Tai người có thể nghe được bao nhiêu dB

Thinh Nguyen 24/03/2021

Độ ồn có thể hiểu là mức cường độ âm thanh của tiếng ồn, được đo bằng đơn vị dB [decibel]. Những âm thanh gây khó chịu, không mong muốn nghe được gọi là tiếng ồn.

Ví dụ: Âm thanh phát ra từ các công ty, xí nghiệp, động cơ máy bay hay những thiết bị gia dụng như: Máy sấy tóc, tiếng máy xe, tiếng máy hút bụi,... Có thể được xem là tiếng ồn và mức độ to nhỏ mà ta nghe gọi là độ ồn.​​Hoặc có thể do một vật thể nào đó phát ra âm thanh không có giá trị hay không đúng thời điểm cũng có thể gọi là tiếng ồn.

Bình thường chúng ta chỉ có phân biệt độ ồn một cách mơ hồ như: “Quá ồn”, “muốn điếc tai”, “còn nghe được”,...

Độ ồn - Decibel [dB]

Tương ứng với môi trường xung quanh

0 dB

Hoàn toàn không nghe thấy âm thanh

10 dB

Hơi thở của chúng ta

20 dB

Tiếng lá rơi

30 dB

Tiếng lá xào xạc

40 dB

Tiếng thì thầm

50 dB

Lượng mưa vừa phải

60 dB

Cuộc nói chuyện bình thường

70 dB

Văn phòng ồn ào, siêu thị, tiếng ồn ngoài đường

80 dB

Hội trường ồn ào, nhà in

90 dB

Nhà máy sản xuất

110 dB

Tiếng nhạc Rock

130 dB

Phi cơ cất cánh, còi xe cứu hỏa

- Những tiếng ồn có cường độ quá lớn đôi khi sẽ trực tiếp gây mất thính lực.

- Những tiếng ồn có thể quấy nhiễu giấc ngủ của bạn, khiến bạn không thể ngủ sâu hoặc thậm chí là mất ngủ.

- Tiếp xúc với tiếng ồn trong khoảng thời gian dài có thể làm tăng huyết áp, gia tăng căng thẳng, cũng như là tăng tỷ lệ mắc bệnh về tim mạch.

Có thể xem ngưỡng thấp nhất 0 dB, còn mức cao nhất có thể nghe thấy được gọi là mức chói tai. Thông thường, ngưỡng chói tai ở con người là 140 dB. Tuy nhiên một số người có ngưỡng chói tai ở mức 85 dB, một số người khác thì ở ngưỡng 115 dB.

Thời gian chịu đựng tiếng ồn:

- Dưới 80 dB: Chúng ta vẫn có khả năng chịu được mà không cần thiết bị bảo vệ.

- Từ 80 dB đến 90 dB: Phải bắt đầu lưu ý hơn về mức độ nguy hiểm. Bạn nên rời xa nơi có tiếng ồn hay tìm cách hạn chế tiếng ồn.

- Ở mức 90 dB: Mỗi ngày, con người chỉ chịu tối đa được 1 giờ.

- Ở mức 100 dB: Nếu không mang thiết bị bảo vệ, con người chỉ chịu tối đa được 15 phút.

Nếu tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ bB càng cao trong một thời gian dài thì tai sẽ chịu tổn thương và có thể dẫn đến điếc tai, rất nguy hiểm.

Tuy nhiên sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ sức khỏe, thể trạng mà ngưỡng tối đa của cường độ âm thanh có thể chịu được của vài người sẽ khác nhau.

- Sử dụng máy đo độ ồn

Máy đo cường độ âm thanh được thiết kế chuyên đo các thông số như: Cường độ, mức âm, tần số của âm thanh,... Âm thanh sẽ được phân tích bởi các mạch, khuếch đại và lọc theo nhiều cách khác nhau.

Có rất nhiều máy đo tiếng ồn được bán trên thị trường giá có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu tùy thuộc mẫu mã và chức năng.

- Sử dụng ứng dụng đo độ ồn trên điện thoại

Trên chiếc điện thoại của bạn, bạn có thể tải về vài ứng dụng được tin dùng như: Sound Meter, Decibel & tiếng ồn dò, Máy đo âm thanh & tiếng ồn,... Để đo được tiếng ồn.

Những ứng dụng đó cũng chỉ là phần mềm nên sẽ không đảm bảo được độ chính xác 100%, nhưng bạn vẫn có thể dựa vào đó để có những biện pháp hạn chế tiếng ồn hiệu quả hơn.​​

- Sử dụng vật liệu hạn chế tiếng ồn

Bạn cần lưu ý và sử dụng các vật liệu có khả năng hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài đi vào trong nhà như: Lắp đặt cửa kính cách âm, sử dụng nội thất, đồ dùng gia đình bằng gỗ, lắp vách ngăn, làm trần thạch cao,...

- Trồng thêm cây xanh

Hãy trồng cây xanh xung quanh nhà vừa bảo vệ môi trường, lại có thể hạn chế tiếng ồn xâm nhập phần nào.

- Sử dụng các thiết bị chống tiếng ồn

Hiện nay có rất nhiều thiết bị tân tiến được nhà sản xuất trang bị các công nghệ mới để bạn có thể hạn chế tiếng ồn từ các thiết bị.

- Sử dụng các vật dụng bảo hộ

Bạn có thể sử dụng các biện pháp như dùng nút tai, dùng tai nghe chống ồn để có thể tập trung vào học tập hay công việc của mình hơn.

Tham khảo một số tai nghe kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thật hữu ích về độ ồn. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo nhé!

Bài 17. Sóng âm. Nguồn nhạc âm – Câu 3 trang 98 SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Tai con người có thể nghe được những âm ở mức cường độ âm trong khoảng

Bài 3. Tai con người có thể nghe được những âm ở mức cường độ âm trong khoảng 

A. Từ \[0\] dB đến \[1000\] dB.                                              

B. Từ \[10\] dB đến \[100\] dB.

C. Từ \[- 10\] dB đến \[100\] dB.                              

D. Từ \[0\] dB đến \[130\] dB.

Quảng cáo

Giải

Tai người nghe có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng từ \[0\] dB đến \[130\] dB.

Chọn đáp án D.

Trong cuộc sống hàng ngày, những âm thanh mà chúng ta có thể nghe thấy được phụ thuộc vào tần số âm thanh và cường độ âm thanh. Con người có thể nghe thấy âm thanh ở các tần số khác nhau và độ to nhỏ khác nhau. Khi có sự thay đổi của 2 yếu tố này, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nghe bạn.

Ngưỡng nghe là gì? Làm gì để bảo vệ tai

Thông qua bài kiểm tra thính lực được thể hiện trên thính lực đồ, bạn có thể biết được ngưỡng nghe của mình ở thời điểm hiện tại. Từ đó, xác định được mức độ mất thính lực, loại mất thính lực và những vấn đề bạn có thể gặp phải khi nghe một số âm thanh chẳng hạn như giọng nói. Vậy trên thực tế ngưỡng nghe là gì? Và cường độ tai người nghe được là bao nhiêu dB? Hãy cùng Heargo tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ngưỡng nghe là gì?

Ngưỡng nghe được hiểu là mức âm thanh tối thiểu [âm thanh yên tĩnh nhất] mà tai của một người có thể phát hiện ra bất kỳ âm thanh nào trong khoảng 50% thời gian.

Trong đó,

  • Ngưỡng nghe tuyệt đối là mức âm thanh tối thiểu có thể nhận biết được ở các tần số khác nhau trong phạm vi thính giác [phạm vi nghe] của con người mà không có bất kỳ âm thanh nào khác.
  • Ngưỡng đau là mức âm thanh cường độ cao nhất ở một thời điểm bắt đầu gây khó chịu, tổn thương tai cho người nghe. Tiếp xúc lâu dài với mức áp suất âm thanh vượt quá ngưỡng chịu đau có thể gây tổn thương cơ thể, có khả năng dẫn đến suy giảm thính lực.

Mỗi nhóm tuổi sẽ có ngưỡng nghe trung bình khác nhau

Ngưỡng nghe thường giảm theo độ tuổi. Và ở mỗi nhóm tuổi ngưỡng nghe trung bình cũng sẽ khác nhau do các nguyên nhân bệnh lý khác nhau giữa tai trái và tai phải như do ảnh hưởng tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, các tế bào lông nhỏ trong tai bị hư hỏng,… dẫn đến quá trình truyền tín hiệu âm thanh gặp ảnh hưởng.

Để xác định khả năng nghe của mỗi người, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thính lực đo thính lực theo hai cách: âm lượng của âm thanh nào đó trước khi bạn có thể nghe thấy và tần số nào khó nghe hơn đối với bạn [chẳng hạn như giọng phụ nữ có âm vực cao hơn so với giọng của nam giới].

- Cường độ [độ lớn] của âm thanh được đo bằng decibel [dB].

- Cao độ hoặc tần số của âm thanh là số dao động của nó trong một giây được đo bằng hertz [Hz].

2. Ngưỡng nghe của con người là bao nhiêu?

Ngưỡng nghe được đặc trưng bởi mức âm thanh thấp nhất có thể nghe được trong 50% thời gian. Ở mỗi tai, ngưỡng được xác định ở các tần số khác nhau trong quá trình kiểm tra thính lực chẩn đoán. Thông qua thính lực đồ sẽ hiển thị chi tiết các ngưỡng nghe qua các tần số khác nhau.

Phạm vi âm thanh nghe được của tai người từ 0dB [ngưỡng nghe] đến 120-140dB [ngưỡng đau]. 

Dưới đây là bảng ví dụ thể hiện mức áp suất âm thanh liên quan đến ngưỡng nghe và ngưỡng đau [tính bằng dB]:

Tương ứng với âm thanh ở môi trường bên ngoài

Mức áp suất âm thanh điển hình [dB]

Ngưỡng nghe

0dB

Lá rung rinh

20dB

Thì thầm vào tai

30dB

Cuộc trò chuyện bằng giọng nói bình thường

60dB

Ô tô / xe cộ để quan sát kỹ lưỡng

60-100dB

Máy bay cất cánh

120dB

Ngưỡng chịu đau

120-140dB

- Nếu tiếp xúc với âm thanh có cường độ dưới 80dB sẽ không gây ảnh hưởng đến tai.

- Tiếp xúc lâu với âm thanh lớn hơn 85dB có thể gây hại cho thính giác; âm thanh ở mức 120dB là khó chịu và 140dB là ngưỡng gây đau. Điều này được gọi là mất thính giác do tiếng ồn

Một cách khác để đo âm thanh là tần số hoặc cao độ. Nó được đo bằng Hertz [Hz].

Một người có thính giác bình thường có thể nghe thấy tất cả những âm thanh từ 250 đến 8000 Hz ở mức âm lượng rất yên tĩnh. Tần số bình thường mà con người có thể nghe được theo độ tuổi là khoảng 20 đến 20.000 Hz. Nhưng phạm vi thính giác nhạy cảm nhất của người bình thường nằm trong khoảng từ 2000 đến 5000 Hz.

Như vậy:

- Phạm vi nghe bình thường của tai người là 0-25 decibel [dB]. Trong đó, -10dB là mức âm thanh nhẹ nhất.

- Tần số bình thường mà con người có thể nghe được là khoảng 20 đến 20.000 Hz.

Thính lực đồ sẽ hiển thị các ngưỡng nghe qua các tần số khác nhau

Dựa vào kết quả kiểm tra thính lực, bạn có thể biết được các mức độ mất thính giác sau:

 Mức độ khiếm thính

Ngưỡng nghe [dB HL]

Thính giác bình thường 

25dB hoặc thấp hơn

Giảm thính lực nhẹ

26-40dB

Mất thính lực trung bình

41-65dB

Mất thính lực nặng

66-85dB

Giảm thính lực hoặc điếc nặng

85dB trở lên


3. Ngưỡng nghe và ngưỡng đau

Như đã đề cập ở trên, ngưỡng nghe là mức cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai có thể nghe được. Ngược lại, ngưỡng đau là giá trị lớn nhất của cường độ âm thanh gây ra cảm giác đau tai. Cường độ âm càng lớn, mức độ ảnh hưởng đến thính giác càng cao. Vùng nghe được là vùng nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau.

- Cường độ âm thanh nghe được 0dB là ngưỡng nghe

- Cường độ âm thanh 120-140dB là ngưỡng đau. Tức là những âm thanh phát ra có độ to từ 120dB làm đau nhức tai.

Độ nhạy của thính giác phụ thuộc trực tiếp vào tần số âm. Ngưỡng nghe lại thay đổi theo tần số của âm. Ví dụ, các âm có tần số 50Hz thì ngưỡng nghe vào 50dB. Con người có thể nghe được sóng âm có tần số 16Hz-20000Hz. Trong khi đó, ngưỡng đau lại không phụ thuộc vào tần số âm.

4. Làm gì để bảo vệ tai?

Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác khi làm việc trong môi trường tiếng ồn

Để giữ cho đôi tai luôn khoẻ mạnh và hạn chế nguy cơ bị mất thính giác do tiếng ồn gây ra, bạn có thể lưu ý những cách bảo vệ đôi tai dưới đây:

  • Sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn lớn như nút bịt tai, sử dụng tai nghe chống ồn,…
  • Giảm tiếp xúc với âm thanh lớn, chẳng hạn như giảm âm lượng khi nghe TV hoặc nghe nhạc [luôn giữ âm lượng tai nghe dưới 60%].
  • Hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi tai nếu bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một khoảng thời gian dài.
  • Vệ sinh tai đúng cách, thường xuyên.
  • Không tuỳ ý sử dụng tăm bông ngoáy tai, nó có thể gây nhiễm trùng tai, hoặc tổn thương tai.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng một số loại thuốc có thể gây hại cho tai như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,…
  • Duy trì rèn luyện thể chất.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đặc biệt bổ sung các thực phẩm tốt cho tai.
  • Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Nói không với thuốc lá, rượu, bia.
  • Thường xuyên kiểm tra thính giác định kỳ 1-2 lần/năm.

Hy vọng với những thông tin về ngưỡng nghe, ngưỡng nghe của con người là bao nhiêu và cách bảo vệ tai mà bài viết này chia sẻ, sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích giúp bảo vệ thính giác đúng giác, để luôn có một đôi tai khoẻ mạnh.

Viêm ống tai ngoài ở người già dẫn đến mất thính lực

Viêm ống tai ngoài [viêm tai ngoài] là một bệnh nhiễm trùng ống tai ngoài. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng đỏ, sưng, đóng vảy và dày lên của niêm mạc da ống tủy và kèm theo các mức độ khó chịu khác nhau, ngứa, mất thính lực và tiết dịch.

Dị vật chui vào tai phải làm gì? [Xử lý nhanh]

Dị vật trong tai là tình trạng khi có vật lạ ở bên ngoài, như hạt, viên bi, bông tăm, côn trùng, thức ăn, đồ chơi,… mắc kẹt trong ống tai ngoài [ống dẫn đến màng nhĩ]. Khi một dị vật xâm nhập vào trong ống tai, nó có thể gây đau, nhiễm trùng, hỏng màng nhĩ và giảm thính lực.

Video liên quan

Chủ Đề