Tại sao trẻ em ít bị gãy xương hơn so với người lớn

Vì sao trẻ bị gãy xương lại nhanh liền hơn người lớn?

Trẻ nhỏ hiếu động nên thường bị ngã và gặp tình trạng gẫy xương. Nếu xét về thời gian phục hồi thì trẻ gẫy xương có tốc độ liền xương nhanh hơn người lớn, vì vậy cha mẹ cũng không phải lo lắng quá mức. Vậy vì sao trẻ bị gãy xương lại nhanh liền hơn người lớn? TBYT Vạn Phúc sẽ giải đáp giúp bạn nhé.

Theo tiến sỹ James Moravek - bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Advocate South Suburban ở Hazel Crest, Illinois [Mỹ], xương trẻ nhỏ bị gãy sẽ nhanh liền hơn so với người lớn.

Vì sao trẻ bị gãy xương lại nhanh liền hơn người lớn?

Dưới đây là quá trình xương lành lại:

- Khi xương bị gãy, máu sẽ bắt đầu chảy ra và đông lại tại vị trí gãy. Cục máu đông này sẽ gắn lại và chữa lành những mảnh xương gãy.

- Trong khi đó, hệ thống miễn dịch cũng bắt đầu loại bỏ các mô bị hỏng. Sau một thời gian mô mới được hình thành [hay còn gọi là mô sẹo]. Mô sẹo lúc đầu rất yếu nhưng theo thời gian chúng bắt đầu cứng lại và bị vôi hóa. Cơ thể sau đó bắt đầu thay thế mô sẹo bằng xương hoàn toàn mới.

Quá trình liền xương của trẻ em và người lớn giống nhau. Nhưng sự khác biệt duy nhất là quá trình này ở trẻ em diễn ra nhanh hơn nhiều hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do khi bạn còn trẻ, quá trình tái sinh xương xảy ra nhanh hơn quá trình hủy xương. Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn liên tục loại bỏ tế bà xương cũ và thay thế bằng tế bà xương mới.

Khi diễn ra quá trình này, các tế bào chuyên biệt gọi là nguyên bào xương sẽ hấp thụ các tế bào xương bị bào mòn và loại bỏ chúng liên tục ra khỏi xương. Đồng thời các tế bào nguyên bào xương sẽ lấy calci từ máu và tạo xương. Cho đến khi bạn đạt được chiều cao tối đa, quá trình này vẫn tiếp tục diễn ra để giúp xương phát triển kích thước và cải thiện mật độ xương.

Trong suốt cuộc đời, cơ thể sẽ liên tục loại bỏ tế bào xương cũ và thay thế bằng tế bào xương mới. Cho đến khoảng 40 tuổi, tất cả xương bị loại bỏ sẽ được thay thế. Tuy nhiên, sau 40 tuổi, quá trình thay thế này sẽ chậm dần...

Chính vì vậy mà khi gãy xương thì xương trẻ em sẽ nhanh liền hơn người lớn.

Tiến sỹ Moravek giải thích khi bạn già đi, các tế bào sinh xương được sản xuất ít hơn các tế bào hủy xương. Đây cũng là lý do khi người trưởng thành bị gãy xương phải mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với trẻ em.

Tags:
  • Vì sao trẻ bị gãy xương lại nhanh liền hơn người lớn?

1. Bộ xương trẻ sơ sinh có bao nhiêu cái?

Người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Một sự thật khó tin đó là những đứa trẻ sơ sinh lại có số xương nhiều hơn người lớn. Những chiếc xương đó đang phát triển và thay đổi hình dạng mỗi ngày.

Ước tính bộ xương trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương. Mặc dù xương có vẻ ngoài cứng nhưng chúng thực ra được tạo thành từ mô sống và canxi. Chúng trải qua quá trình tích tụ cũng như thải bỏ trong suốt cuộc đời của bạn.

Nếu bạn đã từng nhìn thấy một bộ xương hoặc hóa thạch thật trong viện bảo tàng, bạn có thể nghĩ rằng tất cả những bộ xương ấy đều đã chết. Khác với những bộ xương bạn nhìn thấy bên ngoài, các xương tạo nên bộ xương của bạn đều rất “sống động”, luôn phát triển và thay đổi giống như các bộ phận khác của cơ thể.

Hầu hết các xương được cấu tạo từ một số lớp mô, bao gồm:

  • Màng xương: Bề mặt bên ngoài của xương được gọi là màng xương. Đó là một lớp màng mỏng, chứa các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng xương.
  • Xương đặc: Phần này nhẵn và rất cứng. Đó là phần bạn thấy khi nhìn vào bộ xương.
  • Xương xốp: Trông giống như một miếng bọt biển. Xương xốp không cứng như xương đặc nhưng nó vẫn rất khỏe.
  • Tủy xương: Tủy xương giống như một lớp thạch dày và công việc của nó là tạo ra các tế bào máu.

Quá trình phát triển xương được gọi là quá trình hóa xương. Nó thực sự bắt đầu vào khoảng tuần thứ tám của quá trình phát triển phôi thai. Mặc dù vậy, khi mới sinh, nhiều xương của bé được cấu tạo hoàn toàn bằng sụn, một loại mô liên kết cứng nhưng linh hoạt. Một số xương của trẻ có một phần được làm bằng sụn để giúp giữ cho bé dễ vận động và phát triển.

Sự linh hoạt đó là cần thiết để những đứa trẻ đang lớn có thể cuộn tròn trong không gian hạn chế của bụng mẹ trước khi chào đời. Nó cũng giúp mẹ và bé dễ dàng hơn khi quá trình sinh nở diễn ra.

Tủy xương giống như một lớp thạch dày và công việc của nó là tạo ra các tế bào máu.

Video liên quan

Chủ Đề