Tại sao lại có mụn nốt ruồi

Ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu,… nốt ruồi được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương – cho biết nốt ruồi là tên gọi để chỉ các nốt đen, nâu trên da. Nhiều bệnh lý có thể gây nên các nốt này. Tuy nhiên, nốt ruồi được hiểu thông dụng nhất là các bớt sắc tố.

Nốt ruồi bắt đầu mọc từ khi nào?

Theo bác sĩ Sơn, có hai dạng nốt ruồi [bớt sắc tố] là bẩm sinh và mắc phải. Nốt ruồi bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ vừa chào đời hoặc trong khoảng thời gian trước 2 tuổi. Nốt ruồi mắc phải xuất hiện sau 2 năm đầu, nhưng bản chất của chúng vẫn có nguồn gốc từ bào thai. Đa số nốt ruồi mọc sau giai đoạn 2 tuổi.

Tại sao nốt ruồi có các màu khác nhau?

Lý giải nguyên nhân nốt ruồi có các màu khác nhau như đen, nâu, xanh,… thạc sĩ Sơn cho hay các tế bào sắc tố chứa các hoạt chất có màu khác nhau, tùy theo vị trí, mức độ đậm đặc của các sắc tố, độ nông sâu của nốt ruồi mà chúng có biểu hiện màu ra bên ngoài khác nhau. Trong đó, đa số là màu đen, một số ít có màu nâu. Về bản chất, các nốt ruồi là giống nhau.

Những vị trí dự báo ung thư?

Bác sĩ Sơn cảnh báo do bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da, những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Bên cạnh đó, ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… nốt ruồi cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Các nốt ruồi ở vị trí khác khi có sự thay đổi nhất định cũng trở thành dấu hiệu cảnh báo ung thư.

– Thay đổi về kích thước: Những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể.

– Thay đổi về màu sắc: Đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc chuyển loang lổ, xuất hiện thêm màu khác.

– Thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang nhẵn nhui, nhô hẳn lên.

– Thay đổi về ranh giới: Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác viêm, chảy máu, loét ngứa,… từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư.

“Đó là những dấu hiệu báo trước. Lúc đó, người dân rất cần đến khám bác sĩ. Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi. Ngoài ra, nếu chúng xuất hiện ở các vị trí nguy cơ như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được khuyến cáo nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt”, thạc sĩ Sơn cho hay.

Nguồn: //news.zing.vn

Những nốt mụn đầu đen nằm ẩn trong da quá lâu, ngày càng trở nên thô cứng, bề mặt đen đặc, bám chặt vào da. Chúng trông không khác gì nốt ruồi, khiến cho nhiều người lo lắng mụn thành nốt ruồi không thể nặn ra được nữa. Muốn loại bỏ tận gốc những mụn ruồi này phải chăng phải đốt hoặc sử dụng thủ thuật?

1. Mụn thành nốt ruồi rồi có nặn được không hay phải đốt?

Bất cứ loại mụn nào cũng có thể được loại bỏ

Tất cả các loại mụn đều có thể lấy được ra khỏi bề mặt da, miễn là áp dụng đúng cách thức cho từng loại mụn. Vì về bản chất, mụn là những bã nhờn, da chết và vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông lâu ngày. Có loại mụn đầu đen khô cứng, có loại mụn viêm chứa máu và mủ, có loại mụn dạng bã và sợi đặc,…

Chỉ cần được nặn đúng cách bằng các dụng cụ chuyên dụng, sát khuẩn cẩn thận thì mụn đều có thể bị loại bỏ. Tuy nhiên, những loại mụn trông giống với nốt ruồi thì không dễ nặn như mụn thông thường. Mụn thành nốt ruồi có dễ lấy không, có để lại sẹo không phụ thuộc nhiều vào thời gian mụn hình thành và type da của người bị mụn.

>> Xem thêm: Nếu không nặn mụn đầu đen có tự hết được không?

2. Bản chất khác nhau giữa mụn và nốt ruồi

Về bản chất, mụn không thể biến thành nốt ruồi được. Những nốt mụn mà bạn tưởng chúng bị cô đặc lại thành nốt ruồi, dính chặt vào da, không thể tự nặn được thực chất là mụn đầu đen đã bị ẩn dưới da quá lâu mà không bị loại bỏ. Bề mặt màu đen mà bạn nghĩ là nốt ruồi thức chất là bã nhờn bị không khí oxy hóa lâu này.

Mụn và nốt ruồi khác hẳn nhau về bản chất

Còn nốt ruồi là những khối u tế bào sắc tố. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, không nhất thiết phải là nơi bị mọc mụn. Vì thế, chưa chắn nặn mụn thành nốt ruồi đã phải đốt. Trừ khi mụn đã bị ẩn trong da nhiều năm, nhân mụn tích tụ to và cứng, thì mới cần đến một số thủ thuật y khoa để loại bỏ.

3. Cách loại bỏ mụn thành nốt ruồi trên da mà không để lại sẹo

Mụn đã để lâu tới mức trông gần như nốt ruồi rồi khi lấy ra chắc chắn sẽ để lại sẹo. Thực chất, tất cả loại mụn sau khi nặn đều để lại sẹo lõm. Có điều, các vết sẹo ấy có đủ lớn để nhìn thấy được bằng mắt thường không hay thôi. Những vết sẹo nhỏ thì chỉ như chiếc lỗ chân lông to. Còn những vết sẹo to thì được gọi là sẹo lõm, sẹo rỗ.

Vậy, phải làm thế nào để co hẹp hết mức vết sẹo mà mụn thành nốt ruồi gây ra? Bạn sẽ cần áp dụng nhiều phương pháp trị mụn và chăm sóc da sau khi nặn mụn trong một thời gian dài. Đặc biệt là khi mụn của bạn to đến mức bác sĩ buộc phải can thiệp thủ thuật để lấy ra.

3.1. Lấy nhân mụn bằng công nghệ hút mụn tại spa/bệnh viện

Áp dụng thủ thuật để loại bỏ mụn thành nốt ruồi

Có một số loại máy móc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để hút sạch nhân mụn ẩn dưới da. Với mụn đầu đen ẩn trông giống nốt ruồi, bạn cần tìm đến các spa uy tín hoặc bệnh viện da liễu để được điều trị. Đầu tiên, da sẽ được làm sạch và làm ẩm, đủ để cho bề mặt mụn trở nên mềm dẻo hơn, dễ tách khỏi lỗ chân lông hơn.

Sau đó, máy hút sẽ được dùng để hút mụn ra khỏi lỗ chân lông. Nếu như cồi mụn quá sâu, bạn cần phải sử dụng dung dịch BHA tẩy tế bào chết. Dung dịch này khi thoa lên da sẽ thẩm thấu sâu vào trong lỗ chân lông và đẩy cồi mụn ra khỏi da. Như vậy, một lực đẩy, một lực hút sẽ giúp giải phóng lỗ chân lông khỏi nhân mụn.

Sau khi lấy mụn xong, để giảm thiểu kích cỡ của sẹo lõm, bạn có thể cần áp dụng thủ thuật chemical peel, giúp da được thanh lọc và nuôi dưỡng tái tạo lại khỏi tổn thương và thâm do việc nặn mụn gây ra.

>> Xem thêm: Bật mí TOP 10 Spa trị sẹo rỗ uy tín, hiệu quả tại Hà Nội

3.2. Sử dụng dược mỹ phẩm làm sạch da thường xuyên, thu nhỏ lỗ chân lông

Chăm sóc, tái tạo da bằng dược mỹ phẩm cao cấp

Sau khi lấy sạch nhân mụn thành nốt ruồi, bạn cần có phương pháp chăm sóc da đúng cách để kích thích tái tạo tế bào, thu hẹp hố sẹo lõm. Đây phải là một quá trình kiên trì và cần tức tốc thực hiện trong vòng 6 tháng sau khi nặn mụn. Bởi sẹo quá 6 tháng không được điều trị sẽ trở thành sẹo lõm, sẹo rỗ vĩnh viễn không thể làm đầy lại được.

Ngoài việc đến spa trị thậm mụn và áp dụng thủ thuật như peel da hóa học, lăn kim, phi kim,… bạn có thể áp dụng thêm các cách chăm sóc và thúc đẩy tái tạo da tại nhà. Có rất nhiều loại dược mỹ phẩm cao cấp hữu hiệu trong việc làm đầy sẹo mụn và thu hẹp lỗ chân lông.

Cơ bản, bạn chỉ cần sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ ít nhất 2 lần/ngày. Dùng thêm dung dịch tẩy tế bào chết BHA để thường xuyên thanh lọc làn da. Và đừng thoa kem dưỡng ẩm để tạo môi trường tái tạo tốt nhất cho da.

Ngoài ra, để loại bỏ triệt để mụn thành nốt ruồi cũng như hạn chế sẹo sau khi nặn mụn, bạn cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng trực tiếp cho da bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, E, khoáng chất và uống đủ nước mỗi ngày. Nếu có thời gian, hãy massage làn da mỗi ngày để kích thích tuần hoàn máu, giúp da luôn hồng hào, khỏe mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề