Chủ đề của văn bản Sọ Dừa là gì

Văn bản Sọ Dừa sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo.

==>> Tải về Soạn bài Sọ Dừa mới nhất được cập nhập

Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp bài Soạn văn 6: Sọ Dừa, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

– Truyện cổ tích là loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

– Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa… ngày xưa…” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian. Truyện cổ tích thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh… Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích chủ yếu thường được kể qua hành động.

– Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản.

– Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác.

– Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để các sự việc. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”. Người kể chuyện theo ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mình. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba.

– Lời của người kể chuyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật… Lời của nhân vật là lời nói của các nhân vật trong truyện.

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự việc nêu trong câu.

– Có nhiều loại trạng ngữ: trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích…

Câu 1. Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?

– Em đã từng đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài.

– Cách đánh giá như vậy là không chính xác.

– Ví dụ: Trên đường đi học về, em nhìn thấy một anh thanh niên nhuộm tóc đỏ, ăn mặc luộm thuộm, cánh tay xăm nhiều hình thù đáng sợ. Em cho rằng đó là một người ăn chơi, xấu xa. Nhưng khi đi đến ngã tư, em nhìn thấy anh ấy đưa một bà cụ sang đường, còn cầm giúp bà túi đồ rất nặng.

Câu 2. Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?

Nhan đề “Sọ Dừa” gợi cho em liên tưởng về một nhân vật có ngoại hình khác thường [giống như quả dừa].

Câu 1. Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?

– Những chi tiết trong phần mở đầu:

  • Hai vợ chồng nghèo hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.
  • Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng lấy củi cho chủ, khát nước quá không tìm thấy suối.
  • Bà nhìn thấy cái Sọ Dừa bên cạnh gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống, về nhà thì có mang.
  • Chẳng bao lâu sau, bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa nhưng lại biết nói.

– Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được về sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa.

Câu 2. Theo em, Sọ Dừa tìm được lễ vật hay không?

Theo em, Sọ Dừa sẽ tìm được lễ vật. Vì trong truyện cổ tích, những con người hiền lành, tốt bụng thường sẽ nhận được sự giúp đỡ từ các thế lực siêu nhiên.

Câu 1. Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh [người mồ côi, người mang lốt vật…], nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?

Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh [có hình dạng xấu xí].

Câu 2. Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện:

a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong Sọ Dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.

b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.

c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.

d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.

đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.

e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.

g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.

Sắp xếp: a – h – d – b – đ – e – c – g

Câu 3. Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa?

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động:

  • Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông.
  • Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng.
  • Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ.
  • Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người.

=> Những hành động trên thể hiện sự tài năng, thông minh và biết lo xa của Sọ Dừa.

Câu 4. Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa. Theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?

– Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

  • Bà vợ vào rừng hái củi, khát quá mà không tìm thấy suốt. Thấy cái Sọ Dừa đựng đầy nước bèn bưng lên uống.
  • Về nhà, bà có mang, ít lâu sau, sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa.
  • Sọ Dừa không chân không tay, nhưng chăn bò rất giỏi.
  • Đến ngày cưới, Sọ Dừa bỗng trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú.
  • Vợ Sọ Dừa bị một con cá kình nuốt chửng vào bụng. Sẵn có con dao mà Sọ Dừa đưa cho cô rạch bụng nó, con cá chết xác dạt vào hòn đảo.

– Các yếu tố kì ảo có vai trò:

  • Sự đối lập giữa ngoại hình và phẩm chất của Sọ Dừa đ ã đề cao phẩm chất bên trong của con người mới là điều đáng trân trọng, đồng thời thể hiện ước mơ về sự đổi đời của người lao động.
  • Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đổi đời: những người hiền lành, tốt bụng sẽ có được cuộc sống hạnh phúc.
  • Giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

Câu 5. Xác định đề tài của truyện.

Đề tài: Đề cao vẻ đẹp phẩm chất bên trong của con người.

Câu 6. Cho biết chủ đề của truyện.

Chủ đề: Truyện thể hiện tấm lòng nhân ái với những con người hiền lành, tốt bụng và niềm thương cảm với những con người bất hạnh.

Câu 7. Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?

Qua truyện Sọ Dừa, em học được rằng không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài của họ. Điều quan trọng là vẻ đẹp phẩm chất bên trong của con người.

1. Thể loại: Truyện cổ tích

2. Tóm tắt truyện

Có đôi vợ chồng nghèo hiếm muộn con, đi ở cho nhà phú ông. Bà vợ một lần đi hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau đẻ ra một đứa bé kì dị không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, thương con, bà giữ lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa.

Lớn lên, để cho mẹ thấy mình không phải là đứa "vô tích sự", Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong hình dáng kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu cậu. Cuối mùa ở, Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả con gái cho chàng, mà trong ba cô, chỉ có cô út nhận lời lấy Sọ Dừa. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Trong lúc Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng của em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

3. Kiểu truyện cổ tích và nhân vật

  • Sọ Dừa thuộc kiểu truyện cổ tích về người mang lốt xấu xí.
  • Nhân vật chính của loại truyện cổ tích này có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật, bị mọi người xem thường, coi là "vô tích sự". Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc.

4. Chủ đề

Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối  với người bất hạnh.

NỘI DUNG [edit]

1. Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa

  • Sự ra đời của Sọ Dừa có nhiều nét khác thường:

        - Bà mẹ mang thai khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to.

        - Hình dạng: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Lớn lên "vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà", "chẳng làm được việc gì".

  • Điều nhân dân muốn thể hiện qua việc kể về sự ra đời của Sọ Dừa:

        - Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật mang lốt xấu xí.

        - Nhân dân quan tâm đến một loại người đau khổ nhất, số phận thấp hèn nhất; đau khổ, thấp hèn đến nỗi từ dáng vẻ bề ngoài đã không ra con người , bị coi là "vô tích sự". Chi tiết gợi ở người nghe sự thương cảm đối với nhân vật.

        - Những chi tiết kể về sự ra đời của Sọ Dừa như thế còn có ý nghĩa mở ra tình huống khác thường để cốt truyện tiếp tục phát triển.

2. Sự tài giỏi của Sọ Dừa

  • Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết:

        - Chăn bò rất giỏi

        - Thổi sáo rất hay

        - Tự biết khả năng của mình [giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra]

        - Thông minh [thi đỗ trạng nguyên]

        - Có tài dự đoán tương lai chính xác [khi đi sứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người].

  • Mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa.

        - Có sự đối lập, trái ngược đến mức cực đoan giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong ở nhân vật Sọ Dừa: bề ngoài dị dạng, kì quái, vô dụng; dưới cái lốt ngoài đó, Sọ Dừa lại có vẻ đẹp thân hình và tài năng, phẩm chất tuyệt vời.

        - Sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và thực chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa là sự khẳng định tuyệt đối về con người người bên trong và sự đề cao giá trị chân chính của con người.

        - Sự biến đổi kì diệu từ một cậu bé có bề ngoài dị hình dị dạng, thân phận thấp kém, trở thành chàng trai tuấn tú, thông minh, đỗ đạt, tài giỏi mà tên gọi thì vẫn là Sọ Dừa thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người lao động trong xã hội xưa. Đó cũng là một biểu hiện của tinh thần dân chủ rất trong sáng, ngây thơ ở dạng thức dân gian.

        - Truyện cổ tích không kể về những chuyện thường tình mà kể về những chuyện khác thường. Sự trái ngược rất đặc biệt giữa cái "lốt" ngoài và thực chất ở nhân vật Sọ Dừa là yếu tố chi phối toàn bộ kết cấu tác phẩm. Từ đó mở ra tình huống khác thường để câu chuyện tiếp tục phát triển, dẫn đến ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm.

3. Hạnh phúc của Sọ Dừa

  • Sọ Dừa chuẩn bị đầy đủ sính lễ đến và lấy cô út làm vợ. Cô út là người:

        - "Hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế", khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa".

        - Cô út nhận được vẻ đẹp thực chất bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần", yêu Sọ Dừa chân thành "có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng".

  • Phép lạ đổi đời, bỏ lốt của Sọ Dừa dường như có được là nhờ sự gặp gỡ của cả hai yếu tố:

        - Dưới bề ngoài xấu xí, thực chất Sọ Dừa là chàng trai khôi ngô, tài giỏi.

        - Lòng thương người của cô út.

Chính lòng thương người giúp cô có dịp thấy được bên trong cái sọ dừa lăn lóc dị hình là một chàng trai khôi ngô, tài giỏi. Cô út trở thành bà trạng là phần thưởng quen thuộc mà truyện cổ tích vẫn dành cho những người nhân hậu. Nhưng xét ở một mặt khác, đây là phần thưởng cô út xứng đáng được hưởng vì cô thấy được giá trị thực chất bên trong của một con người.

Như vậy, ở truyện "Sọ Dừa", giá trị chân chính của con người không chỉ thể hiện ở nhân vật Sọ Dừa mà còn thể hiện ở nhân vật cô út. Nhờ cô út, giá trị của Sọ Dừa mới có thể phát lộ và thăng hoa.

4. Ý nghĩa kết thúc truyện

Truyện Sọ Dừa có những kết cục khác nhau dành cho các nhân vật: Sọ Dừa dị hình dị dạng nhưng cuối cùng được đổi đời xứng đáng, cô út được hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì xấu hổ bỏ đi biệt xứ. Từ kết thúc đó, ta thấy toát lên những mơ ước của người lao động:

        - Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, thông minh tài giỏi và được hưởng hạnh phúc.

        - Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị thích đáng.

Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN [edit]

  • Truyện ca ngợi, đề cao giá trị thực chất, vẻ đẹp bên trong của con người. Qua đó, truyện đưa ra bài học kinh nghiệm trong việc xét đoán và đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài. Đây là ý nghĩa nhân bản của câu chuyện, cũng là đạo lí truyền thống của nhân dân ta.
  • Truyện đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh: "Thương người như thể thương thân".
  • Truyện khẳng định niềm tin vào chiến thắng của sự công bằng và tình yêu chân chính: còn sống là con hi vọng, còn mơ ước, tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng, của lẽ phải, của lòng tốt đối với sự bất công, độc ác.

NGHỆ THUẬT [edit]

Để kể diễn cảm truyện cần sử dụng linh hoạt giọng kể và giọng đối thoại của nhân vật:

  • Giọng van nài, thuyết phục của Sọ Dừa
  • Giọng than phiền của người mẹ
  • Giọng mỉa mai, khinh miệt của phú ông

MỞ RỘNG [edit]

Các truyện cổ tích thần kì khác:

  • Của các dân tộc Việt Nam: Chàng Chuối, Người lấy Cóc, Chàng Bầu [dân tộc Mường], Nàng tiên khỉ [dân tộc Hmông], Chàng Rùa [dân tộc Xê-đăng],... 
  • Của các nước Đông Nam Á và trên thế giới: Sọ Dừa [Cam-pu-chia], Chàng Ta - hoàng tử Rắn [Mi-an-ma], Chàng Ko Kho [Thái Lan], Chàng kị sĩ Nhái, Thần Ếch [Trung Quốc], I-xum-bô-xi - Chú bé ngón tay [Nhật Bản], Nàng công chúa Ếch [Nga], Con Nhái, Con sói trắng [Pháp],... [Theo Nguyễn Thị Huế, Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam]

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Video liên quan

Chủ Đề