạn co bóp thực quản gây nghẹn

Nghẹn do bệnh lý

Các bệnh lý tại thực quản: sẹo hẹp thực quản thường là di chứng để lại khi bị bỏng thực quản. Bỏng có thể do nhiệt nhưng rất hay gặp do uống nhầm phải hóa chất như axit, kiềm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi gặp ở người lớn do bất cẩn trong sinh hoạt, lao động.

Các khối u thực quản

Thường là ung thư thực quản, cũng có thể là khối u lành tính. Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nuốt nghẹn hay gặp ở người lớn. Viêm thực quản, túi thừa thực quản, dị vật thực quản, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng gây nên nuốt vướng, nuốt nghẹn.

Các bệnh lý bên ngoài thực quản

Bệnh Basedow, bướu giáp đơn thuần với kích thước lớn gây chèn ép thực quản cổ; Các khối u, hạch di căn vùng trung thất; Các khối u phế quản, phổi; Suy tim, dầy thất, tim to, phình mạch đều là những nguyên nhân gây chèn ép thực quản dẫn đến nuốt nghẹn.

Những trường hợp nghẹn do phản xạ gây rối loạn chức năng co bóp thực quản chỉ cần uống một ngụm nước, vươn cổ, vươn vai hoặc vuốt dọc theo đường đi của thực quản là có thể hết nghẹn. Để phòng nuốt nghẹn cần thay đổi cách ăn uống, ăn chậm nhai kỹ, nuốt từ từ.

Những loại thức ăn có tính chất dai, nhầy, trơn cần cắt nhỏ trước khi ăn. Khi ngồi vào bàn ăn tinh thần cần được thoải mái, tránh bức xúc tức giận. Trong trường hợp nuốt nghẹn lặp đi lặp lại nhiều lần, nuốt nghẹn tăng dần, thì cần phải đến bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, phát hiện và có hướng xử lý kịp thời. Nếu nghi ngờ tổn thương tại thực quản bác sĩ tiến hành soi thực quản, bấm sinh thiết tổ chức u sùi làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán xác định.

Nếu nghi ngờ tổn thương ngoài thực quản thì tiến hành chụp phim XQ, chụp CT scan, MRI hoặc soi khí phế quản và các xét nghiệm cần thiết khác. Hướng điều trị sẽ được bác sĩ quyết định sau khi thăm khám cho bệnh nhân.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề