Tại sao thiếu ngủ lại đau đầu

 Cập nhập:29/04/2022

Những người bị đau đầu mạn tính và đau nửa đầu có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ cao gấp 8 lần so với người khác. Đau đầu mất ngủ có thể trở thành một chu kỳ lặp lại và tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người, nguy cơ hình thành hàng loạt bệnh lý nguy hiểm toàn thân.

Khi nào bị đau đầu mất ngủ?

Khi một người bị đau đầu mạn tính, cơn đau có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như khiến người bệnh ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ… Mặc khác, nguyên nhân khởi phát cơn đau đầu còn mạn tính còn do yếu tố nguyên phát [migraine, đau đầu do căng thẳng, đau đầu chuỗi] và yếu tố thứ phát [sốt cao, viêm xoang… ]. 

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc trị đau đầu không đúng cách cũng là một nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ. Mặc dù thuốc chữa đau đầu thường mang đến hiệu quả giảm đau đầu, nhưng nếu lạm dụng, sử dụng không đúng thời điểm, không đúng chỉ định… sẽ khiến tình trạng đau đầu mất ngủ dễ tăng nặng.

Tác dụng phụ của việc lạm dụng thuốc trị đau đầu là gây mất ngủ

Tại sao mất ngủ gây đau đầu?

Thông thường, người ngủ không đủ giấc sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau, thậm chí là kéo dài đến vài ngày và đau đầu cũng là một triệu chứng dễ gặp ở người bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ. Những người bị rối loạn giấc ngủ thường bị đau đầu dai dẳng vào ban ngày.

Mặc khác, trường hợp ngủ quá nhiều cũng có thể gây đau đầu. Tình trạng này có xu hướng xảy ra ở những người bị đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu cố gắng bắt kịp giấc ngủ bị bỏ lỡ. Bạn có thể thức dậy với cơn đau đầu sau một giấc ngủ quá dài hoặc ngủ trưa quá lâu.

Ngoài ra, nếu đau đầu mất ngủ kéo dài dai dẳng, có thể bạn sắp đối mặt với một số bệnh lý như rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, u não và tiểu đường… Những bệnh lý này cần được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Mối quan hệ giữa mất ngủ với đau đầu

Có thể thấy rằng giấc ngủ thoải mái, ngủ đủ giấc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, thiếu ngủ hoặc mất ngủ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt bình thường và đặc biệt là gây ra các cơn đau đầu. Mất ngủ, đau đầu được xem là một vòng luẩn quẩn của bệnh tật, nếu không chữa trị dứt điểm sẽ mang đến nhiều hậu quả nặng nề.

Người có thói quen ngủ không khoa học tăng nguy cơ hình thành cơn đau đầu. 

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân hình thành cơn đau đầu thường do mất ngủ gây ra. Mặc dù mất ngủ là “chuyện không của riêng ai”, , nhưng đối với những người bị mất ngủ mạn tính thì thường cơn đau đầu thường đến dữ dội và liên tục hơn. 

Khó đi vào giấc ngủ, dễ bị thức giấc giữa đêm hoặc thức sớm hơn bình thường là những biểu hiện thường thấy ở người bị mất ngủ. Mất ngủ còn ảnh hưởng đến các hoạt động diễn ra trong ngày, khiến cơ thể cảm thấy khó tập trung, kiệt sức và đau đầu. Các hậu quả cụ thể như sau:

  • Thiếu ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ là những phàn nàn phổ biến ở những người thường xuyên bị đau đầu. Mất ngủ kéo dài thường liên quan đến các bệnh lý như trầm cảm, lo lắng, lười vận động và tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh. Ngược lại, những người bị đau đầu mạn tính có nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng, điều này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ. 

  • Những người mắc chứng đau nửa đầu mạn tính, cơn đau đầu xuất hiện mỗi tháng khoảng 15 ngày trở lên đồng nghĩa với có tỷ lệ mất ngủ cao gấp đôi so với những người ít hoặc không bị đau đầu. 

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, chứng mất ngủ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là liên quan đến mạch máu não. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não gây khởi phát quá trình viêm, làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não. Lượng máu lên não ít, khiến hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn với biểu hiện cụ thể là tình trạng mất ngủ và đau đầu.

Vì vậy, việc chữa bệnh mất ngủ, thiếu ngủ và đau đầu cần có sự kết hợp của nhiều giải pháp. Ở mức độ nặng, người bệnh cần được thăm khám kỹ càng với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị từ sớm. Để kết quả thăm khám chính xác, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số thông tin quan trọng như:

  • Cơn đau kéo dài trong bao lâu? Bạn có tự chữa trị cơn đau đầu lần nào không? 

  • Giờ đi ngủ và thức dậy mỗi ngày, mất bao lâu để đi vào giấc ngủ, thời gian ngủ và số lần bạn thức dậy giữa đêm?

  • Chế độ sinh hoạt mỗi ngày của bạn như thế nào: hoạt động thể chất, chế độ ăn kiêng, thuốc men, giờ ăn, uống rượu và cafein… 

Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị cho từng trường hợp bệnh lý khác nhau.

Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, để rút ngắn thời gian điều trị đau đầu, mất ngủ người người nên phối hợp với thay đổi lối sống, tạo thói quen tốt trước khi đi ngủ. Bạn nên giữ cho đầu óc thư giãn, giảm căng thẳng trước khi giờ ngủ, tránh sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ, cố gắng ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, trong ngày nên vận động thể chất vừa đủ và hạn chế các chất kích thích quá nhiều… sẽ hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và đau đầu.

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của gốc tự do - “thủ phạm” gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe, trong đó có thiếu máu não, mất ngủ, đau đầu, sa sút trí tuệ, các bệnh lý tim mạch, đột quỵ… Vì vậy, chống gốc tự do chính là biện pháp ổn định giấc ngủ và phòng ngừa cơn đau đầu, từ đó tránh các nguy cơ bệnh tật hiệu quả.

Theo đó, bổ sung tinh chất thiên nhiên có trong sản phẩm OTiV đã được chứng minh có tác dụng ức chế hoạt động gốc tự do - được xem là giải pháp khoa học, bền vững giúp bảo vệ não bộ khỏe mạnh. Hai hoạt chất có trong OTiV có nguồn gốc là 100% thiên nhiên an toàn là Ginkgo Biloba [chiết xuất bạch quả] và Blueberry [chiết xuất từ quả việt quất] có khả năng nổi trội vừa trung hòa gốc tự do, vừa kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể. Từ đó, góp phần ngăn chặn quá trình xơ vữa mạch máu, chống lại quá trình viêm và nuôi dưỡng mạch máu não, giúp mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn, phòng tránh cơn đau đầu hiệu quả, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.

OTiV là sản phẩm chiết xuất 100% thiên nhiên và được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Mỹ

PGS. TS Nguyễn Văn Liệu cũng khẳng định: "Trong Blueberry có hai hoạt chất sinh học quý Anthocyanin, Pterostilbene có khả năng chống gốc tự do, nuôi dưỡng mạch máu, tăng cường kết nối thần kinh hiệu quả. Nhờ đặc tính trọng lượng phân tử nhỏ, hai hoạt chất này dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, vừa trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu vừa kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể". Chỉ cần bổ sung mỗi ngày 1 viên OTiV là bạn có thể giúp tăng cường máu não, giúp phòng ngừa mất ngủ, đau đầu hiệu quả.

Có một giấc ngủ đủ, ngủ sâu sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe toàn thân, giữ cho tinh thần minh mẫn và giúp hạn chế các cơn đau đầu xuất hiện. Để làm được điều này, bạn nên duy trì chăm sóc não bộ bằng những thói quen khoa học, kết hợp sử dụng tinh chất thiên nhiên giúp cải thiện mất ngủ đau đầu được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Nguồn tham khảo/Source


Gửi Câu Hỏi

Bạn muốn được tư vấn về bệnh đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tai biến mạch máu não, đột quỵ… hoặc cần thêm bất kỳ thông tin gì về OTiV, hãy gửi câu hỏi ngay tại đây, Chuyên gia OTiV sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Mất ngủ đau đầu chóng mặt là một hiện tượng bệnh lý phổ biến mà rất nhiều người gặp phải ở tất cả các độ tuổi. Một số cá biệt ngoài hiện tượng mất ngủ chóng mặt còn có triệu chứng mất ngủ buồn nôn thậm chí là nôn.

Mất ngủ đau đầu chóng mặt thường gặp ở những người cao tuổi, bởi ở thời kỳ này, họ nhạy cảm hơn với hầu hết các yếu tố môi trường sống xung quanh. Ở những người trẻ tuổi, tình trạng mất ngủ chóng mặt này thường chỉ xuất hiện khi họ làm việc với cường độ, áp lực cao nhưng không nghỉ ngơi đủ và việc ngồi làm việc nhiều giờ với máy tính cũng khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.

1/ Mất ngủ đau đầu chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?

  1. Các nguyên nhân trực tiếp từ bệnh lý: Các bệnh lý có thể gây nên tình trạng này là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm dây thần kinh tiền đình do virut Zona, thủy đậu, quai bị… Một số nguyên nhân khác cũng gây chóng mặt bao gồm bệnh Parkinson, giang mai thần kinh…
  2. Thiếu máu lên não [rối loạn tuần hoàn máu não]: Rối loạn tuần hoàn máu lên não khiến cho não bị thiếu oxy và dưỡng chất dẫn tới hệ thần kinh bị suy yếu. Đây là tiền đề của những triệu chứng mất ngủ buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ù tai,… Hội chứng này thường gặp ở người cao tuổi do chức năng tuần hoàn máu kém, giới văn phòng cũng hay mắc phải vì thường xuyên ngồi làm việc một chỗ, ít vận động làm giảm chức năng tuần hoàn máu.
  3. Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp chủ yếu thường là do cơ thể không được cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm nhức đầu, mệt mỏi, đói, nhịp tim nhanh và dễ cáu kỉnh, kết hợp với stress có thể gây mất ngủ.
  4. Đau nửa đầu migraine [đau đầu vận mạch] gây mất ngủ chóng mặt: Migraine có đặc điểm bệnh lý cơ bản là đau đầu giật thon thót từng cơn [hoặc đau như búa bổ], đau một nửa bên đầu, cơn đau kéo dài từ 4-72 h [có cơn nhẹ kéo dài 2h], thường kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, đau tăng thêm khi vận động. Trước, trong hoặc sau cơn đau, người bệnh có thể có các triệu chứng mất ngủ đau đầu chóng mặt, không dừng đau ngay cả khi nghỉ ngơi.

2/ Mất ngủ đau đầu chóng mặt kéo dài dẫn tới rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có hai loại là rối loạn tiền đình ngọai biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Trong đó, rối loạn tiền đình ngoại biên có những biểu hiện dễ nhận thấy là chóng mặt, mất ngủ buồn nôn, đau đầu triền miên. Những người bị nặng thì không thể dễ dàng đứng dậy được do chóng mặt, khả năng cân bằng bị suy yếu. Rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra khi nhân tiền đình bị tổn thương, bệnh này rất khó chữa dứt điểm và hay tái phát, Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình ngoại biên rất mệt mỏi và stress vì luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ đau đầu chóng mặt buồn nôn và giảm hiệu quả làm việc rất nhiều. Vì vậy không nên chủ quan với những biểu hiện bệnh lý trên mà nên điều trị và đi khám để tìm nguồn gốc triệu chứng mới có thể điều trị tận gốc.

3/ Liệu pháp khỏi triệu chứng mất ngủ đau đầu chóng mặt

Liệu pháp không dùng thuốc:

  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, có rất nhiều bài tập thể dục tốt cho tuần hoàn mà bạn có thể tìm kiếm và áp dụng.
  • Massage: Bạn hãy dùng ngón giữa ấn vào điểm cuối chân mày và di chuyển nhẹ theo vòng tròn khoảng một phút, sau đó đổi chiều xoay. Thực hiện động tác này mỗi ngày trước khi ngủ hoặc khi nằm thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy “nhẹ đầu”.
  • Lựa chọn món ăn: Những món bổ máu như rau lá xanh, hải sản, thịt bò… kết hợp với trái cây tươi giàu vitamin sẽ giúp ích cho tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp bạn không còn chóng mặt và có những giấc ngủ ngon.

Liệu pháp dược phẩm:

  • Thuốc tây y có tác dụng giảm đau hiệu quả và gây buồn ngủ tuy nhiên việc lạm dụng chúng sẽ gây ra những tác hại xấu khác cho sức khỏe như đau dạ dày, kháng thuốc, cơ thể mệt mỏi. Vì vậy bạn nên sử dụng thuốc theo đơn và dưới sự chỉ dẫn của y bác sĩ.
  • Thuốc Đông y: Trong các phương thuốc nam và thuốc bắc có rất nhiều các loại thảo dược trị mất ngủ đau đầu chóng mặt như cam thảo, ý dĩ, bạch quả,… Đặc biệt những năm gần đây, chất Feverfew có trong cây cúc thơm và Ginkgo biloba trong thảo quả được xác định là có tác dụng tốt trong giảm đau đầu và giúp cơ thể tỉnh táo mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát là địa chỉ công tác của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ , chuyên gia hàng đầu về Thần kinh. Các giáo sư, tiến sĩ đã nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn, có nhiều nghiên cứu khoa học và điều trị cho hàng ngàn người mắc các bệnh lý về Thần Kinh.

Các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tại bệnh viện trực tiếp thăm khám lâm sàng, chỉ định chụp chiếu xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đúng mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra với nhiều năm kinh nghiệm trong các viện lớn, trực tiếp điều trị các ca bệnh lý khó, những tư vấn của các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.

Video liên quan

Chủ Đề