Tại sao cần tạo thói quen tốt trong đời sống

Bạn đã bao giờ đặt mục tiêu duy trì một thói quen mới lành mạnh, nhưng rồi lại thất bại hoàn toàn chỉ sau 1 tuần chưa? Tôi thì đã từng.

Điều này khiến tôi có rất nhiều câu hỏi cần giải đáp.
Vì sao hình thành một thói quen mới lại khó đến thế? Điều gì đã ngăn ta thay đổi?
Vì sao ta có quyết tâm thay đổi lối sống của mình nhưng cuối cùng lại chẳng đạt được tí kết quả nào?
Và quan trọng hơn hết, ta có thể làm gì để khắc phục những việc này?

Mục tiêu cuộc đời khác với thói quen hàng ngày

Có những mục tiêu vĩ đại cho cuộc đời là điều tuyệt vời và bạn nên tự hào khi có chúng. Tuy nhiên, có thể rằng những mục tiêu đó được đề ra chỉ để bạn không phải nghĩ đến điều mà bạn thật sự lo lắng – thay đổi các thói quen hàng ngày, cũng chính là thay đổi cách bạn nhìn nhận về bản thân mình.” – Seth Godin

Phần lớn mọi người đều có một cảm nhận mơ hồ về những thứ bản thân muốn đạt được trong cuộc sống: muốn cơ thể đẹp hơn, sức khỏe tốt hơn, được sự kính nể từ các đồng nghiệp và một điều rất quan trọng: quan hệ tốt hơn với gia đình, bạn bè và người yêu.

Đây là một điều tốt. Biết mình muốn gì và có mục tiêu sẽ giúp bạn xác định mục tiêu và phương hướng tốt hơn. Tuy nhiên, có một thứ cản trở giấc mơ của bạn trở thành hiện thực: khát khao quá lớn khiến bạn ôm đồm quá nhiều thứ một lúc và trở nên quá sức và mệt mỏi.

Giờ thì bạn hiểu rõ tôi đang nói đến điều gì rồi phải không nào!

Bạn ngời ngời cảm hứng sau khi xem chương trình TV “The biggest loser” [một chương trình thi giảm cân tại Mỹ, trong đó người vô địch mùa 2015 giảm được 75kg sau 18 tuần thi-Gyps] và đi thẳng đến phòng tập, vắt kiệt sức mình tại đó và rồi không quay lại phòng tập nữa.

Bạn có động lực để viết một cuốn truyện và dành nguyên ngày cuối tuần để viết nó nhưng rồi cuối cùng quay lại làm việc vào ngày thứ hai và không bao giờ hoàn thành tác phẩm của mình.

Bạn thích câu chuyện bạn mình phượt đến một đất nước hoàn toàn mới lạ. Vì thế bạn bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch vòng quanh thế giới của mình nhưng rồi lại cảm thấy mọi thứ quá phức tạp và có nhiều thứ để chuẩn bị. Cuối cùng bạn cảm thấy choáng ngợp và quyết định từ bỏ.

Chúng ta thường rất dễ bị đam mê và cảm hứng của chính mình đẩy chúng ta vào trạng thái hưng phấn. Ta cố gắng làm hết mọi thứ cùng một lúc thay vì chia nhỏ nó ra và hoàn thành từng chút một.

Một điều hiển nhiên rằng cảm giác giảm 15 kg trong vòng 3 tháng sẽ rất tuyệt. Tuy nhiên sự thật là giấc mơ mà bạn mong muốn sẽ rất khác với những gì bạn cần làm để giúp bạn đạt được giấc mơ ấy.

Vậy làm thế nào để chúng ta cân bằng giữa đạt được các mục tiêu cuộc sống và xây dựng những thói quen nhỏ bền vững?

Hi vọng những bí quyết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Thói quen tốt: Mục tiêu lớn, khởi đầu nhỏ

Nếu bạn thực sự muốn thay đổi – nói một cách khác, bạn muốn hoàn thiện mình – thì bạn cần phải khởi đầu chậm rãi thôi. Hãy nghĩ về những thói quen nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn, dù tốt hay xấu: Đánh răng, thắt dây an toàn, cắn móng tay … Những hành động này nhỏ đến nỗi dường như bạn gần như không quan tâm tới nó. Bạn chỉ đơn giản làm nó một cách tự nhiên. Và rồi chúng trở thành thói quen thường ngày của bạn tự lúc nào không hay.

Bạn đã từng nghĩ đến điều này chưa: thay vì đặt những mục tiêu cuộc sống của mình thật cao, những mục tiêu mà bạn chỉ có thể đạt được khi bạn có thể toàn tâm toàn ý thực hiện, bạn sẽ thực hiện những điều nhỏ bé, lặp lại hàng ngày đến khi bạn đạt được thành công.

Cách tốt nhất để tạo một thói quen mới là bắt đầu từ những thay đổi nhỏ để não chúng ta thích nghi dần.

Hãy tưởng tượng bạn giảm 25kg mà không cần phụ thuộc vào cách giảm cân hay động lực từ một người khác mà chỉ phụ thuộc vào việc duy trì những thói quen nhỏ hàng ngày. Những thói quen như là đi bộ 20 phút mỗi ngày, uống 8 ly nước lọc hàng ngày, chỉ ăn 2 bữa 1 ngày thay vì 3 bữa. Quá tuyệt đúng không nào!

BJ Frogg – một giáo sư ở Stanford và cũng là người nghĩ ra chương trìng kỹ năng mềm Tiny Habitscó nói:

“Nếu bạn gieo hạt giống đúng chỗ, nó sẽ phát triển một cách mạnh mẽ mà không cần bón phân thêm.

Tôi nghĩ đây là một cách nói ẩn dụ rất hay cho việc hình thành thói quen hàng ngày của mỗi chúng ta.

“Hạt giống” chính là những thói quen nhỏ mà bạn chọn. “Đúng chỗ” chính là cách bạn duy trì thói quen ấy. Còn “phân bón” chính là việc duy trì động lực, điều mà tôi nghĩ la không hề liên quan đến việc hình thành thói quen. Trên thực tế, việc tập trung vào động lực để tạo thói quen là hoàn toàn sai lầm.

Cụ thể hơn, nếu bạn bắt đầu một thói quen nhỏ phù hợp và duy trì nó tốt thì bạn sẽ không cần thúc đẩy chính mình để thực hiện những điều ấy. Nó sẽ diễn ra một cách rất tự nhiên như là một hạt giống được trồng đúng nơi.”

Cách tiếp cận thường thấy là làm hết sức mình khi bạn cảm thấy có động lực để rồi sau đó từ bỏ và ước rằng mình có nhiều động lực hơn. Cách tiếp cận mới này tương tự như vẫy vùng thỏa thích ở vùng nước nông, rồi chậm rãi đi vào vùng nước sâu hơn cho tới chỗ bạn có thể bơi mà không cần động lực.

“Bạn không cần phải đi nhanh đâu. Bạn chỉ cần đừng dừng bước giữa chừng.”

Lối sống và cuộc sống, chúng có khác nhau?

Chúng ta thường hay sa lầy vào ý nghĩ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình.

Giảm 50 pounds là thay đổi cuộc sống, trong khi uống 8 ly nước lọc mỗi ngày là thay đổi lối sống.

Xuất bản cuốn sách đầu tay của bạn là thay đổi cuộc sống trong khi gửi email cho các tòa soạn mỗi ngày là thay đổi lối sống.

Tham gia cuộc thi marathon là thay đổi cuộc sống còn chạy bộ 3 ngày mỗi tuần là thay đổi lối sống.

Kiếm 20.000$ mỗi năm là thay đổi cuộc sống còn làm thêm tự do 5 giờ mỗi ngày là thay đổi lối sống.

Squat với 50kg tạ là thay đổi cuộc sống còn squat 3 ngày 1 tuần là lối sống mới.

Bạn đã nhìn thấy sự khác biệt rồi chứ!

Lối sống là những hành vi bạn thường làm, trong khi cuộc sống phản ảnh kết quả cuối cùng những hành vi đó.

Mong muốn thay đổi cuộc sống tuy giúp bạn có định hướng nhưng cũng khiến bạn quá sức. Thói quen hàng ngày – những hành động nhỏ lặp đi lặp lại – chính là điều sẽ khiến giấc mơ của bạn thành hiện thực.

Biên dịch bởi Gyps

Nguồn: Why is it So Hard to Stick to Good Habits?

Nguồn dịch: ANTAO

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt [dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...] và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;[Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...]

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Nghị luận về thói quen tốt.

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: “Gieo thói quen, gặt tính cách”. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt.

“Thói quen” là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi.

Có hai loại thói quen: “thói quen xấu”“thói quen tốt”. “Thói quen tốt” là những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người. Thói quen xấu” là những thói quen gây ra nhiều tác hại cho con người.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Bởi vậy, chung ta cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Đó cũng là nội dung của hoạt động tiếp theo.

Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt đẹp. Để hình thành nó, chúng ta cần nhận thức được lợi ích của thói quen, để từ đó có động lực rèn luyện. Cố gắng mỗi ngày một chút, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi tốt để hình thành thói quen tốt.

Bền bỉ, kiên trì, không ngã lòng, đến một lúc nào đó chúng ta không còn thấy khó khăn với việc rèn luyện thói quen mà thói quen sẽ mang lại niềm vui, sự hào hứng cho chúng ta. [VD: mới tập thể dục thấy rất mệt nhưng tập quen sẽ thấy rất khỏe và rất vui].

Thói quen dù tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm.

Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế bản thân trước những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ.

Là một học sinh đang ngồi dưới mái trường, các em nên cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen lành mạnh, tốt đẹp, có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.

Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành người tốt đẹp, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội.

Nghị luận: Thói quen xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chú nhà khó tính

  • Đức tính cao cả
  • Sống đẹp
  • Thói quen tốt thói quen xấu

Video liên quan

Chủ Đề