Tại sao miễn nhiệm Chủ tịch nước

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng [trái] đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam từ cuối tháng 10/2018

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua thủ tục miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng và mở đường cho việc chuẩn bị bầu người thay thế được dự kiến vào ngày 05/4/2021.

Báo Nhân dân trong bài 'Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng' hôm thứ Sáu cho hay một nghị quyết miễn nhiệm đã được thông qua với tỷ lệ tán thành cao:

"Thực hiện chương trình kỳ họp, chiều 2-4, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Kết quả có 438/440 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 91,67% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội VN có tân chủ tịch và chờ bầu đi bầu lại sắp tới

Quảng cáo

Hội luận BBC về kiện toàn nhân sự lãnh đạo Tứ trụ của VN

Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc 'làm việc tích cực đến giờ chót'

Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội VN

Chính phủ TT Nguyễn Xuân Phúc 'đã làm được nhiều việc đáng trân trọng'

Tờ báo cũng trích phát biểu của tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Vương Đình Huệ, nhấn mạnh:

"Trong hơn hai năm qua, trong điều kiện cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đồng thời giữ cương vị Chủ tịch nước.

"Mặc dù nhiệm vụ rất nặng nề nhưng trách nhiệm cao cả trước Đảng, trước nhân dân, Tổng Bí thư đã dành hết tâm sức của mình cho sự phát triển của đất nước, hoàn thành xuất sắc trọng trách trên cương vị Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam."

Vẫn theo tờ báo của Trung ương ĐCSVN, tiếp đó thực hiện chương trình kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước để Quốc hội thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước.

VN: Ông Nguyễn Xuân Phúc thành tân Chủ tịch nước lịch sử

Nguồn hình ảnh, STR/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sáng 5/4

Sáng nay 5/4, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước và ông Nguyễn Xuân Phúc được 100% số phiếu.

Theo kết quả được Quốc hội Việt Nam công bố, ông Nguyễn Xuân Phúc được 468/468 đại biểu tín nhiệm.

Trước đó, ngày 2/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước.

Chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 có sự thay đổi về nhân sự khi giữa năm 2018, ông Trần Đại Quang qua đời. Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công giữ chức Quyền Chủ tịch nước từ 23/9 đến 23/10/2018.

Quảng cáo

Ngày 23/10/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.

Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN?

VN: Ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội - người dân có bất ngờ?

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

Tại Đại hội XIII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là hai "trường hợp đặc biệt" tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Báo VNExpress trích lời phát biểu của Tân Chủ tịch nước rằng nhiệm kỳ vừa qua, "con tàu Việt Nam" đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố, từ bất ổn kinh tế thế giới đến đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ liên tiếp tác động rất nặng nề đến sự phát triển của đất nước.

"Những thành tựu chúng ta giành được không chỉ đo bằng con số GDP tạo ra, mà còn là những giá trị xã hội vô hình không thể tính hết, đó còn là tinh thần đoàn kết, thi đua yêu nước, lòng quả cảm nhân hậu và tình người, sự bền bỉ và ái quốc trong nhân dân", ông Phúc nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Xuân Phúc [phải] trong một lần gặp mặt với Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại một sự kiện quốc tế

Cũng như ông Vương Đình Huệ trở thành Chủ tịch quốc hội, việc ông Nguyễn Xuân Phúc thành Chủ tịch nước không gây bất ngờ cho nhiều người dân Việt Nam. Tại Đại hội 13, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã được thông báo rằng:

  • Ông Vương Đình Huệ đề cử Chủ tịch Quốc hội
  • Ông Nguyễn Xuân Phúc đề cử Chủ tịch nước
  • Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử Tổng Bí thư
  • Ông Phạm Minh Chính đề cử Thủ tướng

Cũng trong sáng hôm nay, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình danh sách đề cử để bầu Thủ tướng. Nhân sự được giới thiệu là Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Bầu chủ tịch Quốc hội mới vào ngày 31.3

Sáng 15.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hộikhai mạc phiên họp 54 cho ý kiến về nội dung, chương trình kỳ họp 11, Quốc hội khóa 14.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào năm 2018

Ảnh Gia Hân

Kỳ họp 11 khai mạc ngày 24.3 và bế mạc ngày 8.4, kéo dài trong 12 ngày. Trong đó, phần lớn thời gian kỳ họp để làm công tác nhân sự. Dự kiến, công tác nhân sự sẽ được tiến hành từ ngày 30.3.

Theo chương trình dự kiến trình tại phiên họp, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào ngày 30.3. Chủ tịch Quốc hội mới sẽ được bầu vào ngày tiếp theo, 31.3. Vào sáng 1.4, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín để bầu một số phó chủ tịch Quốc hội.

Trong buổi chiều 1.4, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sáng ngày tiếp theo, 2.4, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước mới bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ ngay sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu vào sáng cùng ngày.

Trong chiều 2.4, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngay sau đó, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng mới.

Việc bầu Thủ tướng Chính phủ sẽ được tiến hành vào sáng 5.4.

Quốc hội chính thức miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng

16:19 02/04/2021

Chiều 2/4, với 438/440 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

  • Chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
  • Hôm nay, Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước

Chiều 2/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch nước.

Trước đó, đầu phiên làm việc chiều 2/4, Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước. Sau đó, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Theo đó,438/440 đại biểu có mặt tán thành việc miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Theo dự kiến, tân Chủ tịch nước sẽ được Quốc hội bầu vào sáng 5/4.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Phát biểu sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, hơn 2 năm qua, trong điều kiện cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng thời giữ cương vị Chủ tịch nước.

“Mặc dù nhiệm vụ rất nặng nề nhưng trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành hết tâm sức của mình cho sự phát triển của đất nước, hoàn thành xuất sắc trọng trách trên cương vị Chủ tịch nước.Thay mặt Quốc hội, xin trân trọng cảm ơn và kính chúc Tổng Bí thư luôn mạnh khỏe, cùng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảnglãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đưa đất nước ngày càng phát triển nhanh và bền vững”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Các đại biểu thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước vào ngày 23/10/2018 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV. Báo cáo trước Quốc hội về công tác của Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 tại phiên khai mạc Kỳ họp 11, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho biết, mặc dù nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước và đặc biệt, từ cuối năm 2018, với trọng trách Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, trong mọi thời điểm, Chủ tịch nước đều nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân.

Bên cạnh đó, kết quả công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; quan tâm giải quyết có hiệu quả những vấn đề quốc kế dân sinh và những vấn đề bức xúc trong xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân...

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết

Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đồng thời kiên quyết, kiên trì, quyết tâm trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Chính vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, bài bản, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, xử lý các hành vi sai phạm theo phương châm: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đã tạo ra sức răn đe, cảnh tỉnh lớn. Tham nhũng, tiêu cực từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp được phát hiện, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ.


# Chủ tịch nước miễn nhiệm Nguyễn Phú Trọng Quốc hội

Facebook Twitter Link gốc

Video liên quan

Chủ Đề