Tại sao khám sức khỏe điện tử

Trên hai cửa hàng CH Play của Google và App Store của Apple, Sổ sức khoẻ điện tử đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất những ngày qua. Trên kho ứng dụng của Android, ứng dụng có hơn 100 nghìn lượt tải xuống. Trên hệ điều hành iOS, Sổ sức khoẻ điện tử còn được tải nhiều hơn cả các mạng xã hội phổ biến, như TikTok, Facebook, Zalo...

Mặc dù ghi nhận số lượng tải về lớn, nhiều người dùng phản ánh ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử vẫn còn nhiều bất cập. Trên iOS, ứng dụng được đánh giá 1,8 sao. Trên Android, nền tảng này được được người dùng "chấm" 2,9 sao, trong khi ứng dụng y tế đứng vị trí thứ hai là Bluezone được đánh giá 4,5 sao.

Những lỗi được người dùng phản ánh nhiều nhất là ứng dụng hoạt động chập chờn, không đăng ký được tài khoản, không quét được mã QR trên bảo hiểm y tế, thiếu thông tin bệnh viện quận...

Phần đánh giá và bình luận về ứng dụng nhận được rất nhiều lời phàn nàn của người dùng: "Đăng ký xong được gửi mã xác nhận, nhưng nhập vào thì bị báo lỗi", "Đăng ký chục lần vẫn đều báo lỗi", "Tôi đã tải đi tải lại nhiều lần, nhưng không thể đăng ký được". Nhiều người cho biết họ gặp khó khăn do mã OTP gửi về chậm, hoặc gửi về nhưng khi nhập vào ứng dụng thì bị báo mã sai.

Ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử đang đứng đầu cả hai kho ứng dụng Android và iOS.

Theo ông Ngô Vĩnh Quý, đại diện Viettel Solutions - đơn vị phát triển hệ thống, tình trạng này xảy ra trong những ngày đầu, khi hệ thống được xây dựng trong thời gian rất ngắn và phục vụ chiến dịch và có lượng người dùng tăng đột biến. Đại diện Viettel cho biết đã phối hợp cùng Bộ TT&TT xây dựng các hướng dẫn và Bộ sẽ sớm ban hành để người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc đăng ký và sử dụng. Đến nay, hầu hết các lỗi đã được khắc phục. Đến sáng ngày 14/7, hệ thống ghi nhận hơn 1,2 triệu lượt đăng ký tiêm thành công qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.

Một vấn đề khác là nhiều người đã tiêm vaccine Covid-19 nhưng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hiển thị chưa tiêm. "Tôi đã tiêm vaccine được ba tuần nhưng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử vẫn hiển thị chưa tiêm", Nguyễn Lâm [TP HCM] chia sẻ. Anh Lâm cho biết hiện vẫn phải mang theo chứng nhận bằng giấy để dùng khi cần thiết. Anh băn khoăn không rõ việc này có ảnh hưởng đến những lần tiêm sau hay không.

Nhiều người đã tiêm vaccine như anh Lâm cũng gặp tình huống tương tự. Trong khi một số người khác, dù thời điểm tiêm muộn hơn, nhưng phần Chứng nhận tiêm chủng trên ứng dụng tiêm chủng đã chuyển sang màu vàng, cùng thông tin "đã tiêm 01 mũi vaccine".

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin [Bộ Y tế], cho biết: "Hệ thống mới vận hành, trong khi lượng dữ liệu về tiêm chủng tương đối lớn, nên có thể một thời gian nữa những người đã tiêm vaccine mới có thông tin trên hệ thống".

Ông Nam khẳng định dữ liệu của người dùng tiêm ở bất kỳ thời điểm nào đều sẽ được đồng bộ. Việc đưa lên hệ thống chỉ là vấn đề thời gian. Với những người đã tiêm trước đó và đã đăng nhập Sổ sức khỏe điện tử, khi thông tin cá nhân trùng khớp với thông tin điểm tiêm chủng nhập lên, phần chứng nhận tiêm chủng sẽ thể hiện tình trạng tiêm và có thể phân biệt bằng màu sắc.

Chứng nhận này gồm một mã QR với nền trắng, nếu người dùng chưa tiêm. Sau khi tiêm một mũi, nền chuyển sang màu vàng, tiêm đủ hai mũi sẽ chuyển sang màu xanh. Mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử sau này sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 và mở đường cho Hộ chiếu vaccine sau này.

Thông tin tiêm chủng của người dân trên hệ thống còn phụ thuộc vào việc nhập liệu của cơ sở tiêm chủng. "Với số lượng tiêm người tiêm lớn, các cơ sở y tế cần thời gian để nhập thông tin của từng người vào hệ thống. Vì vậy, những người đã tiêm được ghi nhận trên hệ thống khác nhau - người được ghi nhận trước, người ghi nhận sau", đại diện Viettel Solutions - đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống, cho biết.

Đơn vị này cho biết toàn bộ dữ liệu do các Sở Y tế tại các tỉnh và Bộ Y tế quản lý. Những người đã tiêm trước khi hệ thống được triển khai, dữ liệu đang tiếp tục nhập liệu lên hệ thống, đảm bảo người dân có chứng nhận tiêm chủng nhanh nhất.

Ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử chưa ghi nhận thông tin tiêm chủng của nhiều người dùng dù họ đã tiêm vaccine Covid-19.

Sổ sức khoẻ điện tử là một trong hai nền tảng cho phép người dân đăng ký tiêm vaccine Covid-19 trên Internet. Người dân chỉ cần tải ứng dụng, đăng ký tài khoản và đăng nhập ứng dụng bằng số điện thoại. Để đăng ký tiêm chủng, người dùng cần nhập thông tin cá nhân, địa chỉ, nghề nghiệp, đối tượng. Tiếp đến, người dùng cần khai báo y tế, xác nhận đồng ý với các điều khoản về tiêm chủng. Sau khi nhận được thông báo đăng ký thành công, người dân sẽ được liên hệ qua điện thoại. Theo cơ quan chức năng, đây mới là bước đầu để "thu thập nhu cầu và thông tin để lập danh sách đăng ký tiêm theo từng địa bàn", thời gian tiêm cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế.

Ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử được kết nối trực tiếp với Hệ thống Hồ sơ sức khoẻ cá nhân của Bộ Y tế. Ngoài việc đăng ký tiêm chủng, ứng dụng còn có thêm các tính năng, như khai báo y tế, chứng nhận tiêm chủng, cập nhật phản ứng sau khi tiêm vaccine Covid-19, mã số sức khoẻ, hồ sơ sức khoẻ, đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến...

Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 quốc gia, sau bốn ngày triển khai Nền tảng quản lý tiêm chủng, số lượng đăng ký tiêm đạt 2,2 triệu lượt, số người đã tiêm trên cả nước đạt trên 3,6 triệu.

Lưu Quý - Khương Nha

Bộ Y tế dự kiến mở rộng ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử trong nhiều lĩnh vực, hướng tới bao phủ toàn dân sử dụng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Sổ Sức khỏe điện tử đã có hơn 34 triệu người dùng

Sổ sức khỏe điện tử là ứng dụng trên nền tảng thiết bị điện tử của Bộ Y tế giúp người dân Việt Nam dễ dàng quản lý thông tin sức khỏe của bản thân, chủ động phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình mọi lúc, mọi nơi.

Với Sổ sức khỏe điện tử, mỗi người dân sẽ có 1 quyển sổ y bạ điện tử gồm thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh, tiêm chủng; tạo thuận lợi cho cán bộ y tế chẩn đoán và điều trị bệnh giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, giảm bớt chi phí khám chữa bệnh.

Đối với ngành y tế, Sổ sức khỏe điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng y tế điện tử, ứng dụng phát triển y tế thông minh, góp phần hiện đại hóa ngành y tế, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.

Bộ Y tế đặt mục tiêu bao phủ toàn dân sử dụng Sổ Sức khỏe điện tử trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Được đưa lên các kho ứng dụng của Google, Apple cho người dân tải và sử dụng từ giữa năm 2021, đến nay Sổ sức khỏe điện tử đã có hơn 34 triệu người dùng. Ứng dụng có các tính năng nổi bật như đăng ký tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, khai báo y tế online, chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19, tư vấn y tế từ xa, quản lý hồ sơ sức khỏe, cẩm nang y tế. Bộ Y tế đang triển khai thử nghiệm tại một số tỉnh các tính năng mới tư vấn sức khỏe F0 và đặt lịch khám tại cơ sở y tế.

Trong kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2022, Bộ Y tế đã xác định mở rộng ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử trong nhiều lĩnh vực, hướng tới bao phủ toàn dân sử dụng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Cụ thể, trong năm nay, Bộ Y tế sẽ mở rộng ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử trong 4 lĩnh vực: Quản lý bệnh không lây nhiễm; Quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ em; Quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; Quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh hình thành kho dữ liệu quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ thực hiện việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền kết nối Sổ sức khỏe điện tử.

Hệ thống thông tin quản lý bệnh không lây nhiễm kết nối Sổ sức khỏe điện tử sẽ do bệnh viện Nội tiết trung ương thực hiện. Hệ thống thông tin quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ em kết nối Sổ sức khỏe điện tử được giao cho bệnh viện Nhi trung ương. Thực hiện hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh ngoại trú chi trả bảo hiểm xã hội kết nối Sổ sức khỏe điện tử là bệnh viện E. Và nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên kết nối Sổ sức khỏe điện tử được giao cho bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Bước đầu hình thành kho dữ liệu tập trung ngành y tế

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nữa của ngành y tế trong năm 2022 là bước đầu hình thành kho dữ liệu y tế, đặc biệt là lưu trữ dữ liệu từ các hệ thống thông tin do Bộ Y tế là chủ quản nhưng chưa thuộc quản lý của Bộ Y tế; hình thành phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu để khai thác kho dữ liệu, hướng tới đào tạo nhân lực về khoa học dữ liệu ngành y tế.

Theo ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế, việc hình thành kho dữ liệu y tế và phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu chính là nhằm giải quyết bài toán các hệ thống thông tin, hệ thống ứng dụng của ngành y tế hiện chưa được kết nối, chia sẻ cũng như chưa khai thác hiệu quả các dữ liệu.

Cũng trong năm 2022, mục tiêu Bộ Y tế đặt ra còn là bước đầu có kết quả ứng dụng trí tuệ nhân tạo [AI] trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dược, trang thiết bị y tế, trong một số lĩnh vực chuyên môn và phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể, ngành y tế sẽ thuê dịch vụ ứng dụng AI trong thực hiện dịch vụ công mức 4 các lĩnh vực quản lý dược, quản lý trang thiết bị y tế và hỗ trợ chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống dịch; theo hình thức dịch vụ trọn gói, sử dụng dữ liệu hiện có của Bộ Y tế, các nguồn dữ liệu hợp pháp khác và tri thức chuyên gia để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về thông tin hỗ trợ xử lý nghiệp vụ, hỗ trợ chỉ đạo điều hành. Tài sản trí tuệ bao gồm phần mềm và dữ liệu hình thành từ việc cung cấp dịch vụ thuộc toàn quyền sở hữu của Bộ Y tế, tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước về bảo mật dữ liệu.

Công nghệ AI cũng được ứng dụng vào một số hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam; hỗ trợ chẩn đoán và đoán bệnh da liễu; hỗ trợ chẩn đoán và đoán bệnh lao phổi.

Song song đó, trong năm nay, Bộ Y tế còn tập trung triển khai các nhiệm vụ khác như: Hoàn thành các nhiệm vụ Bộ Y tế được giao tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về y tế, bước đầu hình thành hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm trực tuyến...

Vân Anh

Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã thống nhất bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng này dự kiến sẽ có ở phiên bản sắp tới của các ứng dụng.

Video liên quan

Chủ Đề