Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em

Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh Giun Đũa

Đọc bài Lưu

Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, môi trường sinh sống và ăn uống vô cùng đa dạng, vấn đề lây nhiễm bởi các loại ký sinh trùng là khó tránh khỏi. Trong đó, nhiễm giun đũa khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Triệu chứngbệnh giun đũarất đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên những hiểu biết về bệnh này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cả gia đình.

1. Nguyên nhân gây bệnh giun đũa:

Bệnh giun đũacó tên khoa học làAscaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Hình ảnh trứng giun đũa trên kính hiển vi

Khigiun đũacái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi đểấu trùng giuntiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ,... là nguyên nhân gâybệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ,... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

2. Triệu chứng bệnh giun đũa như thế nào?

Biểu hiện củanhiễmbệnhgiun đũakhông đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bịrối loạn tiêu hóakéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Giun đũa trưởng thành lấy ra từ dạ dày

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc và trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng là những biểu hiện của bệnh giun đũa.

Giun đũa di chuyển bên trong mắt trẻ em

Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.

3. Cách nào để phòng chống nhiễm giun đũa?

Để phòng chống nhiễmbệnhgiun đũacũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

- Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

-Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

- Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

- Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.

- Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

-Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Khoa KST-CT;CDC Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 60 trong 14 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa và cách khắc phục

Bệnh giun đũa là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do kí sinh trùng. Tác nhân gây bệnh là một loại giun có tên là Ascaris lumbricoides gây ra. Điều trị bằng thuốc chống nhiễm ký sinh trùng có thể khỏi trong trong vòng một tuần. Bệnh này xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ. Vậy tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa, bệnh này có điều trị được không ?

Vì sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa?

Giun đũa trưởng thành có kích thước khá lớn, màu sắc trắng hoặc hồng nhạt, giun đực có chiều dài khoảng từ 15cm đến 17cm, giun cái có chiều dài khoảng từ 20cm đến 25cm. Giun đũa thường ký sinh trong ruột non của người.

Nhiệt độ môi trường không khí của xứ nhiệt đới là điều kiện vô cùng thuận lợi để giun phát triển. Trứng giun đũa rơi vào trong đất có thể phát triển thành ấu trùng sau 2 tuần. Thế nên, thói quen đi chân đất, không vệ sinh chân tay sạch sẽ,... là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng mắc giun đũa. Trẻ em chưa có ý thức vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên đi chân trần, có thói quen cho tay vào miệng nên trẻ thường bị nhiễm giun nhiều hơn người lớn, và tỉ lệ trẻ nhiễm giun ở nông thôn cũng cao hơn thành thị.

Trứng giun sẽ chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn với nhiệt độ hơn 60 độ C, nhưng ở nhiều nơi vẫn có tập quán ăn đồ sống, rau sống nên khả năng nhiễm giun vẫn còn rất cao.

Giun đũa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ của trẻ, khiến trẻ vô cùng khó chịu.

Tẩy giun và phòng nhiễm giun ở trẻ

- 26 February 2021
Submitted by Tổng biên tập on 26 February 2021

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun hơn cả do lứa tuổi này hiếu động hay lê la trên sàn nhà rồi lại đưa tay vào miệng, hoặc có khi đánh rơi đồ xuống dưới đất rồi lại nhặt lên ăn. Bên cạnh đó, ở một số vùng nông thôn vẫn còn tình trạng dùng phân tươi để bón rau màu, việc này cũng khiến tỷ lệ trẻ nhiễm giun cao hơn.

Ảnh minh họa [nguồn internet]

Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng và làm tổn hại tới sức khỏe của trẻ…Ngoài ra, tình trạng sức đề kháng của cơ thể trẻ cũng có thể bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển.

Bé thường rất dễ nhiễm phải các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim… Những trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, đau bụng, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun… Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động… Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, giun chui ống mật, viêm tắc đường mật, tụy và nặng hơn là sỏi mật.

Nếu trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm. Ngoài ra có thể bị biến chứng giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi; hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.

Trường hợp nhiễm giun móc trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài. Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò, mệt mỏi. Nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu, hoặc nhiễm ít, thường không có triệu chứng.

Tẩy giun cho trẻ.

Tẩy giun là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Hiện nay có nhiều người vẫn nghĩ tẩy giun cho con khá đơn giản, chỉ ra hiệu thuốc mua đúng liều về dùng là được. Tuy nhiên dùng thuốc như thế nào để an toàn sức khỏe cho trẻ nhiều mẹ chưa biết.

Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Tuy nhiên đây là loại thuốc bán theo đơn nên khi sử dụng phải có chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý để tẩy giun cho trẻ đạt hiệu quả cao.

- Nên tẩy giun để đảm bảo sức khỏe, nhất là trẻ em tuổi học đường nhưng không được dùng bừa bãi. Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.

- Một số loại thuốc giun thường dùng đểtẩy giun cho trẻnhư: Albendazol, Mebendazol, Pyratel.

- Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ thường được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.

- Khi tẩy giun cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý rằng không phải ai cũng có thể tẩy giun. Có một số bệnh chống chỉ định với thuốc tẩy giun vì vậy cần kiểm tra sức khỏe bé trước khi quyết định tẩy giun cho con. Nếu trẻ mắc một số bệnh mãn tính, tim bẩm sinh, suy tim, suy gan, suy thận, đang ốm, sốt... không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy, phải có chỉ định, có sự theo dõi của bác sĩ.

- Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ.

- Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun, sán. Tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chế biến thức ăn.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.

- Sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn để chế biến thức ăn, vệ sinh cơ thể.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi.

- Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình…

- Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, mặc quần có đũng…

- Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Tất cả mọi người trong gia đình, kể cả người lớn, cũng phải chữa trị giun, sán cùng lúc với trẻ thì bệnh mới hết triệt để.

Trần Hoàng Kim - TTKSBT

Video liên quan

Chủ Đề