Tại sao gọi là phụ nữ mà không gọi là phụ nam

Mục lục

  • 1 Khái niệm và ngôn ngữ sử dụng
    • 1.1 Biểu tượng sinh học
  • 2 Lịch sử
  • 3 Sinh học và giới tính
    • 3.1 Giải phẫu học
    • 3.2 So sánh với nam giới
  • 4 Sức khỏe
  • 5 Quyền sinh sản và tự do sinh sản
  • 6 Vai trò xã hội và văn hóa
    • 6.1 Thời hiện đại
  • 7 Bạo lực đối với phụ nữ
  • 8 Quần áo, thời trang và các quy định về mặc đồ
  • 9 Khả năng sinh sản và cuộc sống gia đình
  • 10 Tôn giáo
  • 11 Giáo dục
  • 12 Phụ nữ trong chính trị
  • 13 Khoa học, văn học và nghệ thuật
  • 14 Xem thêm
  • 15 Chú thích
  • 16 Đọc thêm
  • 17 Liên kết ngoài

Khái niệm và ngôn ngữ sử dụngSửa đổi

Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "nữ giới", đều chỉ một nhóm đối tượng thuộc nữ giới nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số từ tiêu biểu hay gặp là đàn bà, phụ nữ, con gái...

Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng.

Đàn bà có một định nghĩa tương tự, nhưng không thể hiện sự trang trọng. Nó cho một cái nhìn bao hàm nhìều mặt, cả về khía cạnh xã hội cũng như bản chất sinh học... Thông thường, chỉ nên sử dụng từ "đàn bà" khi cần một cái nhìn thật sự trung lập, hoặc muốn thể hiện một thái độ thiếu thiện cảm, một chút kỳ thị đối với nữ giới đó, bởi nó khiến người ta liên tưởng đến những mặt xấu, hoặc được cho là xấu, mang đặc trưng và thường gặp ở nữ giới.

Con gái chỉ những nữ giới trẻ, thường ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên, những người đã có biểu hiện rõ ràng của giới tính nữ [nhỏ hơn nữa thì được gọi là bé gái] nhưng chưa được cho là trưởng thành.

Không có ranh giới rõ rệt giữa các từ này. Có những nữ giới mặc dù chưa kết hôn, chưa quan hệ tình dục... nhưng có nhiều biểu hiện tầm thường vẫn bị coi là "đàn bà"; mặt khác, cũng có những nữ giới đã trưởng thành nhưng dưới một cái nhìn cao hơn, vẫn được cho là ngây thơ, trong sáng... và được gọi là "cô gái".

Ngoài ra, còn một số từ khác để chỉ đối tượng nữ giới, như "mụ", "thị"... nhưng ít được sử dụng và thể hiện thành kiến cá nhân.

Biểu tượng sinh họcSửa đổi

Biểu tượng của Sao Kim hoặc nữ thần Aphrodite trong tiếng Hy Lạp cũng được dùng trong sinh học để mô tả giống cái.[2] Đây là một biểu tượng cách điệu của gương nằm trên tay của nữ thần Vệ nữ hoặc một biểu tượng của nữ thần này: một vòng tròn với một dấu thập ở dưới. Biểu tượng Venus cũng đồng thời đại diện cho nữ tính, và trong giả kim thuật cổ đại cũng là biểu tượng của kim loại đồng. Các nhà giả kim thuật xây dựng biểu tượng này từ một hình tròn [biểu tượng cho ý thức] nằm trên một dấu thập [biểu tượng cho vật chất].

Video liên quan

Chủ Đề