Tại sao khi trời mặt ta lao động vẫn ra mồ hôi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi bị đổ mồ hôi nhiều, người ta thường nghĩ ngay là do thời tiết nóng nực hay vận động quá mức. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều không chỉ có như vậy. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi.

Tuyến mồ hôi là ống dẫn nằm dưới vùng hạ bì. Ống dẫn này thường cuộn lại, mồ hôi được sản xuất tại phần cuộn, còn phần ống dài là đường nối tuyến mồ hôi với bề mặt của da và tế bào thần kinh [hệ thống thần kinh giao cảm] kết nối với các tuyến mồ hôi. Khi tâm lý tác động lên hệ thần kinh giao cảm thì xảy ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều.

Tuyến mồ hôi ở khắp nơi trên cơ thể [trừ môi và núm vú], khi gặp bất kỳ tác động nào thì cũng đều xảy ra tình trạng tiết mồ hôi.

Có 2 loại tuyến mồ hôi là:

  • Tuyến mồ hôi toàn vẹn [Eccrine]: có mặt ở khắp cơ thể, nhưng chủ yếu là tay và chân. Mồ hôi ở tuyến này chỉ bao gồm nước, muối và chất khoáng. Tuyến mồ hôi này chủ yếu hoạt động ở tuổi dậy thì và có liên quan đến nội tiết, sự phát triển của cơ thể. Do đó, thường thấy các em học sinh ở tuổi dậy thì gặp hiện tượng đổ mồ hôi nhiều.
  • Tuyến mồ hôi đầu hủy [Apocrine]: chủ yếu có ở nách, hậu môn và bộ phận sinh dục. Mồ hôi ở tuyến này vừa có nước, muối, vừa có các protein và axit béo. Bình thường, mồ hôi ở vùng nách hay vùng kín sẽ chuyển hóa các thành phần protein, axit béo tạo ra các mùi khó chịu và có màu vàng.

Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường, giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể và loại bỏ các độc tố bên trong. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi nhiều thì đó có thể là một hiện tượng bất thường cần được tìm hiểu nguyên nhân để điều trị.

  • Bệnh tiểu đường: Đường huyết thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi nhiều.
  • Rối loạn tuyến giáp: Cường giáp làm tăng tốc độ của quá trình trao đổi chất và có thể gây giảm cân, nhịp tim bất thường và đổ mồ hôi nhiều.
  • Rối loạn giấc ngủ: Đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ, có thể gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ và làm chậm hoặc trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng thở.
  • Ung thư: Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lymphoma. Đã có hơn 32.000 phụ nữ được chẩn đoán bị bệnh u lympho không Hodgkin hàng năm và nguy cơ này tăng dần theo độ tuổi. Các triệu chứng khác của bệnh gồm sưng hạch bạch huyết, giảm cân, đau ngực và khó thở,...
  • Bị nhiễm trùng: Bệnh lao có thể gây đổ mồ hôi nhiều quá mức. Một số trường hợp hiếm gặp cũng cho thấy viêm xương có thể ảnh hưởng đến đốt sống hoặc xương chậu ở người trưởng thành và có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều. Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm nội tâm mạc, viêm van tim và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là triệu chứng phổ biến của tình trạng bị nhiễm trùng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Có nhiều loại thuốc có thể gây đổ mồ hôi nhiều. Các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh tim, huyết áp, các thuốc chống trầm cảm là những loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây đổ mồ hôi nhiều.
  • Các nguyên nhân khác như: tâm lý bị xúc động mạnh, ăn quá nhiều đồ cay, nóng, mắc bệnh lý vùng hệ thống thần kinh giao cảm, đang mang thai hoặc bước vào giai đoạn mãn kinh.

Đường huyết thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi nhiều

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều mà có cách điều trị khác nhau:

  • Nếu đổ mồ hôi nhiều là do vận động hay tập luyện thì không có gì đáng lo ngại. Bởi đối với trường hợp này, mồ hôi toát ra nhiều là hoàn toàn có lợi, giúp thải độc, làm sạch da và ổn định huyết áp.
  • Đổ mồ hôi nhiều do mắc các bệnh lý stress hay những lý do khác tác động lên hệ thần kinh giao cảm thì cần được điều trị tận gốc. Bên cạnh áp dụng các liệu pháp tâm lý và tập luyện thì có thể phẫu thuật để cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này tương đối khó và người bệnh thường phải chung sống với bệnh.

Dùng các loại thuốc xịt khử mùi tại chỗ đối với những vùng dễ đổ mồ hôi nhiều

  • Dùng các loại thuốc xịt khử mùi tại chỗ đối với những vùng dễ đổ mồ hôi nhiều [như nách, bẹn ,...] để khử các mùi hôi khó chịu.
  • Tránh để cơ thể bị thiếu nước nghiêm trọng.
  • Có thể sử dụng các loại thảo dược như bạch thược, thiên môn đông, sơn thù, ...
  • Áp dụng các biện pháp như châm cứu, xoa vai, ấn huyệt để cân bằng, ổn định hệ thống thần kinh giao cảm.

Đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý. Do đó, nếu bị đổ mồ hôi nhiều hoặc quá nhiều, người bệnh cần tìm đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong Hồi Sức cấp cứu.

Mồ hôi đổ nhiều bất thường không liên quan đến nhiệt độ hoặc hoạt động thể chất. Đừng chủ quan khi không hoạt động mà vẫn đổ nhiều mồ hôi vì đó là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

Đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Hệ thần kinh của chúng ta tự động kích hoạt các tuyến mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Đổ mồ hôi cũng hay thường xảy ra, đặc biệt trong lòng bàn tay khi chúng ta lo lắng.

Thể thường gặp nhất của tăng tiết mồ hôi được gọi là tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát. Đối với thể này, những dây thần kinh chịu trách nhiệm thông báo cho các tuyến mồ hôi trở nên tăng động, thậm chí khi chúng không được kích hoạt do hoạt động thể chất hoặc tăng nhiệt độ. Với căng thẳng và lo lắng, vấn đề này thậm chí còn nghiêm trọng. Thể tăng tiết mồ hôi này thường xảy ra trong lòng bàn tay và đôi khi ở mặt.

Không có nguyên nhân y tế của thể tăng tiết mồ hôi này, nó có thể có yếu tố di truyền, bởi vì đôi khi nó xuất hiện giữa các thành viên trong gia đình.

Rối loạn hệ thần kinh dẫn tới đổ mồ hôi nhiều

Tăng tiết mồ hôi thứ phát xuất hiện khi đổ mồ hôi quá nhiều do một vấn đề sức khỏe, thường ít gặp hơn. Nó có xu hướng gây đổ mồ hôi khắp cơ thể. Các tình trạng có thể gây ra đổ mồ hôi quá mức bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Trào huyết mãn kinh
  • Các vấn đề tuyến giáp
  • Hạ đường huyết
  • Một số loại ung thư
  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Nhiễm trùng

Một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây đổ mồ hôi quá mức, như cai nghiện Opioid.

Hầu hết mọi người đổ mồ hôi khi tập luyện hoặc gắng sức, trong môi trường nóng nực, hoặc lo lắng hay căng thẳng. Tuy nhiên, lượng mồ hôi đổ ra do tăng tiết mồ hôi hơn xa mức bình thường.

Tăng tiết mồ hôi thường ảnh hưởng đến tay, chân, nách hoặc mặt gây ra ít nhất một đợt một tuần, trong lúc thức và thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

Các biến chứng của tăng tiết mồ hôi bao gồm

  • Nhiễm trùng. Những người đổ mồ hôi nhiều sẽ dễ bị nhiễm trùng da.
  • Ảnh hưởng đến đời sống xã hội và cảm xúc. Bàn tay dơ hoặc mướt mồ hôi và áo quần ướt đẫm gây nhiều lúng túng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến việc theo đuổi công việc và mục tiêu học tập.

Một số trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều đi kèm với chóng mặt, đau ngực hoặc buồn nôn.

Hãy đi khám bác sĩ nếu:

  • Đổ mồ hôi làm gián đoạn thói quen hàng ngày

Khám bác sĩ vấn đề đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi gây khó khăn về mặt tình cảm hoặc chướng ngại giao tiếp xã hội

  • Đột nhiên đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Bị đổ mồ hôi đêm mà không có lý do rõ ràng

Điều trị tăng tiết mồ hôi thường có tác dụng, bắt đầu với các chất ngăn tiết mồ hôi cường độ theo toa. Nếu điều trị các chất ngăn tiết mồ hôi không đáp ứng, người bệnh có thể cần thử các loại thuốc và phương pháp điều trị khác. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ tuyến mồ hôi hoặc ngắt kết nối các dây thần kinh chịu trách nhiệm gây quá sản mồ hôi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề