Tại sao khó mở lòng

Khổ vì không biết hòa đồng

Nhiều người đánh giá em là người khó gần dù em đã cố hết sức thân thiện, hoà đồng. Những suy nghĩ của em dường như rất xa vời, rất khác với mọi người...

  • Rắc rối vụ học sinh nhặt 1,2 tỉ đồng trả lại người mất
  • Gỡ rối cho những xích mích của teen với bố mẹ

Nhiều người đánh giá em là người khó gần dù em đã cố hết sức thân thiện, hoà đồng. Những suy nghĩ của em dường như rất xa vời, rất khác với mọi người...

@ Làm sao mình có thể mở lòng mình ra? Nhiều người đánh giá em là 1 người khó gần dù em đã cố hết sức thân thiện, hoà đồng. Những suy nghĩ của em dường như rất xa vời, rất khác với mọi người...1 vài đứa bạn em nói em suy nghĩ sâu xa quá, nhiều lúc nói những câu rất triết lí, khó hiểu. Em phải làm gì để có thể mở lòng mình ra hơn, gần gũi với mọi người hơn. Em rất cảm ơn! [Võ Anh Thư, Bình Chánh, TP.HCM]

Chào em,

Thật vui vì em có ý thức hoàn thiện bản thân và mong muốn gần gũi với mọi người xung quanh. Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm riêng về nhận thức và tính cách. Có thể em có những cách nghĩ hay nhìn nhận cuộc sống khác với những bạn bè đồng trang lứa. Điều này không có gì sai, em có thể giữ những quan điểm của riêng mình, trừ khi những suy nghĩ đó là tiêu cực hoặc ảnh hưởng không tốt đến người khác.

Tuy nhiên, trong những cuộc nói chuyện thông thường mang tính xã giao hoặc vui vẻ giữa những người bạn với nhau, người ta thường ít chọn những chủ đề cần phải tranh luận quan điểm nghiêm túc mà thường là những câu chuyện phiếm. Cô nghĩ em có thể bắt đầu thay đổi bằng cách suy nghĩ trước những chủ đề nên trao đổi với mọi người, ví dụ, thời trang, ăn uống, phim ảnh, ca nhạc....Hầu như các bạn nữ thường thích nói về những chủ đề này. Các bạn nam thì có thể là thể thao, phim ảnh. Sau đó, em tìm hiểu thông tin mang tính cập nhật về những chủ đề đó qua internet hay báo giấy.

Ảnh minh họa

Em cũng nên xác định đây là những chủ đề mang tính giải trí nên mỗi người có những ý kiến khác nhau dựa trên sở thích riêng của họ, mình sẽ tôn trọng và chỉ trao đổi chứ không nhất thiết phải tranh luận. Chấp nhận sự khác biệt giữa mình và người khác là chìa khoá tạo nên sự gần gũi với mọi người.

Ngoài ra, khi gặp gỡ mọi người, em hãy bắt đầu bằng một nụ cười, lời chào hỏi và những câu hỏi thăm thông thường về sức khoẻ, công việc, học hành. Không cần phải chờ người khác mở lời trước.

Chúc em sớm trở thành người thân thiện trong mắt mọi người!

@ Em có 2 nhỏ bạn thân là Mai và Linh. Tụi em quen nhau khi bước vào đại học. Thời gian đầu tụi em chơi rất thân với nhau, đi đâu, làm gì cũng có nhau. Nhưng, 1 năm trở lại đây, tình bạn ấy không còn như xưa nữa mà lý do tại sao em cũng không hiểu.

Mai, từ một cô bạn ngoan hiền trở nên khó hiểu, bạn ấy tham gia đội công tác trường mà không gọi em tham gia cùng, suốt ngày bạn ấy cứ kể về các hoạt động của bạn ấy tham gia như thế này thế kia mà không hỏi em làm gì, như thế nào, bạn ấy cũng chưa bao giờ đề nghị rủ em và Linh vào đội cho vui, kiểu ăn nói của ấy cũng thay đổi.

Linh, cô bạn trước đây rất nhiệt tình nhưng giờ sự nhiệt tình ấy lại làm em thấy phiền phức. Cô bạn sống trong một xóm trọ với nhưng quy định quái gở nhưng vẫn chấp nhận, cam chịu nó. Em khuyên mà bạn không nghe. Em dần mất cảm giác thân với bạn ấy, em không hiểu sao nữa, chỉ là thấy bạn sao sao ấy, không đủ sức và thích tâm sự.

Em, thời gian gần đây thấy ghét bản thân mình, em không còn cảm giác muốn chơi với bạn bè nữa, em thấy họ quá giả tạo và không đủ tin tưởng. Do đó em tìm cách lẩn trốn, ai làm gì thì làm, đi học một mình, lên lớp không nói chuyện với ai, lúc nào cũng cầm sách bên mình để giải tỏa nỗi buồn.

Trước đây khi em chưa có hành động như vậy thì tụi bạn em không có phản ứng gì, thời gian gần đây khi em không quan tâm tụi nó nữa thì tụi nó lại nói em thay đổi, vô cảm và lạnh lùng. Em thấy tụi nó mới là người thay đổi, chính sự thay đổi của 2 đứa làm em quá mệt mỏi nên phải phải trốn tránh như thế này, nhiều lúc em nghĩ, chơi với nhau 2 năm nhưng chưa bao giờ tụi em nấu ăn chung 1 bữa, ngủ cùng nhau 1 đêm, tâm sự ... như những bạn bè khác. Em chỉ thấy sự thay đổi quá lớn từ bạn bè mà em không tiếp nhận nổi.

Giờ đây em phải làm sao?, Em sai hay tụi nó sai? Em nên kết thúc tình bạn này không khi mà nó tạo cho em cảm giác quá mệt mỏi, nhưng buông tay không chơi với tụi nó nữa thì em không nỡ! [Trần Thùy Chi, Đà Nẵng]

Chào em,

Cô rất hiểu cảm xúc thất vọng, bối rối trong lòng em hiện nay. Cô có thể nhìn thấy với em, tình bạn rất quan trọng và hai người bạn kia chiếm một vị trí rất lớn trong lòng em. Thông thường, khi người ta dành nhiều tình cảm cho ai đó thì cũng dễ hụt hẫng, thất vọng khi nhận ra những người kia đang đổi thay và ít đáp lại tình cảm của mình. Sự thất vọng trong mối quan hệ với hai người bạn thân của mình cũng đã khiến em mất niềm tin vào các mối quan hệ khác. Phản ứng 'tự vệ' của em là thu mình lại, không kết bạn với ai.

Tuy nhiên, cô cũng phải nói với em rằng, bước qua tuổi 18, bước chân vào giảng đường đại học là các em bước vào một môi trường có nhiều khác biệt với phổ thông trong đó các hoạt động và các mối quan hệ mở rộng hơn. Đó là lý do hai bạn của em không thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm với em như cũ. Cô nghĩ các bạn vẫn yêu quý em, có điều, họ đang có nhiều mối bận tâm khác nữa và chưa đủ khéo léo cũng như sâu sắc để hiểu và cảm thông với sự hụt hẫng của em. Vì vậy, em hãy thử chấp nhận những đổi thay ở các bạn mình và xem đó là điều bình thường như dòng chảy của cuộc sống vậy. Rồi có một ngày, em cũng có những mối bận tâm khác lớn hơn hai bạn ấy và cũng có thể không còn thời gian, tâm trí để quan tâm đến hai bạn nữa. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ ai.

Em hãy tự mình tìm đến những hoạt động xã hội, kết bạn với những người mới và vẫn trân trọng tình bạn với Mai và Linh vì không phải dễ dàng mà tìm được những người bạn thân thiết. Em cũng nên nói thẳng thắn với hai bạn suy nghĩ của mình và mong muốn gìn giữ tình bạn này. Bạn thân khác với bạn bình thường ở chỗ là có thể thẳng thắn, chân thành với nhau. Em không nên giữ những khúc mắc trong lòng rồi chỉ biểu hiện bằng thái độ lạnh nhạt. Hai bạn cũng khó mà đoán biết được em đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào.

Chúc em vẫn giữ được tình bạn đẹp!

Ths Nguyễn Thị Thu Huyền

[Đại học Sư phạm TP.HCM] tư vấn

Theo Mực Tím

Xem thêm clip có thể bạn quan tâm

//

Không thể mở lời lẫn "mở lòng" với cả những người thân, có phải tâm lý có vấn đề?

Thưa chuyên gia.

Con năm nay là sinh viên năm 1, học xa nhà và đang ở trọ với một người quen của anh trai. Người ở chung với con cũng rất tốt. Mặc dù con không muốn ở một mình từ lâu; nhưng không hiểu sao con lại rất khó chịu khi ở chung thế này, mặc dù không có xung đột gì xảy ra. Mỗi lần về đến phòng trọ là con không tập trung được thứ gì và cảm thấy khó chịu trong người suốt cả ngày.

Con sống khá khép kín và rất muốn cởi mở lòng mình ra với mọi người kể cả với những người thân thiết trong nhà. Con đã cố gắng hết sức để thay đổi bản thân, mở lòng hay nói chuyện với mọi người nhưng không làm được nhiều. Vậy cho con hỏi con đang gặp vấn đề gì về tâm lý vậy ạ?

Mẹ "đầu tư" cho con đi theo đa cấp thì con sẽ về với mẹ!
Quá chán ghét bản thân mà không biết làm cách nào để cải thiện
Có thai ngoài ý muốn lần thứ 2 khi còn đi học mà gia đình lại quá khó khăn để tổ chức đám cưới...
Gửi Câu Hỏi để CSTY tư vấn MIỄN PHÍ.
Tư vấn [ riêng tư ] với Chuyên gia Tâm lý qua
Zalo 088 68 045 88 [có trả phí]

Chào con!

Qua chia sẻ của con chúng tôi nhận thấy rằng con luôn mong muốn có thể mở lòng mình ra với mọi người; tuy nhiên, dù con đã cố gắng hết sức vẫn không thể làm được, bản thân con vẫn luôn cảm thấy khó chịu với sự có mặt của người khác. Chúng tôi chia sẻ cùng con tâm sự này.

Chương trình không biết con gặp khó khăn này từ khi nào và con có gặp cú sốc tâm lý hay vấp ngã trong đời sống tình cảm khiến cho con trở nên thu mình như hiện nay hay không? Nhưng con ạ! Nếu ngay cả đối với người thân trong gia đình mà con cũng không thể thoải mái cởi mở để chia sẻ thì con sẽ đối mặt ra sao với những mối quan hệ phức tạp khác. Vì thế đó cũng là một phần nguyên nhân khiến con không thích, thấy sự khó chịu với người bạn cùng phòng. Không ai có thể mãi chỉ sống một mình mà không tương tác, chia sẻ với mọi người vì thế cần có một cuộc cách mạng thay đổi từ chính con.

Chắc hẳn là áp lực học tập của một sinh viên năm nhất khi phải xa nhà đặt lên vai con là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, biết bao bạn sinh viên cũng như con, các bạn vẫn trải qua được, thậm chí các bạn còn vui vẻ, chan hòa, kết giao với các bạn mới. Thay vì gồng mình lên để cố gắng, đi đâu cũng muốn một mình thì con cần học cách chia sẻ. Nếu không biết phải bắt đầu từ đâu thì con có thể tâm sự với người thân về việc học tập, mối quan hệ bạn bè, cuộc sống xa nhà. Đơn giản chỉ là việc kể lại một ngày của con ra sao. Từ đó nhận được sự chia sẻ, tương tác, trao đổi của mọi người. Để có thể thay đổi được tính cách, thói quen sống phụ thuộc rất nhiều vào mong muốn và sự quyết tâm của con.

Không ai có thể giúp con thay đổi ngoài chính bản thân con. Con có thể vạch ra hướng đi cho mình đó là tham gia các khóa học giao tiếp, kĩ năng sống, giá trị sống, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, tri thức xã hội, tham gia các hoạt động xã hội để ngày càng tự tin và giao tiếp tốt hơn. Việc cải thiện kĩ năng giao tiếp này sẽ là ở mọi lúc, mọi nơi và mọi mối quan hệ. Hãy bắt đầu từ những người thân xung quanh của mình và mở rộng phạm vi để cuộc sống thêm đa dạng, nhiều màu sắc hơn. Sự thay đổi đó sẽ giúp con có thêm nhiều niềm vui và góp phần làm cho cuộc sống của con trở nên tốt đẹp. Hiện tại con đang trên con đường tìm lối đi cho mình, vậy thì hãy tạo một khởi đầu thật tốt trong 4 năm đại học này.

Cuộc sống có không ít khó khăn và thử thách, con có thể không đạt được mọi thứ như mình mong muốn; tuy nhiên, tinh thần lạc quan, vui sống là cái con có thể xây dựng được và là cái giúp con dễ thành công, cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc nhìn vào những khía cạnh tích cực của vấn đề và yêu bản thân là điều mà không ít người hướng tới. Riêng về vấn đề có rối nhiễu tâm lý nào hay không thì chúng tôi chưa nhận thấy những biểu hiện rõ ràng nào có thể kết luận hay đánh giá về vấn đề sức khỏe tinh thần của con, có chăng là những lo âu, căng thẳng kéo dài hoặc tính cách con vốn hướng nội. Vậy nên sự chia sẻ của con với gia đình là cần thiết. Khi đó con có thể nhờ sự trợ giúp của gia đình đến những khoa tâm bệnh, tâm lý của bệnh viện để được đánh giá và đưa ra kết quả chính xác nhất nhé.

Chúng tôi hy vọng con cũng có thể trang bị cho bản thân điều này để cuộc sống của con trở nên tốt hơn.

Chúc con mọi điều may mắn.

Lo lắng khi con trai thích lén lút lấy "quần chip" của mẹ
Đừng bắt em làm "em gái mưa" anh nhé!
Cháu Dì cháu Dượng, yêu nhau có vi phạm đạo đức?
CửaSổTìnhYêu
cửa sổ tình yêu
tâm lý
kỹ năng
giao tiếp
thay đổi
cố gắng
nói chuyện
người thân
nội tâm
Gửi Câu Hỏi để Cửa Sổ Tình Yêu tư vấn Miễn Phí.
Tư vấn [ riêng tư ] với Chuyên gia Tâm lý qua
Zalo 088 68 045 88 [có trả phí]

Video liên quan

Chủ Đề