Tác giả của truyện thánh gióng là ai

Thánh Gióng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Tác phẩm: Thánh Gióng

  • I. Đôi nét về tác phẩm Thánh Gióng
  • II. Dàn ý phân tích văn bản Thánh Gióng

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

I. Đôi nét về tác phẩm Thánh Gióng

1. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ...

[Mời các bạn tham khảo thêm nhiều bài tóm tắt khác của truyền thuyết Thánh Gióng tại đây]

2. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

3.Bố cục của văn bản Thánh Gióng

- Gồm 4 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "cứ đặt đâu thì nằm đấy"Sự ra đời của Thánh Gióng
Phần 2"Bấy giờ có giặc Ân" → "giết giặc, cứu nước"Sự lớn lên kì lạ và quyết tâm đòi đi đánh giặc của Gióng
Phần 3"Giặc đã đến chân núi" → "cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời"Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời
Phần 4Phần còn lạiNhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng

4. Giá trị nội dung của văn bản Thánh Gióng

Xây dựng hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về hình tượng người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

5. Giá trị nghệ thuật của văn bản Thánh Gióng

- Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, tưởng tượng, kì ảo:

  • Đặt chân lên vết chân trên mặt đất thì có thai
  • Mang thai 12 tháng mới sinh
  • Đứa trẻ lên 3 tuổi không biết nói, biết cười, biết đi nhưng lại tự nhiên nói và hành động được như người bình thường
  • Trẻ con lớn lên nhanh như thổi, trong chốc lát thành người trưởng thành
  • Biến ngựa sắt thành ngựa sống
  • Sức khỏe phi thường, một mình nhổ cả bụi tre, chống cả đội quân
  • Cưỡi ngựa bay về trời...

- Sử dụng các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian:

  • Lối kể chuyện theo trình tự thời gian [cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau]
  • Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Thánh Gióng - sinh ra với những đặc điểm khác thường, có sức mạnh tài năng phi thường, trổ tài để cứu nguy cho nhân dân, đất nước, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì trở về trời.

II. Dàn ý phân tích văn bản Thánh Gióng

1. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết [khái niệm truyền thuyết, đặc trưng thể loại truyền thuyết…]

- Giới thiệu về truyền thuyết “Sự tích Thánh Gióng” [tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

2. Thân bài

a. Sự ra đời của Thánh Gióng

- Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai

- Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô

- Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

→ Sự ra đời kì lạ, khác thường của Thánh Gióng

b. Sự lớn lên kì lạ và quyết tâm đòi đi đánh giặc của Gióng

- Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói xin được đi đánh giặc

- Gióng đòi một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một áo giáp sắt cùng lời hứa sẽ đánh tan quân xâm lược

→ Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

- Từ khi gặp sứ giả,Thánh Gióng lớn nhanh như thổi:

  • Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
  • Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi
  • Cả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước

→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân

c. Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời

- Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt

- Gióng ra trận đánh giặc:

  • Mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa
  • Thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác
  • Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

→ Kết quả: giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn

→ Tư thế dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt

→ Ngợi ca lòng yêu nước, sức mạnh chống ngoại xâm của nhân dân ta

- Sau khi chiến thắng giặc Ân, hoàn thành sứ mệnh thì Gióng bay về trời: một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời

→ Thánh Gióng về với cõi bất tử. Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng của nhân dân đối với những người anh hùng

d. Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng

- Lập đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng, hàng năm làng mở hội to lắm

- Dấu tích còn để lại đến ngày nay: những bụi tre đằng ngà ở huyện Ba Vì, những ao hồ liên tiếp, làng Cháy…

→ Niềm tin của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

  • Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
  • Nghệ thuật: sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho văn bản đồng thời sử dụng các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.

- Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết Thánh Gióng

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Thánh Gióng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn Văn 6: Thánh Gióng
  • Soạn bài lớp 6: Thánh Gióng
  • Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng

"Phù Đổng Thiên Vương" đổi hướng tới đây. Đối với Phù Đổng, xem Phù Đổng Thiên Vương [định hướng].

Phù Đổng Thiên Vương [chữ Hán: 扶董天王], cũng gọi Sóc Thiên vương [朔天王] nhưng hay được gọi là Thánh Gióng [chữ Nôm: 聖揀], là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Tượng Thánh Gióng tại Ngã sáu Phù Đổng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tượng đài dựng năm 1966 để vinh danh "Thánh tổ Binh chủng Thiết giáp" của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Cổng tam quan đền Thánh Gióng ở làng Phù Đổng.

Trong tín ngưỡng và văn hóa của người Việt Nam hiện đại, Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước. Nơi hóa thánh của ông là Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội trở nên nổi tiếng và được truyền tụng mãi về sau.

Đại Nam Quốc sử Diễn ca [lịch sử Việt Nam dưới dạng văn vần] có đoạn:

Sáu đời Hùng vận vừa suy, Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài. Làng Phù Đổng có một người, Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ. Những ngờ oan trái bao giờ, Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân. Nghe vua cầu tướng ra quân, Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang. Lời thưa mẹ, dạ cần vương, Lấy trung làm hiếu một đường phân minh. Sứ về tâu trước thiên đình, Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào. Trận mây theo ngọn cờ đào, Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan. Áo bào cởi lại Linh San, Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên. Đền thiêng còn dấu cố viên, Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

Lập đền tôn thờSửa đổi

Thời xưaSửa đổi

Câu chuyện thờ tự Đổng Thiên vương được ghi chép trong Việt điện u linh tập.

Xét truyện Báo Cực chép rằng: Đời truyền Vương vốn là thần Thổ Địa chùa Kiến Sơ giáng sinh. Xưa kia Thiền sư Chí Thành ở chùa Kiến Sơ tại làng Phù Đổng có lập đền thờ Thổ Địa ở bên hữu chùa để làm nơi tụng niệm cho thanh tĩnh. Năm tháng chầy lâu, mất cả sự tích, bọn thầy tang môn không rõ chứng cứ. Thổ dân bản xứ ưa việc ma quỷ thì đốt hương khấn vái, lạm xưng là Dâm Từ. Kịp đến lúc Thiền sư Đa Bảo sửa lại chùa, cho đền thờ ấy là Dâm Từ muốn đập phá đi.

Ngày kia ở gốc cây cổ thụ nơi Thần từ có đề bài kệ rằng:

Phép Phật ai gìn giữ? Đợi nghe lời Kỳ viên. Nếu không ta vun quén, Sớm theo chỗ khác thiên. Chớ chở Kim Cương bộ, Dầu mật chớ lan truyền. Đầy không, trần vài đứa. Tu Phật thành oan khiên.

Cách đó ít lâu, Thần lại ứng hiện tám câu kệ rằng:

Phép Phật từ bi lớn, Uy quang trùm mọi miền. Muôn thần đều thụ hóa, Ba giới thảy lan tràn. Sư ta hành hiệu lệnh. Tà quỷ ai dám trên? Nguyện thường theo thụ giới, Lớn nhỏ hộ Kỳ viên.

Sư lấy làm lạ, mới lại thiết đàn làm chay, cúng dùng toàn đồ chay cả. Lý Thái Tổ đang lúc tiềm long, biết sư Đa Bảo là người có hạnh cao mới kết làm đàn việt. Sau khi đã chịu truyền ngôi, thân ngự đến chùa, nhà sư đón giá đi ngang qua bên chùa; Sư lớn tiếng hỏi rằng:"Phật tử, ngươi hãy thung dung mừng Tân Thiên Tử chứ?"

Nghe có tiếng: "Vâng!", tức thì thấy da cây có đề bốn câu thơ rằng:

Để đức càn khôn lớn, Oai thanh lặng tám miền. Cõi âm nhờ ân huệ, Nhuần thấm đền Xung Thiên.

Thái Tổ xem thấy liền đọc biết được ý tứ, bèn ban hiệu là Xung Thiên Thần vương; bài thơ tự nhiên biến mất. Vua lấy làm lạ, mới bảo thợ tạc tượng thần, nghi dung hùng vĩ, và tám người đứng hầu. Sơn thếp xong rồi thì làm lễ cáo thành, lại thấy ở dưới cây Đại thụ có đề bốn câu thơ:

Một bát nước công đức, Theo duyên hóa thế gian. Sáng choang còn chiếu đuốc, Bóng tắt, nhật lên non.

Nhà sư đem bài kệ ấy tâu lên vua, nhưng Lý Thái Tổ không hiểu là nói gì. Sau triều Lý được tám đời, truyền ngôi cho nhà Trần. Chữ bát cùng chữ bát đồng âm, nhất bát như bát. Lý Huệ Tông tên là Sảm [旵], trên [là] chữ nhật, dưới [là] chữ sơn, nên gọi là nhật đăng sơn, thì ra thần diệu như thế. Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu [năm 1285 đời Trần Nhân Tông], sắc phong Dũng Liệt Đại vương. Năm thứ 4, gia phong hai chữ Chiêu Ứng. Năm Hưng Long thứ 21 [năm 1313] đời Trần Anh Tông, gia phong hai chữ Uy Tín.

Người bình của sách khi ghi đến đây, bàn rằng:

Chùa Kiến Sơ nay ở tại làng Phù Đổng, bên đền thờ Thiên Vương, thời Xung Thiên Thần vương tức là huy hiệu Thiên vương. Việt Sử chép vua Lý Thái Tổ truy phong Xung Thiên Thần Vương, dựng miếu bên chùa Kiến Sơ, thì rõ ràng là việc của Thiên vương, mà sao đây lại chép là việc thần Thổ Địa, thì chẳng biết ra làm sao vậy.

Mấy bài kệ ở trong bản chép này, nếu chẳng là của người lão luyện bút nghiên thì cũng là của kẻ thâm thúy truyền học, chứ không phải là của kẻ thắp nhang tầm thường mà có thể xê xích muôn một vậy. Hoặc là khí tốt Đức Giang, tinh anh đúc lại làm Thiên vương mà thần là phụ thuộc vậy chăng? Ví bằng lấy Thổ Địa làm Thiên vương, tớ này chẳng dám tin chắc vậy.

Hoặc giá lại bảo: Chí Thành Thiền Sư, sau khi chết, anh khí không tan, thường giả hình ở thần Thổ Địa những thi đề đều do Chí Thành Thiền Sư làm ra cả. Xem như Dâm Từ muốn phá rồi lại không phá, lại sửa sang mà cúng lễ nữa. Ngẫm nghĩ lời thơ thì là của Thiền Sư làm ra cũng chưa biết chừng.

Đền miếu Phù Đổng đứng vào bậc nhất, bốn tổng lớn như Thắng, Đồng, Minh, Viên tuế tiết phụng tự rất là thành kính, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 4 có hội, làm hội lớn của Bắc Giang. Các tổng miền thượng du ở sát núi Vệ Linh là chín tổng, mỗi khi đến lệ đại hội thì lấy đồ lỗ bộ bằng đồng thực mà nhóm lại đánh nhau để diễn lại vũ công của Thiên vương.

Đền thờ ở làng Cảo Hương làm cảnh đẹp cho Kinh đô, đến đầu năm làm lễ tế đầu Xuân thì thực là nơi đô hội của cả một phương. Am linh chói lọi, chín tầng trời hâm mộ đoái hoài, làm lặng bụi dơ mà phục hồi bờ cõi, suối trong nước lặng, nước Việt ta yên ổn vững vàng như bàn thạch Thái Sơn, thực là nhờ sức hiển tướng của Thiên vương vậy.

Ngày naySửa đổi

Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại nhiều nơi trong đó có hai nơi: là hội Gióng ở Đền Sóc tại núi Sóc huyện Sóc Sơn vào ngày mồng 6 tháng 1 âm lịch và hội đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phong dao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, Mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng".

Được khánh thành ngày 5 tháng 10 năm 2010, trên đỉnh núi Ðá Chồng của khu du lịch tâm linh Đền Sóc - Chùa Non thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Tượng được đặt tại nơi tương truyền rằng sau khi dẹp xong giặc Ân, cậu bé làng Phù Ðổng đã cởi áo giáp, vẫy chào quê hương bay về trời.[3]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Đinh Hồng Hải [2004]. “Biểu tượng Thánh Gióng: Từ huyền thoại đến lịch sử thành văn”. Academia.edu.
  2. ^ “Từ người anh hùng làng Gióng đến thần Hộ quốc Sóc Thiên Vương/ Tỳ Sa Môn Thiên Vương”. Giác Ngộ. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ Khánh thành tượng đài Thánh Gióng, Tuổi Trẻ.com.vn.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Truyện Thánh Gióng Lưu trữ 2007-08-22 tại Wayback Machine [tài liệu này dùng tên Dóng]
  • Di tích Phù Đổng Thiên Vương

Video liên quan

Chủ Đề