Tại sao bị ốm

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Theo Health Sina, dân gian xưa nay thường quan niệm những người bình thường hay bị ốm vặt sẽ có sức khỏe tốt hơn người không bao giờ bệnh vặt. Quan niệm này có thể hiểu: “Bệnh nhẹ không ngừng thì bệnh nặng không tới”.

Các chuyên gia cho rằng cách nghĩ trên không có cơ sở khoa học. Chỉ có điều thực tế là người hay bị ốm vặt thì dễ phát hiện các tín hiệu sớm của bệnh nặng hơn người ít bị bệnh, từ đó tiến hành điều trị sớm hơn, không để bệnh nhẹ trở nặng.

Một số quan điểm cho rằng hường xuyên bệnh vặt giúp điều động hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng tỷ lệ nhận thức của tế bào miễn dịch đối với các tế bào bất thường. Wang Dong Xu, Trưởng khoa Lão bệnh viện Đông Tây y Nam Kinh, Trung Quốc, khẳng định một số bệnh nhẹ như cảm cúm có thể điều động tế bào miễn dịch chống lại virus, nhưng điều đó không có nghĩa là “thường xuyên bệnh vặt giúp hệ miễn dịch hoạt động nhiều hơn” như mọi người nhầm tưởng.

Thực tế, người suốt ngày bị cảm sốt chứng tỏ chức năng miễn dịch yếu nên tỷ lệ mắc bệnh nặng sẽ cao hơn. Chẳng hạn người hay đau dạ dày, tiêu chảy thường có chức năng tiêu hóa kém, dễ bị các bệnh đường tiêu hóa mãn tính. Còn người bình thường ít bị bệnh vặt chứng tỏ hệ miễn dịch tốt, chức năng nội tạng tốt. Nếu nói người có hệ miễn dịch kém khỏe hơn người có hệ miễn dịch tốt là hoàn toàn sai lầm.

Có người bị bệnh vặt liên tục, có người lại khỏe mạnh bền bỉ, điều này không chỉ do thể chất mà còn liên quan đến mức độ nhạy cảm và quan tâm của cá nhân họ đối với bệnh tật. Có người chỉ bị chút bệnh vặt đã trăn trở, trong khi người khác lại qua loa xuề xòa dễ bỏ qua những tín hiệu bệnh và cho rằng chỉ ốm vặt không đáng lo ngại.

Bác sĩ Wang nhìn nhận những người hay bị bệnh vặt thường xuyên gặp gỡ bác sĩ, tuân thủ lời dặn của bác sĩ, đề phòng bệnh biến, xét trên phương diện quản lý sức khỏe cũng mang lại lợi ích nhất định. Tuy nhiên không có nghĩa là thường xuyên bị bệnh sẽ tăng cường hệ miễn dịch.

Giáo sư Yu An, phó trưởng khoa Lão cho rằng người hay bị bệnh sẽ quan tâm đến các vấn đề sức khỏe hơn, chú ý hơn đến sự thay đổi của cơ thể, phát hiện sớm, chữa trị sớm. Còn người ít bệnh thường chủ quan cho rằng mình khỏe mạnh, không chịu kiểm tra sức khỏe, bỏ qua những triệu chứng của cơ thể, tạo cơ hội cho bệnh nặng hơn. Đến lúc bệnh có triệu chứng rõ ràng thì đã trầm trọng mới đi khám chữa khiến bệnh xấu hơn so với nhóm người hay bị bệnh vặt.

Các bác sĩ khuyến cáo những người luôn chủ quan cho rằng mình khỏe mạnh không nên coi thường các bệnh vặt như cảm sốt, tiêu chảy vì rất có thể nó là triệu chứng của bệnh nặng. Do đó mọi người nên tập thói quen tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả tốt.

Trần Ngoan

Bạn thấy mình thường xuyên bị bệnh với tần suất hàng tháng, thậm chí hàng tuần? Những nguyên nhân khiến bạn không khỏe có thể vì ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, ăn uống kém lành mạnh, lo âu căng thẳng quá độ…

Sẽ là bình thường nếu thỉnh thoảng chúng ta mới bị ốm một lần. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bạn có thể cảm thấy như mình thường xuyên bị bệnh. Cảm giác này có thể là hay bị đau họng, buồn nôn, cảm lạnh hoặc suy nhược cơ thể.

Một người có thể cảm thấy ốm đau liên tục trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng do thiếu ngủ, căng thẳng, lo lắng hoặc chế độ ăn uống kém. Sau đây là một số nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị ốm để biết cách phòng tránh và khắc phục nhé

Lo lắng nhiều có thể khiến bạn cảm thấy mình bị bệnh với tần suất dày đặc hơn. Trải nghiệm căng thẳng là hoàn toàn bình thường, nhưng căng thẳng liên tục có thể tác động lớn đến tâm trí và cơ thể. Căng thẳng cực độ, chẳng hạn như gây ra bởi đau buồn, sốc hoặc trải nghiệm chấn thương cũng có thể ảnh hưởng đến con người về thể chất.

Những người bị căng thẳng mãn tính hoặc cực đoan có thể có nhiều triệu chứng khác nhau. Vì căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, hormone và chức năng tim.

  • Đổ mồ hôi
  • Khó thở
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Tăng nhịp tim
  • Run rẩy
  • Thiếu năng lượng
  • Có vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn và táo bón,
  • Mất ngủ, lo lắng
  • đau cơ hoặc cứng cơ, đau đầu kéo dài,
  • nhiễm trùng thường xuyên hơn, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI],
  • giảm ham muốn tham gia vào các hoạt động xã hội.
  1. Nguy cơ đột quỵ cao hơn
  2. Dễ bị trầm cảm hơn
  3. Sụt giảm chất xám
  4. Suy giảm tuổi thọ
  5. Giảm ham muốn, vô sinh
  6. Thúc đẩy quá trình lão hóa

Nếu bạn cảm thấy một chút lo lắng trước tình huống nào đó thì cũng là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy lo lắng liên tục và điều này cản trở cuộc sống hàng ngày thì bạn cần đi khám ngay.

Cách để điều trị căng thẳng, lo lắng là giải quyết và thay đổi nguyên nhân cơ bản. Một số thói quen lối sống sau đây có thể làm giảm đáng kể căng thẳng và các triệu chứng đi kèm:

  • Giải quyết các nguồn xung đột, nguyên nhân của sự lo lắng. Đó có thể là các yếu tố lối sống, mối quan hệ, ma túy hoặc rượu.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Dành thời gian ở ngoài
  • Thực hành các bài tập chánh niệm và giải phóng căng thẳng như yoga, thiền, thở sâu
  • Cân bằng công việc và gia đình hợp lý
  • Có được một sở thích giải tỏa căng thẳng như vẽ, viết lách hoặc âm nhạc
  • Yêu cầu hỗ trợ và sự thông cảm từ gia đình, bạn bè
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia sức khỏe tâm lý, Thăm khám bác sĩ và dùng thuốc.
  • Liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp nói chuyện, bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi [CBT] hoặc liệu pháp cá nhân [IPT].

Ngủ đúng giờ giấc mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất. Ngủ không đủ giấc, không đúng giờ giấc có thể tàn phá cơ thể bạn, dẫn đến bạn bị bệnh thường xuyên hơn và kéo dài lâu.

Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley [Mỹ] nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.

Những hậu quả lâu dài về sức khỏe sẽ vượt xa những lý do làm bạn ngủ ít đi. Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà còn có thể thấy những thay đổi đáng kể về sức khỏe tinh thần nói riêng. Tối ưu hóa thời gian đốt cháy chất béo, thời gian để nạp năng lượng và tự sửa chữa là 2 trong số rất nhiều lợi ích của việc ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ mỗi ngày.

  • Trẻ sơ sinh [0-3 tháng]: 14 – 17 giờ mỗi ngày
  • Trẻ sơ sinh [4-11 tháng]: 12 – 15 giờ
  • Trẻ em [1-2 tuổi]: 11 – 14 giờ
  • Trẻ mẫu giáo [3-5]: 10 – 13 giờ
  • Các em học sinh trong độ tuổi [6-13]: 9 – 11 giờ
  • Thiếu niên [14-17]: 8 – 10 giờ
  • Người lớn [18-64]: 7 – 9 giờ
  • Người lớn tuổi [65 tuổi]: 7 – 8 giờ.

  • Tăng nguy cơ gây ung thư: Giấc ngủ ít và bị gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú.
  • Giảm khả năng phục hồi da và gây lão hóa da: Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin [Mỹ], thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết. Khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da không thể phục hồi tốt và cho thấy nhiều dấu hiệu bị lão hóa hơn.
  • Béo phì: Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Kể từ khi mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân được thừa nhận, thì tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giảm cân. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.

Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ béo phì

  • Sự cô đơn: Nghiên cứu chỉ ra thiếu ngủ lâu ngày khiến khả năng giao tiếp xã hội kém hơn. Họ cảm thấy cô đơn, tệ hơn nữa, những người này thường ngủ không ngon, khiến bản thân bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn.
  • Trí nhớ ngắn hạn, dài hạn và khả năng học tập giảm sút: Một số nghiên cứu chỉ ra người trưởng thành mất ngủ gặp khó khăn khi nhớ lại từ vựng cũng như cải thiện các kỹ năng đã học.
  • Liên hệ với chứng Alzheimer Ngủ đủ giấc giúp giảm bớt lượng Beta-Amyloid, một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer.
  • Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng C cao hơn khi ngủ ít, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Dễ cáu gắt Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.
  • Vấn đề về thị lực và ảo giác Thiếu ngủ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bị ảo giác.

Ngủ không đủ có thể gây ra vấn đề về thị lực

  • Phản ứng chậm và vụng về hơn Người chơi thể thao, sĩ quan và các bác sĩ phẫu thuật đều thực hiện công việc kém với độ chính xác thấp hơn khi giấc ngủ không được đảm bảo.
  • Hệ miễn dịch suy giảm Chỉ một đêm mất ngủ cũng khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể và khả năng hấp thụ vắc xin kém đi. Theo một nghiên cứu, người ngủ không đủ dễ mắc cảm lạnh gấp ba lần bình thường.
  • Giảm ham muốn tình dục Giấc ngủ giúp bổ sung lượng testosterone ở cả hai giới. Giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục và ngưng thở khi ngủ là ba nguy cơ khi bạn thiếu ngủ.
  • Nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 Phải thức giấc khi cơ thể cần ngủ làm rối loạn cơ chế của cơ thể, dần dẫn đến sự kháng insulin [tiền đái tháo đường] và đái tháo đường tuýp 2.

Thiếu ngủ có thể do những nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý có từ trước. Ví dụ như do căng thẳng, các yêu cầu ở trường học hoặc công việc hoặc thói quen ngủ ít. Nếu bạn bị thiếu ngủ kinh niên, bạn có thể cảm thấy thường xuyên mệt mỏi dẫn đến bị bệnh. Nhiều bệnh mãn tính có thể cản trở giấc ngủ, thường làm tăng các triệu chứng của cả hai tình trạng. 

  • Ngủ ngày
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Cáu kỉnh và lo lắng
  • Nhiễm trùng thường xuyên hơn và thời gian chữa bệnh lâu hơn

Có một thông tin tốt lành là hầu hết những tác động tiêu cực của thiếu ngủ sẽ triệt tiêu khi bạn ngủ đủ giấc trở lại. Hãy tham khảo một số gợi ý sau cho việc tạo thói quen ngủ tốt bao gồm:

  • Thiết lập một lịch trình ngủ nghỉ và tuân thủ ngay cả vào cuối tuần. Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần
  • Đi ngủ ngay khi mệt mỏi
  • Tránh bữa ăn 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ
  • Tìm cách điều trị các tình trạng cản trở giấc ngủ thích hợp như ngưng thở khi ngủ, lo lắng và đau mãn tính
  • Tránh uống nước tăng lực và quá nhiều caffeine
  • Thư giãn trước khi ngủ với yoga, thiền, tắm nước ấm hoặc đọc sách
  • Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.
  • Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp.
  • Loại bỏ bất kỳ nguồn gây xao lãng khỏi phòng ngủ, chẳng hạn Tắt các thiết bị điện tử khi bạn đi ngủ. Một nghiên cứu mới cho thấy những người ham mê điện thoại thông minh, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, cũng thiếu ngủ nhiều hơn.

Bạn đang ăn kiêng để giảm cân hoặc giữ gìn vóc dáng thon gọn? Nếu không xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn sẽ có nguy cơ ăn uống thiếu chất dẫn đến tình trạng mệt mỏi, táo bón, … Tình trạng ăn uống thiếu chất một cách thường xuyên có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc.

Ngoài ra ăn uống thiếu chất cũng là tác nhân quan trọng gây ra 2 vấn đề phía trên, và kéo theo đau ốm liên tục.

  • Gây mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, sức khỏe miễn dịch kém, khó tập trung, gây cảm giác lạnh: Hầu hết mọi người có tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi cao hơn 1.000 calo mỗi ngày, tùy theo hoạt động thể chất có thể tăng lên. Việc ăn uống thiếu chất với ít hơn 1.000 calo mỗi ngày có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất và dẫn đến mệt mỏi, vì bạn không nạp đủ calo để hỗ trợ các chức năng cơ bản giúp bạn duy trì sự sống.
  • Gây rụng tóc  Để duy trì sự phát triển tóc bình thường, khỏe mạnh cần nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo hấp thu đủ calo, protein, biotin, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Khi bạn ăn uống thiếu chất dinh dưỡng do không nạp đủ calo, cơ thể bạn sẽ ưu tiên cho sức khỏe của tim, não và các cơ quan khác hơn sự phát triển của tóc, điều này gây nên tình trạng rụng tóc.
  • Gây đói liên tục Về cơ bản, nếu bạn ăn uống thiếu chất do giảm calo quá nhiều, cơ thể bạn sẽ gửi tín hiệu kích thích bạn ăn để tránh bị đói. Trong một nghiên cứu trên 58 người trưởng thành, chế độ ăn kiêng hạn chế 40% calo làm tăng mức độ đói khoảng 18%. Lượng calo thấp đã được chứng minh làm tăng sản xuất cortisol, một loại hormone gây căng thẳng có liên quan đến đói và tăng mỡ bụng.
  • Gây khó ngủ Khi bạn ăn quá nhiều có thể gây khó ngủ, bên cạnh đó chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt cũng có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Nghiên cứu trên động vật và con người đã chỉ ra rằng việc hạn chế lượng calo gây đói có thể dẫn đến gián đoạn giấc ngủ và giảm giấc ngủ sóng chậm, hay còn gọi là giấc ngủ sâu.
  • Gây khó chịu, căng thẳng, lo lắng thường xuyên như đã nêu ở mục 1
  • Gây táo bón tình trạng nhu động ruột không thường xuyên, vì tiêu thụ ít thực phẩm sẽ dẫn đến ít chất thải trong đường tiêu hóa của bạn. Điều này rất phổ biến ở người lớn tuổi, nếu chế độ ăn uống kém có thể khiến tình trạng nặng hơn. Việc ăn kiêng và ăn quá ít thực phẩm cũng có thể gây táo bón ở người trẻ tuổi do tốc độ trao đổi chất chậm lại.

Mọi người nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đa dạng thực phẩm như:

  • Các loại ngũ cốc
  • Trái cây và rau quả
  • Các loại đậu, chẳng hạn như đậu khô, đậu lăng và đậu xanh
  • Chất béo lành mạnh, chẳng hạn như trong cá béo, dầu ô liu nguyên chất, hầu hết các loại hạt, trứng nguyên quả, bơ và sô cô la đen.

Nếu bạn muốn giảm cân ăn kiêng, bạn hãy đảm bảo ăn ít nhất 1.200 calo mỗi ngày nhé!

Vệ sinh thể chất kém, đặc biệt là răng miệng, có thể gây ra một loạt các triệu chứng khiến ai đó cảm thấy thường xuyên bị bệnh. Vệ sinh kém khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Bạn nên chú ý giữ cơ thể, quần áo và giường ngủ sạch sẽ để giúp điều trị và ngăn ngừa hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến vệ sinh kém.

Thực hành thói quen vệ sinh răng miệng chuẩn xác có thể giúp điều trị và giảm đáng kể khả năng phát triển nhiễm trùng nướu và bệnh.

Bạn nên duy trì các thói quen vệ sinh răng miệng tốt:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có  fluor
  • Dùng chỉ nha khoa thường xuyên
  • Khám răng miệng định kỳ
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Tránh thực phẩm và đồ uống có đường

Nếu bạn thường phải dùng đến các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine thì bạn cũng dễ bị bệnh thường xuyên hơn.

Rượu, caffeine và nhiều loại thuốc theo toa được biết là gây cản trở giấc ngủ, điều này có thể dẫn đến cảm giác chung là khiến bạn không khỏe.

Việc sử dụng quá mức, hoặc sử dụng lâu dài các hóa chất hoạt động như chất kích thích hoặc trầm cảm, có thể gây ra những thay đổi nhất định về tinh thần và thể chất. Vì thế, bạn nên lưu ý những điều sau đây để tránh bị bệnh thường xuyên:

  • Tránh đồ uống, thực phẩm và thuốc có chứa các hóa chất này. Đặc biệt là vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
  • Khi các triệu chứng của bạn do thuốc theo toa gây ra thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế.

Bệnh tự miễn là một tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lẫn cơ thể. Khi ấy, bạn dễ dàng bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm. Điều này có nghĩa là những người có bệnh tự miễn có xu hướng cảm thấy bị bệnh thường xuyên hơn và mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh.

Các tình trạng miễn dịch phổ biến có thể khiến mọi người cảm thấy bị bệnh mọi lúc bao gồm:

  • Lupus
  • HIV
  • Bệnh celiac
  • Bệnh viêm ruột [IBS]
  • Hen suyễn
  • Viêm khớp
  • Dị ứng
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Đa xơ cứng

Tình trạng tự miễn dịch gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm mệt mỏi, phát ban, mất ngủ và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Cách duy nhất để điều trị các triệu chứng liên quan đến tình trạng tự miễn dịch là tìm kiếm điều trị y tế và theo dõi tình trạng này.

Ngoài việc cố gắng điều trị dứt điểm các chứng bệnh khiến bạn không khỏe kéo dài thì bạn nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Đồng thời, bạn cần tập thể dục thường xuyên cũng như ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch nhằm tránh bị bệnh nhé.

Video liên quan

Chủ Đề