Tại sao khiếu nại nhiều hơn tố cáo

Vì sao người dân ngại tố cáo?

Vì sao khiếu nại nhiều hơn tố cáo

145

Theo Luật tố cáo 2018 thì: "Tố cáo" là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bạn đang xem: Vì sao khiếu nại nhiều hơn tố cáo

"Khiếu nại" theo quy định tại Luật khiếu nại 2011 là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Vì sao đưa anh tới phiên bản trungAdmin - 23/02/2022

Hệ thống aquaponics là gìAdmin - 23/02/2022

Sổ bảo hiểm xã hội là gìAdmin - 23/02/2022

Chi pu: mọi người chỉ trích, chế giễu tôi thực sự không saiAdmin - 23/02/2022

Cash flow statement là gìAdmin - 23/02/2022

19/5 là ngày gìAdmin - 23/02/2022

Every so often là gìAdmin - 23/02/2022

Điểm khuyến khích là gìAdmin - 23/02/2022

Cá nục tiếng anh là gìAdmin - 23/02/2022

Iso là viết tắt của từ gìAdmin - 23/02/2022

Dành cho bạn

Vì sao gửi mail không được

Type of business là gì

Tri ân tiếng anh là gì

Hồ sơ pháp lý là gì

Huyết sắc tố là gì

Voucher Là Gì ? Coupon Khác Gì Voucher! Coupon Là Gì

Copyright © 2021 ttmn.mobiLiên Hệ - Giới Thiệu - Điều Khoản - Bảo Mật

Vì sao đơn thư khiếu nại tố cáo tăng?

H.Vũ

07:44 09/10/2020

Phân biệt khiếu nại và tố cáo

03-09-2020 09:15

Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Quá trình phát triển của pháp luật và qua những đòi hỏi của thực tiễn mà khiếu nại và tố cáo dần dần có sự phân biệt và qua một thời gian đã dẫn đến việc xuất hiện hai đạo Luật: Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 riêng biệt [hiện nay Luật Tố cáo năm 2011 đã được thay thế bằng Luật Tố cáo năm 2018]. Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Đồng thời giúp cho cơ quan hành chính nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, trên thực tiễn việc phân định giữa khiếu nại và tố cáo là công việc không hề đơn giản ngay cả đối với những người thường xuyên phải xử lý đơn thư hay các vụ việc nhận được. Sự phức tạp có thể do nhiều nguyên nhân, từ sự phân tích các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí để có thể phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo, cũng như xử lý những tình huống có sự lẫn lộn giữa khiếu nại, tố cáo đang xảy ra trong thực tiễn. Cụ thể:

- Thứ nhất về chủ thể: Theo quy định tại Điều 2, Luật Tố cáo thì chủ thể của tố cáo chỉ có thể là cá nhân, trong khi đó theo quy định của Luật Khiếu nại thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

- Thứ hai về đối tượng: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Còn tố cáo có đối tượng rộng hơn, đó là “hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

- Thứ ba về mục đích: Mục đích của khiếu nại hướng tới bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, còn mục đích của tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà còn hướng tới lợi ích của Nhà nước và xã hội.

- Thứ tư về cách thức thực hiện: Cách thức thực hiện của khiếu nại là việc người khiếu nại “đề nghị” người có thẩm quyền “xem xét lại” các quyết định hành chính, hành vi hành chính... trong khi đó, cách thức thực hiện tố cáo là việc người tố cáo “báo” cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo “biết” về hành vi vi phạm pháp luật.

- Thứ năm, giải quyết khiếu nại là việc xác minh kết luận và quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Trong khi đó giải quyết tố cáo là việc người giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, từ đó áp dụng biện pháp xử lý cho thích hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi chứ không phải ra quyết định giải quyết tố cáo./.

Hà Văn Dương



Sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo trên thực tế

2020-09-25 08:18:00.0

Mặc dù có sự phân định ngày càng rõ nét trong các quy định của pháp luật và trong việc xử lý đơn thư, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo nhưng không thể phủ nhận rằng trên thực tế vẫn có sự lẫn lộn giữa khiếu nại và tố cáo dưới những dạng chủ yếu sau đây:

1. Trong một vụ việc vừa có khiếu nại, vừa có tố cáo: Chẳng hạn một công dân viết đơn trình bày về việc mình đã được đền bù giải phóng mặt bằng theo họ là không đúng với quy định của nhà nước khiến cho họ bị thiệt thòi. Đồng thời, người này cũng tố cáo hành vi của một cán bộ trong ban giải phóng mặt bằng đã nhận hối lộ của một ai đó để đo thừa diện tích để nhận tiền đền bù cao hơn so với thực tế. Rõ ràng trong vụ việc cụ thể này thì cùng lúc có hai nội dung khác nhau như vậy sẽ được xử lý bằng hai trình tự, thủ tục khác nhau: Việc xem xét thắc mắc của người này sau đó sẽ trả lời hoặc đưa ra một phương án đền bù khác sẽ theo trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại. Việc làm rõ có hay không hành vi nhận tiền rồi đo thừa diện tích để nhận tiền đền bù cao hơn thực tế sẽ theo trình tự giải quyết tố cáo.

2. Trong một vụ việc người đưa đơn vừa khiếu nại để đòi lợi ích, vừa tố cáo người ban hành quyết định hoặc có hành vi trái pháp luật, đòi xử lý người có quyết định hay hành vi đó. Đây là trường hợp khá phổ biến. Nếu nhìn về bề ngoài thì có vẻ như vụ việc vừa có khiếu nại, vừa có tố cáo nhưng nếu xét về bản chất thì đây chỉ là những vụ việc khiếu nại vì mục đích đòi lợi ích của mình. Những yếu tố gọi là tố cáo trong đó có thể chỉ là thể hiện sự bức xúc của người khiếu nại trước sự thiệt thòi của mình mà họ cho rằng do người ban hành hay thực hiện quyết định gây ra, cũng có thể họ đưa ra những hành vi sai trái của đối tượng để tăng thêm sức ép hay tạo niềm tin cho người nhận khiếu nại về hành vi mà họ khiếu nại, thúc đẩy cơ quan có thẩm quyền quan tâm giải quyết. Những người làm công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo thường gọi đây là vụ việc “tố để khiếu”.

Người khiếu nại đã tố cáo người giải quyết khiếu nại về việc ban hành quyết định giải quyết hoặc người đưa ra kiến nghị giải quyết. Đây là một hiện tượng ngày càng xảy ra nhiều trên thực tế nhất là sau khi Luật Khiếu nại được ban hành. Nguyên nhân xuất phát từ việc theo quy định của Luật Khiếu nại, thì việc giải quyết khiếu nại chỉ được thực hiện ở mức độ nào đó [theo quy định hiện hành thì chỉ được là 02 lần]. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì người khiếu nại có thể khởi kiện ra Tòa hành chính. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau họ không khởi kiện ra tòa mà vẫn muốn được giải quyết tại các cơ quan hành chính. Vì vậy, thay vì họ tiếp tục khiếu nại mà họ chuyển sang tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hoặc người đã thẩm tra, xác minh và kiến nghị việc giải quyết.

Để giải quyết vấn đề này thì tại điểm d, Điều 29, Luật Tố cáo năm 2018 quy định: “Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ, để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.”./.

Nguyễn Tiến Long



Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề