Đặc điểm của đồ dùng điện có công suất lớn là gì

Công suất điện là gì? Công suất điện cho biết gì? Cách tính công suất điện là gì? Có đơn giản không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Để tìm hiểu về công suất điện, trước tiên chúng ta phải hiểu được điện là gì? Công suất điện là gì?

  • Điện năng là nguồn năng lượng được cung cấp bởi dòng điện chạy qua, dòng điện có mang năng lượng, có thể tạo ra nguồn nhiệt lượng làm thay đổi nhiệt năng của các vật.
  • Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy, được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Vậy công suất điện là gì?

Công suất điện có thể hiểu là tốc độ tiêu thụ điện, là thông số hiển thị cho người dùng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu. Thông thường chu kỳ tính sẽ theo tháng và dùng đồng hồ đo để làm căn cứ tính toán số tiền điện cần phải chi trả. Việc tính được công suất tiêu thụ điện trong nhà dựa trên các thông số kỹ thuật được ghi trên các thiết bị điện sẽ giúp người dùng cân đối được nhu cầu sử dụng điện của gia đình mình.

Đơn vị đo công suất là Watt viết tắt là W được lấy tên theo nhà khoa học James Watt. Đây là một đơn vị nằm trong phân hệ đo lường quốc tế. Ngoài ký hiệu là W, chúng còn được thêm các chữ cái váo trước đơn vị để biểu thị cho các công suất nhỏ hoặc công suất lớn như mW [miliwatt], MW [mega watt]…

1 Watt = 1J/s.

Ngoài ra còn một đơn vị đo công suất cũng khá phổ biến để chỉ công suất động cơ là mã lực, được viết tắt là HP.

1 HP = 0,746 kW tại Anh

1 HP = 0,736 kW tại Pháp

P = A/t = U x I

Trong đó:

U: hiệu điện thế [V]

I: cường độ dòng điện [A]

t: thời gian [s]

Đối với đoạn mạch có điện trở R, công thức tính công suất điện là:

P=I2 x R = U2 / R

Trước tiên bạn phải hiểu được công suất của nguồng điện là gì? Công suất của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện đó và được xác định bằng công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công suất này bằng với công suất tiêu thụ điện năng của toàn đoạn mạch.

Từ đó ta có công thức Png = Ang/t = E x I

Trong đó:

Png [W]: công suất của nguồn điện

Ang [I]: công của nguồn điện

E [V]: suất điện động của nguồn điện.

I [A]: cường độ dòng điện.

t: thời gian [s]

Công suất của mạch điện xoay chiều là một đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của mạch điện xoay chiều. Trong mạch điện xoay chiều, các thành phần tích lũy năng lượng nhu cuộn cảm và tụ điện có thể tạo ra sự lệch pha của dòng điện so với hiệu điện thế.

Từ đó, ta có công thức như sau: P=U×I×Cos[φu−φt]=U×I×Cosφ

Trong đó:

P [W]: công suất dòng điện

U [V]: điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu mạch điện xoay chiều

I [A]: cường độ dòng điện

Đối với các thiết bị gia dụng sử dụng điện năng để hoạt động, các nhà sản xuất sẽ đề ra các chỉ số về công suất hay các công suất tiêu thụ điện. Trên thực tế số W ghi trên mỗi thiết bị điện sẽ biểu thị cho công suất định mức của thiết bị đó.

Nếu trên thiết bị có ghi từ 220V – 300W thì có nghĩa là thiết bị đó phải sử dụng ở hiệu điện thế định mức là 220V và công suất tiêu thụ là 300W. Bên cạnh đó các chỉ số này cũng giúp bạn tính được lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị điện trong vòng 1 tháng.

Ví dụ:Một bóng đèn trên nhãn có ghi công suất tiêu thụ điện của chúng là 18W, có nghĩa bóng đèn sẽ tiêu thụ trong 1 giờ là 18W khi có điện áp đầu vào là 220 VAC.

Bài viết trên đã tổng hợp về công suất điện là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn có thể cân nhắc chi tiêu 1 cách hợp lý hơn.

>>> Tham khảo: Thiết bị điện là gì? Phân loại thiết bị điện

Bạn có biết, mỗi một loại đồ dùng điện sẽ biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau để hoạt động? Thông qua bài viết dưới đây, Trần Phú sẽ mang đến những thông tin bao quát nhất về phân loại đồ dùng điện [các dạng năng lượng mà chúng biến đổi], số liệu kỹ thuật mà ai cũng nên nắm rõ.

Phân loại đồ dùng điện trong gia đình

Điện năng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác nhau trong những đồ dùng điện. Dựa vào nguyên lý biến đổi điện năng này, người ta phân loại chúng thành 3 nhóm sau:

- Đồ dùng điện loại điện - quang: Biến đổi điện năng thành quang năng để chiếu sáng

VD: Bóng đèn điện

Năng lượng đầu vào của bóng đèn: Điện năng

Năng lượng đầu ra của bóng đèn: Quang năng

- Đồ dùng điện loại điện - nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng để sưởi ấm, làm nóng, sấy khô,...

VD: Nồi cơm điện

Năng lượng đầu vào của nồi cơm điện: Điện năng

Năng lượng đầu ra của nồi cơm điện: Nhiệt năng

- Đồ dùng điện loại điện - cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng để dẫn động, xay xát,...

VD: Quạt điện

Năng lượng đầu vào của quạt: Điện năng

Năng lượng đầu ra của quạt: Cơ năng

Đèn điện là một loại đồ dùng điện - quang

Bài viết liên quan: 4 lý do bạn không nên tự sửa chữa đồ điện tại nhà

Số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện

Trong đồ dùng điện gia đình số liệu quan trọng là các đại lượng điện định mức và các đại lượng đặc trưng cho chức năng của đồ điện

Số liệu kỹ thuật quan trọng của đồ dùng điện bao gồm:

- Các đại lượng điện định mức:

1. Điện áp định mức U - đơn vị là vôn [V]

Đây là đại lượng quan trọng nhất của thiết bị điện. Nó quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị và giá thành của thiết bị.

2. Dòng điện định mức I - đơn vị là ampe [A]

Cường độ dòng điện định mức là cường độ sẽ giúp cho thiết bị hoạt động với công suất cao nhất. Đó cũng là giới hạn cho phép của dòng điện. Nếu cường độ dòng điện vượt quá giá trị định mức sẽ gây ra những hỏng hóc cho đồ dùng.

3. Công suất định mức P - đơn vị là oát [W]

Đây là đại lượng thể hiện công suất tối đa của thiết bị có thể hoạt động để không bị xáo trộn, hỏng hóc.

Ví dụ 1: Trên bóng đèn có ghi 220V/60W

220V: Điện áp định mức của bóng đèn

60W: Công suất định mức của bóng đèn

Ví dụ 2: Trên bình nước nóng có ghi

W: 2000

V: 220

L: 15

A: 11,4

Công suất định mức: 2000W

Điện áp định mức: 220V

Dung tích định mức: 15 lít

Dòng điện định mức 11.4A

- Các đại lượng đặc trưng cho chức năng của đồ dùng như dung tích nồi, bình,...

Ý nghĩa của số liệu kỹ thuật

Chúng giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp với nhu cầu và sử dụng đúng những tiêu chuẩn về kỹ thuật.

Để tránh hỏng hóc đồ điện trong quá trình sử dụng chúng ta nên lưu ý:

- Đấu đồ dùng điện vào nguồn điện có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.

- Không cho đồ dùng điện hoạt động vượt quá công suất định mức

- Sử dụng những thiết bị đi kèm như dây dẫn, công tắc chất lượng, uy tín.

Nắm bắt những kiến thức cơ bản về đồ dùng điện kèm số liệu kỹ thuật của chúng sẽ giúp ích được chúng ta rất nhiều trong quá trình sử dụng. Nên sử dụng đồ điện đứng với thông số kỹ thuật của nó để đảm bảo an toàn cũng như tối ưu hoá được cách sử dụng, đồng thời làm tăng tuổi thọ của thiết bị.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0898.41.41.41

Email:

Website: www.tranphucable.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề