Tại sao Nội Quảng Ngãi là tỉnh có nền văn hóa lịch sử lâu đời

Quảng Ngãi: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

25/11/2020 | 10:58

Di sản văn hóa [DSVH] là những giá trị cốt lõi được tạo dựng, lưu giữ và trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác; là nguồn lực, sản nghiệp văn hóa của mỗi dân tộc. Ở Quảng Ngãi, trong những năm qua, hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH được các cấp, ngành quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực.

Các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật bài chòi.

Đa dạng và độc đáo

Quảng Ngãi là tỉnh có bề dày về lịch sử văn hóa và truyền thống cách mạng. Đất và người Quảng Ngãi gắn liền với sông, suối, núi rừng và biển cả bao la. Với tiềm năng ấy, tỉnh ta có những giá trị DSVH đa dạng và độc đáo mà không phải địa phương nào ở dải đất miền Trung này cũng có được. Toàn tỉnh hiện có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 31 di tích cấp quốc gia, 108 di tích cấp tỉnh và nhiều di tích được công nhận có giá trị cấp tỉnh có quyết định bảo vệ.

Quảng Ngãi là vùng đất có nền văn hoá lâu đời như: Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa. Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh và nhiều bãi biển đẹp. Vùng biển, đảo của tỉnh được ví là "mảnh đất vàng" về di sản. Riêng tại đảo Lý Sơn, với diện tích chưa đầy 10km2, nhưng có đến 50 di tích lịch sử, văn hóa độc đáo, nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Hiện nay, tại các làng quê còn lưu giữ nhiều loại hình lễ hội cổ truyền, tiêu biểu như Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa; Lễ hội Điện Trường Bà, lễ tế đình, lễ tế cá Ông và hát bả trạo, lễ cầu ngư hát sắc bùa... Ở các huyện miền núi, các dân tộc Cor, CaDong, Hrê vẫn còn giữ được lễ ngã rạ, lễ mừng lúa mới, múa chiêng, hát kalêu, kachoi, ra nghế, xà ru, a giới... Tỉnh ta hiện có 5 DSVH phi vật thể quốc gia: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa; Lễ hội Điện Trường Bà; nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê [Ba Tơ]; nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Cor huyện Trà Bồng, Lễ hội đua thuyền tứ Linh Lý Sơn. Ngoài ra, Quảng Ngãi có 2 bảo vật quốc gia là Tượng Chămpa Phú Hưng [thế kỷ 9 - 10] và bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh [văn hóa Sa Huỳnh] đang được trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh.

"Quảng Ngãi là vùng đất với nền văn hoá lâu đời. Đây cũng là vùng đất giàu di sản văn hóa Chămpa, có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, nhiều lễ hội cổ truyền đặc trưng... Tỉnh đã thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tuy vậy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đối với các giá trị di sản liên quan đến biển, đảo Lý Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh cần có giải pháp bảo tồn và phát huy tốt hơn trong thời gian tới" - Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, GS.TS LƯU TRẦN TIÊU.

Bảo tồn và phát huy giá trị

Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi Nguyễn Minh Trí cho biết: Thời gian qua, tỉnh ta đã tập trung thực hiện nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi và nghị quyết phát triển dịch vụ-du lịch. Nhờ đó, các giá trị DSVH được giữ gìn và phát huy. Nhiều DSVH vật thể, phi vật thể, di sản tự nhiên còn nguyên giá trị, được các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Nhiều năm qua, Sở VHTTDL đã nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật bài chòi. Toàn tỉnh hiện có 5 câu lạc bộ, đội nhóm tuyên truyền, tổ chức các lớp truyền dạy, giới thiệu, quảng bá bài chòi. Nghệ nhân ưu tú Võ Duy Khánh, ở xã Phổ Cường [TX.Ðức Phổ] chia sẻ: "Để nghệ thuật dân ca bài chòi không bị lãng quên, mai một, chúng tôi đã nỗ lực cùng chính quyền địa phương xây dựng câu lạc bộ, tổ chức truyền dạy để thế hệ trẻ yêu thích và nâng cao ý thức giữ gìn loại hình bộ môn nghệ thuật độc đáo mà cha ông để lại".

Trung tâm Phát huy giá trị di sản văn hóa đa năng tại TP.Quảng Ngãi cũng đã đi vào hoạt động, trưng bày nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến các tàu cổ đắm.

Theo ông Nguyễn Minh Trí, trong thời gian tới, ngành triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH gắn với phát triển du lịch, nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung phát triển du lịch sinh thái biển, đảo; thực hiện đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy di sản bài chòi...

Trùng tu, tôn tạo, xây dựng bia, bảng nhiều di tích

Từ năm 2019 đến nay, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí để trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp một số di tích như: Di tích Thảm sát Khánh Giang - Trường Lệ, Chiến thắng Ba Gia, Âm Linh Tự [Lý Sơn], Mộ và Nhà thờ Phan Long Bằng, Đền Văn Thánh... Riêng UBND các huyện, thị xã, thành phố đã đầu tư hơn 17 tỷ đồng để tôn tạo, bảo vệ các di tích tại địa phương. Đến nay, toàn tỉnh đã có 88/108 di tích cấp tỉnh được ngành văn hóa xây dựng bia, bảng và có 50 di tích có bảng nội quy bảo vệ.

Theo baoquangngai.vn

Mục lục

Địa lýSửa đổi

Vị trí địa lýSửa đổi

Tỉnh Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′B đến 15°25′B, từ 108°06′Đ đến 109°04′Đ, tựa vào dãy núi Trường Sơn và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Biển Đông với chiều dài đường bờ biển là 144km
  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98km
  • Phía nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83km
  • Phía tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79km
  • Phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai với chiều dài đường địa giới khoảng 10km [7].

Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 884km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 836km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A[8].

Điều kiện tự nhiênSửa đổi

sông Trà Khúc, đoạn qua Thành phố Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển[9]. Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25-26,9°C[10]. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa mưa và mùa nắng. Đất đai trong địa bàn tỉnh được chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn theo ngày[9].

Dân cưSửa đổi

Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 1.149.000
1996 1.159.700
1997 1.170.400
1998 1.181.400
1999 1.191.900
2000 1.194.300
2001 1.197.800
2002 1.200.600
2003 1.203.200
2004 1.206.500
2005 1.210.000
2006 1.212.600
2007 1.214.800
2008 1.217.000
2009 1.217.200
2010 1.218.600
2011 1.221.600
2019 1.231.697
Nguồn:[11]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số tỉnh Quảng Ngãi là 1.231.697 người, mật độ dân số đạt 237 người/km²[12] trong đó dân sống tại thành thị là 201.019 người, chiếm 16,3% dân số toàn tỉnh[13], dân số sống tại nông thôn là 1.030.678 người, chiếm 83,7%[14]. Dân số nam là 611.914 người[15], trong khi đó nữ là 619.783 người[16]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,12 ‰[17] Tỷ lệ đô thị hóa ở Quảng Ngãi tính đến năm 2021 là 29%.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống, trong đó dân tộc Việt chiếm đông nhất với 1.055.154 người, thứ hai là người Hrê với 115.268 người, thứ ba là người Co với 28.110 người, người Xơ Đăng có 17.713 người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái[18]...

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 10 tôn giáo khác nhau chiếm 70.454 người, trong đó nhiều nhất là Đạo Tin Lành có 31.996 người, Phật giáo với 23.220 người, Công giáo có 9.226 người, Đạo Cao Đài có 6.000 người[19], còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo mỡi đạo có ba người, Bà la môn và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có hai người, ít nhất là Bửu sơn kỳ hương và Bahá'í mỗi đạo có một người.[18].

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia làm việc tại Quảng Ngãi

Thứ tư, 18/09/2019 - 14:55

Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia làm việc tại Quảng Ngãi

Sáng 18-09, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và các thành viên trong Hội đồng đã làm việc với UBND tỉnh về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở ngành, địa phương tiếp và làm việc với Hội đồng.

​Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 4 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa [huyện Lý Sơn], Lễ hội điện Trường Bà [Trà Bồng], Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê [Ba Tơ], Nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Cor huyện Trà Bồng.
Riêng nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam [gồm các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khành Hòa] được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Từ nhiều năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo này, hỗ trợ và khuyến khích thành lập các câu lạc bộ bài chòi [hiện có 5 câu lạc bộ, đội nhóm], tuyên truyền, tổ chức các lớp truyền dạy, giới thiệu, quảng bá trong cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước,…
Quang cảnh buổi làm việc
Về công tác quản lý, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, Quảng Ngãi hiện có 1 di tích quốc gia đặc biệt là Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, gồm 11 địa điểm di tích lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11/3/1945 và sự ra đời, hoạt động của Đội du kích Ba Tơ. Ngoài ra, tỉnh cũng đang hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 2 di tích: Văn hóa Sa Huỳnh và Trường Lũy Quảng Ngãi.
Về bảo vật quốc gia, Quảng Ngãi hiện có 2 bảo vật: Tượng Chămpa Phú Hưng [thế kỷ 9-10] và bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh [Văn hóa Sa Huỳnh] đang được trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận 3 hiện vật: Trống đồng Đông Sơn được phát hiện tại Quảng Ngãi, bộ Linga-Yoni [tháp Chăm núi Bút] và bộ sưu tập gồm 14 hiện vật là trang sức vàng, bạc Chămpa có nguồn gốc từ di tích Lâm Thượng và di tích Trà Veo [Tây Trà].
Nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và các thành viên trong Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đánh giá Quảng Ngãilà vùng đất với nền văn hoá lâu đời như văn hóa Sa Huỳnh[nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam]được thế giới biết đến hàng trăm năm qua. Đây cũng là vùng đất giàu di sản văn hóa Chămpa với các đền tháp, thành quách, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, nhiều di tích lịch nổi tiếng như Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường,...cùng nhiều loại hình lễ hội cổ truyền đặc trưng được gìn giữ, lưu truyền.
Qua chuyến khảo sát lần này tại Quảng Ngãi, các thành viên trong Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đánh giá, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều hoạt động, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần có giải pháp bảo tồn và phát huy tốt hơn trong thời gian tới. Hội đồng đã đề xuất, khuyến nghị nhiều nội dung liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, di tích, đặc biệt là các giá trị di sản liên quan đến biển, đảo Lý Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh,…
Đồng chí Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã quan tâm, hỗ trợ đối với tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua; những nhận định, khuyến nghị của Hội đồng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong thời gian tới đối với Quảng Ngãi là vô cùng quý giá. Tỉnh đang quyết tâm xây dựng di tích Văn hóa Sa Huỳnh và Trường Lũy Quảng Ngãi trình cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt; hoàn chỉnh hồ sơ Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh trình UNESCO;mong Hội đồng tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để tỉnh sớm thực hiện hoàn thành mục tiêu đề ra.
Các thành viên Hội đồng tham quan Bảo tàng Tổng hợp tỉnh

Trướcđó, từ ngày 15-17/2019, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã khảo sát khu di tích khảo cổ Sa Huỳnh, Di tích quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Ba Tơ; tham quan Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, đảo Lý Sơn,…
quangngai.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề