Tại sao tp hcm vỡ trận

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid-19 TPHCM diễn ra tối 25/2, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian lý giải nguyên nhân vì sao TPHCM kiến nghị chậm cho học sinh đi học trở lại.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết dịch Covid-19 là loại bệnh cần rất nhiều người để chăm sóc, chữa trị. Đơn cử như trường hợp hai cha con người Trung Quốc bị nhiễm bệnh và điều trị ở TPHCM vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy phải trưng dụng cả một khoa bệnh.

“Mỗi ngày chia làm 3 ca. Mỗi ca phải huy động cả một đội ngũ hùng hậu các bác sĩ, điều dưỡng, y tá. Nếu phải chăm sóc cho cỡ khoảng 1.000 người bệnh như vậy thì thật sự là gánh nặng quá sức. Chữa hết bệnh cho một vài người so với chuyện phải chữa bệnh cho cả nghìn người không giống nhau, không thể đánh đồng được”, ông Nhân cho hay.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết bằng mọi giá TPHCM phải khống chế không được để dịch bệnh lây lan vượt quá lằn ranh đỏ là 1.000 ca bệnh

Bí thư thành ủy TPHCM cho biết ngoài việc huy động đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế thì tổng số giường bệnh tại các khoa cách ly của tất cả bệnh viện ở TPHCM chỉ khoảng 1.000 giường. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra là dịch bệnh lan rộng, bằng mọi giá TPHCM phải ngăn không cho vượt quá 1.000 ca bệnh.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, thời gian điều trị bình quân cho một bệnh nhân nhiễm Covid-19 là 20 ngày. Qúa trình điều trị cho các bệnh nhân vừa qua cho thấy mỗi ngày, cơ quan y tế phải huy động 12 bác sĩ và điều dưỡng để chăm sóc, điều trị cho 1 bệnh nhân. 

“TPHCM chỉ cần có 1.000 người bị nhiễm bệnh thì không thể tìm đủ bác sĩ, y tá để phục vụ, chữa bệnh. 1.000 người bệnh là giới hạn đỏ của TPHCM. Vượt qua giới hạn này là vỡ trận”, ông Phong lưu ý.

Chủ tịch UBND TPHCM cho biết chính vì lý do này, cộng với thực tế tình hình lây nhiễm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, lãnh đạo TPHCM xác định nếu cho gần 2 triệu học sinh TPHCM đi học trở lại sẽ có khả năng và nguy cơ lây nhiễm cao nên đã đề xuất trung ương cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3.

Khu vực cách ly dã chiến tại hẻm 108 Trần Quang Diệu [quận 3]

Người đứng đầu chính quyền TPHCM khẳng định nếu Trung ương quyết định thời gian đi học lại từ tháng 3 thì TPHCM sẽ có phương án cùng lộ trình cho đi học lại dần dần đối với từng cấp lớp. Kinh nghiệm của TPHCM vấn đề quan trọng trong công tác phòng chống dịch là phải cách ly nguồn lây nhiễm từ sớm và không được chủ quan, lơ là.

TPHCM có lợi thế là thời tiết nóng nhưng ngược lại, thành phố là trung tâm kinh tế, thương mại, điểm đến du lịch, giao thương với nhiều nước trên thế giới. Nhiệm vụ phòng chống dịch sắp tới sẽ hết sức nặng nề.

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở GDĐT Lê Hồng Sơn cho biết nhằm giảm bớt áp lực từ gần 2 triệu học sinh đồng loạt nhập học, sở kiến nghị khối mầm non tiếp tục nghỉ đến hết ngày 15/3. Từ ngày 16/3, lớp lá bắt đầu đi học nhưng không tổ chức ăn sáng đầu giờ. Ở cấp tiểu học, Sở GDĐT kiến nghị cho học sinh nghỉ đến hết ngày 15/3. Khối lớp 5 sẽ đi học lại từ ngày 16/3 nhưng không tổ chức bán trú.

Ở bậc THCS, Sở GDĐT đề xuất cho học sinh khối 9 đi học lại từ ngày 2/3 và không học bán trú, chỉ học 1 buổi. Ngày 16/3, các khối còn lại [lớp 6, 7, 8] sẽ đi học bình thường. Đối với bậc THPT, giáo dục thường xuyên, Sở GDĐT đề xuất cho học sinh khối 12 đi học lại từ ngày 2/3 nhưng chỉ học một buổi và không tổ chức bán trú. Đến ngày 16/3, tất cả các khối còn lại sẽ đi học trở lại. Riêng các trung tâm kỹ năng sống, ngoại ngữ, dạy thêm đi học lại từ ngày 16/3.

Ông Lê Hồng Sơn kiến nghị UBND TPHCM có văn bản gửi Bộ GDĐT kiến nghị đối với những trường hợp học sinh cá biệt, nghi ngờ mà phải cách ly thì thời gian nghỉ, theo dõi cách ly không tính vào thời gian nghỉ học.

Theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh, tính đến 15 giờ chiều 25/2, TPHCM có 3 trường hợp nhiễm Covid-19 và đã được chữa khỏi, 35 trường hợp tiếp xúc gần cũng đã xác định âm tính. TPHCM chưa ghi nhận trường hợp lây lan Covid-19 trong cộng đồng. Hiện nay, Trung tâm y tế cách ly ở Củ Chi đã tiếp nhận 100 trường hợp, trong đó có hơn 20 ttrường hợp là người Hàn Quốc.

Sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã có bố trí một khu cách ly tạm thời những người đến từ vùng dịch. Đặc biệt, do chủ động, quyết liệt, không chủ quan trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch ngay từ khi dịch bệnh mới xảy ra tại Việt Nam nên bước đầu TPHCM đã kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

Phòng cách ly của bệnh viện dã chiến 300 giường tại huyện Củ Chi

Theo ông Bỉnh, dù đã khống chế được dịch Covid-19 giai đoạn đầu nhưng trong thời gian tới, TPHCM không chủ quan mà phải chủ động và quyết liệt phòng chống dịch Covid-19. Đặc điểm dịch tễ cho thấy người nhiễm bệnh có khi không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Điều này rất nguy hiểm.

Ngoài ra, hoạt động giao thương, đi lại giữa TP HCM và các nước dẫn đến nguy cơ xâm nhập từ vùng dịch, đặc biệt là những quốc gia châu Á đang có số ca nhiễm bệnh cao nhưng vẫn được phép đến Việt Nam. Những ngày gần đây, Hàn Quốc có số ca nhiễm Covid-19 tăng rất nhanh. 

“TPHCM có dân số và mật độ cao. Số lượng và mật độ học sinh trong các cơ sở giáo dục cũng cao nên có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng. Khả năng kiểm dịch đối với ca xâm nhập từ ổ dịch sẽ rất khó khăn vì nhiều phương tiện đi lại, nhiều hướng xâm nhập.

Nguy cơ phát thành dịch nếu không giám sát, phát hiện kịp thời các ca mới mắc trong trường học, trong các cơ sở tập trung đông người. Tình hình dịch bệnh diễn biến rất nhanh như ở Hàn Quốc là bài học cho TPHCM là phải chủ động phát hiện bệnh càng sớm càng tốt để ngăn chặn trước khi lây lan nhanh ra cộng đồng”, ông Bỉnh nói. 

Sáng 21.2, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ VIệt Nam TP.HCM tổ chức họp mặt 119 giáo sư, phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu trong hoạt động tạo nguồn nhân lực y tế cho TP.HCM. Tại cuộc gặp mặt, nhiều đại biểu đều nêu lại vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho y tế cơ sở. Những bất cập trong đào tạo bác sĩ, sử dụng nguồn nhân lực cũng đã được nêu ra.

Nhân lực y tế cơ sở đang thiếu hụt và TP.HCM đang tìm cách tháo gỡ

Nghịch lý đào tạo

Mở đầu cuộc gặp mặt, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đã điểm lại lịch sử phát triển ngành y tế, đồng thời tri ân các thầy cô giáo vì đã đóng góp rất lớn trong sự nghiệp đào tạo và cứu người, đặc biệt là đợt dịch Covid-19 vừa qua.

Ông Tăng Chí Thượng cũng nêu lên những khó khăn, thách thức mà ngành y tế TP.HCM đang gặp phải, đó là nguồn nhân lực y tế cho y tế cơ sở. “Ngành y tế TP.HCM gặp một thách thức không nhỏ công tác đào tạo nguồn nhân lực tế trong giai đoạn hiện nay chính là phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố và cả khu vực phía Nam về số lượng, chất lượng với đầy đủ các loại hình nhân viên y tế. Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân tại TP.HCM cao nhất cả nước [20 bác sĩ/10.000 dân], nhưng nếu so sánh với các nước hệ thống y tế phát triển thì vẫn cần tiếp tục bổ sung thêm số lượng bác sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày một tốt hơn”, ông Thượng nói.

Theo ông Thượng, TP.HCM tồn tại một nghịch lý và cần có lời giải đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế. Đó là mô hình tháp ngược về bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ thực hành tổng quát. Theo đó, bác sĩ khi mới tốt nghiệp trong quá trình làm việc đều muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa, thực tế cho thấy số lượng bác sĩ chuyên khoa luôn cao hơn nhiều lần so với số bác sĩ thực hành tổng quát và bác sĩ gia đình.

Với mô hình tháp ngược về loại hình bác sĩ như hiện nay thì hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế cơ sở sẽ còn gặp nhiều khó khăn và khó có thể phát triển được, tình trạng quá tải bệnh viện với bao hệ quả của nó sẽ còn tiếp diễn, những hệ quả này đã bộc lộ rõ trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Về y tế cơ sở, theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, thành phố có nhiều thực tiễn, chương trình và sáng kiến. UBND TP.HCM sẽ cùng ngành y tế và các ngành có liên quan sẽ chọn lựa các vấn đề để phân tích, đưa ra giải pháp và tổ chức thực hiện trong thời gian tới, phù hợp với điều kiện của thành phố để có những sản phẩm để giải quyết các nghịch lý này để phù hợp chung với ngành và đất nước. Chủ tịch UBND TP.HCM hy vọng thời gian tới tiếp tục nhận được sự góp ý để tiếp thu, nghiên cứu, tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, còn nhiều loại hình nhân viên tế chưa được các trường đại học đào tạo hoặc đào tạo không đủ số lượng so với nhu cầu thực tế, có thể kể đến như: loại hình chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có trong danh mục đào tạo tại các trường y khoa [Paramedic]. Loại hình nhân viên y tế này rất cần để bổ sung cho mạng lưới cấp cứu 115 của thành phố, hay chuyên viên y tế công cộng tuy đã được các trường đào tạo nhưng số lượng còn ít chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế cho y tế cơ sở.

Để giải quyết tình huống cấp bách như hiện nay, vừa qua TP.HCM đã đưa 297 bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp của Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch về y tế cơ sở để chăm sóc sức khỏe cho người dân, chăm sóc F0 và kèm theo đó là những cơ chế chính sách.

Không ai làm đa khoa?

Đồng quan điểm, GS Lê Hoàng Ninh, nguyên Viện trưởng Viện Y tế công cộng TP.HCM cho rằng, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới thì 70 - 80% nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân là chăm sóc tổng quát, 20 - 30% là nhu cầu chăm sóc chuyên khoa. Chính vì vậy, hầu hết các trường trên thế giới đều đào tạo bác sĩ đa khoa, sau khi ra trường và hành nghề thì có cơ chế chính sách cho bác sĩ đa khoa phát triển lên làm việc chăm sóc tổng quát.

“Cả nước là 9 bác sĩ/10.000 dân, thử phân tích xem có ai làm tổng quát không? Tôi đi dạy và khảo sát thử thì thấy chưa em nào làm bác sĩ tổng quát, ngay cả các thầy cô đều làm chuyên khoa. Nghịch lý ở chỗ là nhu cầu chăm sóc tổng quát, đào tạo bác sĩ tổng quát, nhưng bác sĩ hành nghề thì làm chuyên khoa, có chăng chỉ có bác sĩ mới ra trường làm y tế cơ sở mới làm đa khoa, rồi 2 năm sau đó cũng làm chuyên khoa”, ông Ninh nói và cho rằng, số lượng bác sĩ làm tổng quát ở Việt Nam là cực thấp. Riêng tại Mỹ, cứ 1 triệu bác sĩ thì gần 50% là tổng quát.

Theo ông Ninh, chính vì không có nguồn lực bác sĩ đa khoa để chăm sóc bệnh nhân tuyến dưới nên dẫn đến vỡ trận, đó là “quá tải” bệnh viện tuyến trên như hiện nay.

Giải pháp nào cho y tế cơ sở?

Ông Ninh cho rằng, mô hình bệnh tật có sự thay đổi từ bệnh nhiễm trùng qua bệnh không lây nhiễm. Y tế cơ sở cần xem lại để phát triển, nếu không sẽ không kiểm soát nổi các bệnh không lây nhiễm. Cụ thể, trạm y tế là nơi quyết định làm cho tuổi thọ người dân được nâng cao, do đó đừng xem nhân viên y tế là thợ làm các chương trình quốc gia mà không coi như người thầy thì sẽ không phát triển được. Nhưng, hiện nay trạm y tế là chiếc áo quá chật cho nhu cầu và phát triển y tế, do đó, nên thay đổi thành Trung tâm y tế cộng đồng [thí điểm] để đảm nhận được vai trò này và đưa nhân lực về đây, có từ 2 - 4 bác sĩ có năng lực về. Bên cạnh đó, củng cố thu nhập cho bản thân y bác sĩ đủ sống, học tập lên bác sĩ gia đình, sau 5 năm có nhu cầu chuyển vị trí công tác, học lên thì cho chuyển.

“Quốc gia nào làm y tế cơ sở tốt thì chi phí cho y tế cực thấp, nhưng hiệu quả về chăm sóc sức khỏe rất cao, sẽ giải quyết được vấn đề y tế cộng đồng và TP.HCM sẽ tiến bộ nhanh. Nếu không làm những vấn đề này thì chúng ta loanh quanh mãi”, ông Ninh phân tích.

Theo PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Dược TP.HCM, thế giới đã khuyến cáo về vai trò, giá trị chăm sóc sức khỏe ban đầu là rất quan trọng và hiệu quả với các nước đang phát triển. Đặc biệt, qua đại dịch Covid-19 đã thấy rõ ý nghĩa cần có tuyến y tế cơ sở mạnh. Để có hệ thống y tế cơ sở mạnh thì hệ thống y tế phải đặt hàng cho hệ thống giáo dục, đào tạo để đáp ứng, do đó 2 bên cần có sự trao đổi. Mặt khác, trong chương trình đào tạo, các bác sĩ ra trường vào nội trú sẽ được đào tạo chuyên khoa sâu, phần còn lại số đông sẽ đào tạo theo nguyên lý y học gia đình, số này phục vụ cho tuyến y tế cơ sở rồi sau đó đi học chuyên khoa. Bên cạnh đó, còn phải có chính sách mang tính bền vững để bác sĩ trụ lại ở tuyến y tế cơ sở.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề