Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Cách chào hỏi

Các nước phương Tây rất tôn trọng sự bình đẳng nên cách chào hỏi của họ khá thoải mái. Họ thường bắt tay nhau bình thường giữa nam và nữ, đối với người thân, bạn bè thì họ sẽ trao nhau nụ hôn lên má hoặc phớt qua trên môi.

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây
Phương Tây giao tiếp thoải mái

Còn phương Đông thì khá quy tắc nề nếp trong việc chào hỏi, trước đây, đàn ông và phụ nữ gặp nhau thì vái chào, nghiêng mình, sau này thì bắt tay chứ không có ôm hôn, hành động ôm hôn chỉ dành cho những người đang yêu nhau hoặc vợ chồng.

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây
Người phương Đông chào hỏi theo quy tắc

Quan niệm về ăn mặc

Người phương Tây ăn mặc khá thoải mái, thậm chí những hình ảnh khỏa thân vẽ tranh, tạc tượng là để mọi người cùng chiêm ngưỡng cái đẹp. Còn phương Đông thì ăn mặc kín đáo, những trang phục thiếu vải, hoặc khỏa thân được xem là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và giá trị con người, đặc biệt là phụ nữ.

Quan niệm về ăn uống

Ở phương Tây khi rủ nhau đi ăn thì mỗi người sẽ tự động trả tiền cho phần ăn của mình, còn đối với các bữa tiệc thì sẽ được chia đều cho cả nhóm. Còn phương Đông thì khi mời người ta đi ăn thường sẽ trả tiền cho cả hai bên, mời qua mời lại.

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây
Phương Tây ăn uống thoải mái, tự trả cho bản thân

Quan niệm về giáo dục con cái

Người phương Tây luôn dạy con tính tự lập cao, khuyến khích việc chúng vừa học vừa làm để có tiền tiêu xài và biết quý trọng tiền bạc. Còn cha mẹ phương Đông thì không khuyến khích việc con cái đi làm thêm vì cho rằng nó ảnh hưởng đến việc học và khiến họ bị người ngoài sỉ nhục không thể lo cho con thật đầy đủ.

Trách nhiệm đối với con cái

Phương Tây thì khi con cái đến độ tuổi trưởng thành thì cha mẹ sẽ hết trách nhiệm nuôi nấng và chu cấp. Ngược lại, người phương Đông thì lại luôn lo cho con cái, thậm chí là cháu chắt, trách nhiệm tự nguyện lâu dài.

Giao tiếp ngôn ngữ

Văn hóa phương Tây thường giao tiếp thoải mái, khi nói họ nhìn vào mắt nhau để thể hiện sự bình đẳng, họ thẳng thắn đi vào vấn đề với những câu nói và nhận xét của mình. Còn người phương Đông lại có chút e dè, vòng vo, không trực tiếp đi vào vấn đề mà sẽ đi theo lối vòng quanh.

Nét đặc trưng của văn hoá phương Đông là gì?

Thế giới phương Đông đề cập đến các nước ở châu Á và Trung Đông. Người dân ở các nước phương Đông truyền thống hơn người phương Tây khi chúng ta xem xét các nghi lễ, phong tục, quần áo,…

Ví dụ:

  • Người Ấn Độ tôn trọng người lớn tuổi bằng cách chạm vào chân họ.
  • Người Đông Á dùng cung tên như lời chào, xin lỗi và cảm ơn.
  • Người dân ở phương Đông cứng nhắc trong ý thức hệ và niềm tin. Họ thường miễn cưỡng thách thức và đặt câu hỏi về truyền thống và phong tục tập quán lâu đời.

Ở các nước phương Đông, người lớn tuổi được coi là người đứng đầu nhà và trẻ em tôn trọng và tuân theo chúng trong mọi quyết định. Các quyết định quan trọng liên quan đến tương lai trẻ em thường được đưa ra bởi những người lớn tuổi. Khi cha mẹ già đi, những đứa trẻ được trông đợi sẽ chăm sóc chúng.

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Hôn nhân sắp đặt là một hiện tượng phổ biến ở các nước phương Đông. Chúng thường được sắp xếp bởi cha mẹ hoặc người lớn tuổi.

Các yếu tố như giáo dục, địa vị xã hội và nền tảng gia đình được xem xét trong các cuộc hôn nhân này. Khái niệm tình yêu xuất hiện sau khi kết hôn cũng được thúc đẩy bởi những cuộc hôn nhân này.

Hơn nữa, sự thể hiện tình cảm công khai thường được tán thành ở các nước phương Đông.

Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jain, Thần giáo và Đạo giáo là một số tôn giáo phổ biến ở các quốc gia phương Đông. Các nghi lễ và phong tục của các cộng đồng khác nhau cũng có thể khác nhau theo các tôn giáo này.

Văn hóa giao tiếp của phương tây và phương đông

Văn hóa giao tiếp của phương tây và phương đông .Mỗi đất nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, sẽ có sự khác biệt về kinh tế, văn minh, triết lý, tôn giáo khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này, nhưng không có gì đảm bảo tốt cho nước khác. » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Văn hóa giao tiếp của phương tây và phương đông
  2. Mỗi đất nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, sẽ có sự khác biệt về kinh tế, văn minh, triết lý, tôn giáo khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này, nhưng không có gì đảm bảo tốt cho nước khác. Lấy một ví dụ như ở các nước phương Tây, việc con cái lý luận với cha mẹ là một điều bình thường, nhưng đối với các nước phương đông thì đó được xem là hành động vô giáo dục, thiếu tôn trọng người lớn tuổi dễ làm cho phụ huynh bị shock. Hay người phương Đông khi giao tiếp thì thường hạ thấp mình xuống và không dám tự ca ngợi bản thân mình, nhưng đối với người phương Tây thì lại khác, việc tự ca ngợi bản thân, ca ngợi cái tôi là một việc đáng làm, và đó đó cũng được xem là cách thể hiện bản thân mình trước người khác. Có khá nhiều điểm khác biệt thú vị về văn hóa giao tiếp của phương đông và phương tây. Nữ họa sĩ Lưu Dương người Trung Quốc sau nhiều năm sinh sống học tập tại Đức, đã gửi gắm thông điệp về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa này qua cuộc triển lãm tranh East meets West (Đông Tây tương ngộ). Hãy cùng điểm qua những điểm khác biệt giữa 2 nền văn hóa giao tiếp bạn nhé! Lưu ý:
  3. 1. Màu xanh: minh họa cho lối sống, văn hóa giao tiếp của phương Tây 2. Màu đỏ: minh họa cho lối sống, văn hóa giao tiếp của phương Đông Sự khác biệt về văn hóa giao tiếp, trình bày quan điểm cá nhân. Phong cách sống.
  4. Quan điểm về thời gian. Cách thức làm việc.
  5. Biểu lộ cảm xúc. Văn hóa xếp hàng.
  6. Cách thể hiện cái tôi trong giao tiếp. Phố xá ngày cuối tuần.
  7. Các bữa tiệc. Văn hóa giao tiếp tại những nơi công cộng như nhà hàng, điều chỉnh âm lượng giọng nói.
  8. Stomach Ache Du lịch.
  9. Sự khác biệt về cách trình, giải quyết vấn đề. Nhu cầu ăn uống
  10. Phương tiện di chuyển. Cuộc sống khi trung niên.
  11. Khác biệt về thời gian vệ sinh thân thể (tắm). Mối liên quan giữa thời tiết, tính cách.
  12. Chân dung sếp. Mốt thời thượng trong cách ăn uống.
  13. Cách đối xử với trẻ em. Khi có được món đồ mới.
  14. Cách hiểu nhau của người phương Đông và phương Tây. Cuối cùng là tiêu chí đánh giá cái đẹp.

Khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam (hay phương Đông nói chung)

Thứ năm, 22/05/2014 | 14:00

Khi Việt Nam ngày càng hội nhập vào văn hóa thế giới thì việc tìm hiểu về sự khác biệt càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, để trước tiên chúng ta tránh những cú sốc về văn hóa, và tiếp đến là để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Bài viết liệt kê những sự khác biệt trong thói quen, tập quán, giao tiếp và ứng xử của người

1.Chào hỏi

Người Phương Tây thường bắt tay, ôm hoặc hôn má.
Người Việt Nam
khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già, hay những người lớn tuổi hơn thì chúng ta thường lên tiếng chào hỏi trước để thể hiện sự lễ phép, và theo truyền thống thì thường hơi cúi người khi chào. Ở những nước phương Đông khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, vv… họ cũng cúi người khi chào. Người phương Đông quan niệm rằng khi chào hỏi càng cúi người thấp có nghĩa là sự tôn trọng dành cho người đối diện càng nhiều.

2.Làm quen

Người phương Tây: Nam, nữ thường rất bạo dạn và tư duy thoáng.
Người Việt Nam:
Nữ - e thẹn và ngại ngùng, nam - bối rối và lúng túng.

3.Cách thể hiện ý kiến cá nhân

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Bên trái(màu xanh)-phương Tây; bên phải(màu đỏ)-phương Đông.

Người Phương Tây quan trọng sự thẳng thắn.
Người Việt Nam
đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

Cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Người Phương Tây luôn đi thẳng vào vấn đề.
Người Phương Đông
thường vòng vo, né tránh.
Người phương Tây
thường coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với những vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất.
Người Phương Đông
thì quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng đôi khi vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

4.Phong cách sống

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… vì vậy phong cách sống của họ thiên về lối sống tự lập, cá nhân.
Người Việt Nam
trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa. Người Việt mình luôn sống có cộng đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau vì thế phong cách sống của người Việt tình cảm hơn rất nhiều so với ở phương Tây.

Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây thì rất là rõ ràng chứ không phức tạp và mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

Nhìn nhận về bản thân

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân.
Ở phương Đông
thì cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi của người Việt Nam hay người phương Đông nói chung.

Cách nói chuyện:
Phương Tây: Người Mỹ khi nói chuyện thì thường không ngại ca ngợi bản thân và thường nâng mình lên và điều đó thể hiện sự tự tin của họ.

Việt Nam: khi nói chuyện thường khiêm tốn, hạ mình xuống một chút để thể hiện sự khiêm nhường.

Người Việt thường chú trọng sự nhường nhịn, kính trên nhường dưới. Trong khi người Mỹ thì chú trọng sự cạnh tranh. Vì vậy, trong một tập thể, người Việt thường hay bị người Mỹ lấn át.

Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở nên máy móc. Cứ đúng luật là được, còn có tình nghĩa hay không thì không quan trọng. Người Việt thì thường chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung hơn là luật, để sao cho hợp tình hợp lý.

Người Mỹ thích đặt câu hỏi, vì họ quan niệm rằng trong cuộc đối thoại nếu như người đối diện không đặt ra những câu hỏi thì có nghĩa là họ không quan tâm đến vấn đề mà người kia đề cập hay không quan tâm đến họ. Còn người Việt thì lại rất ngại hỏi.

5.Cấp trên/Sếp

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Phương Tây: sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên và bao người khác, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp thì cao hơn một chút.
Phương Đông: sếp được coi là “người khổng lồ”.

6.Vấn đề đúng giờ

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây
Phương Tây: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc hẹn ở phương Tây. Tính chính xác và đúng giờ đối với người phương Tây là cực kỳ quan trọng. Người ta không cần thiết phải đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng họ sẽ không đến muộn, vì họ quan niệm đó là hành động bất lịch sự.
Việt Nam:
Chúng ta có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và đôi khi điều đó không trở thành vấn đề lớn. Vì thế mà ở Việt Nam mới có danh từ “giờ cao su”.

Ví dụ ở Mỹ khi bạn mua vé xem phim, vé kịch hoặc các hoạt động giải trí có giờ giấc quy định cụ thể như các tour tham quan … bạn phải đến sớm 5 phút hoặc đến đúng giờ. Nếu bạn đến trễ thì sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Và đặc biệt, nhân viên gác cửa hoặc nhân viên phục vụ có quyền từ chối phục vụ hoặc không cho bạn vào.

7.Văn hóa xếp hàng

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Phương Tây: Chờ tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan hành chính, các văn phòng của trường đại học, kể cả ra chợ trời... chỗ nào họ cũng xếp hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn ... Chỉ hai người cũng xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy.
Phương Đông:
Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó vẫn chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thấy là ở nhiều nơi mọi người vẫn thường xếp hàng ngang, rất ồn ào, và còn xô đẩy và chen lấn nữa.
Văn hóa xếp hàng ở Mỹ thể hiện rõ nhất trong mùa bán hàng đại hạ giá. Để mua được món hàng ưng ý với giá “trong mơ”, mọi người phải thức dậy từ 5 giờ sáng, xếp hàng rồng rắn lên mây trước cửa các shop, siêu thị chờ đến giờ mở cửa để mua được món hàng “độc” mà mình yêu thích, như trường hợp các bạn trẻ xếp hàng mua máy điện tử PlayStation 3, điện thoại I-Phone, Ipad …

8.Văn hóa xin lỗi

Phương Tây: Ở phương Tây thì việc nói “xin lỗi” là chuyện hết sức bình thường. Chẳng hạn khi họ vừa bước vào cửa một nhà hàng nào đó hay là trên xe buýt, vô tình chạm phải một người khác thì chưa cần biết lỗi thuộc về ai, có khi cả hai người đều cùng lên tiếng xin lỗi. Họ quan niệm xin lỗi là hành vi nhận lỗi về bản thân mình để tiến tới hòa giải, vui vẻ và không chạm tự ái người ta. Tại Mỹ, nhiều chính trị gia phạm lỗi gì đó, cứ biện minh mãi, cuối cùng phải xin lỗi, khi đó mới được dân chúng bỏ qua. Xin lỗi là hành vi can đảm.
Phương Đông: Đôi khi vẫn còn rất khó khăn trong việc nói từ “xin lỗi”.

9.Văn hóa cảm ơn

Phương Tây: “Cám ơn” là câu nói rất phổ thông của xã hội Phương Tây. Khi vợ tặng chồng một món quà, chồng nói cám ơn. Khi con cái biếu quà cha mẹ, cha mẹ nói cám ơn. Vào nhà hàng, bồi bàn đưa đồ ăn ra, khách nói cám ơn. Vào siêu thị mua hàng, khách trả tiền xong, người tính tiền nói cám ơn. Lên thang máy hay trên xe buýt, khi người này đứng nhích qua 1 bên cho người kia đứng, người kia nói cám ơn. Họ quan niệm rằng chỗ nào, lúc nào cũng cần lời nói “cám ơn” để thể hiện sự hài hòa và vui vẻ.
Phương Đông:Vẫn còn tiết kiệm lời nói “cám ơn”. Vào các siêu thị của người Việt ở Mỹ (thực ra là của người Tàu) cũng ít nghe thấy tiếng “cám ơn”. Không phải người Việt hay người Phương Đông không biết ơn người khác, mà là văn hóa Phương Đông thường ít bộc lộ ra bên ngoài mà dấu kín ở bên trong. Những người ngoại quốc sang sinh sống và làm việc ở Việt Nam lâu năm thì cũng hiểu và thông cảm với người Việt mình vì họ hiểu rằng đó là tính cách của người Việt.

10.Văn hóa đổ lỗi

Phương Tây: Tinh thần trách nhiệm của họ rất cao. Khi họ lãnh đạo một đất nước, cộng đồng, cơ quan, đoàn thể…thành công thì họ hưởng, thất bại họ phải chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho ai hết.
Việt Nam: Thường hay biện minh, đổ thừa tại Trời, tại số, tại người này, người kia và cả trăm thứ khác. Chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự nhận trách nhiệm về bản thân.

11. Cách thể hiện cảm xúc của người phương Tây và người Việt Nam cũng khác nhau.

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Người phương Tây: vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng.
Người phương Đông:
thường che giấu cảm xúc thật của mình, có thể “trong héo ngoài tươi”.

12.Cách ứng xử nơi công cộng

Phương Tây: Người phương Tây rất ngại gây ồn ào, nói chuyện quá to ở những nơi công cộng như nhà hàng, khách sạn, tiệm cà phê, cửa hàng, siêu thị… nhất là ở những nơi tham quan mang tính trang nghiêm như bảo tàng, nhà lưu niệm, đài tưởng niệm…

Vì thế ở nhà hàng, quán ăn thì họ thường ăn nhẹ nói khẽ, nói sao chỉ đủ để những người đối diện nghe thấy mà thôi. Ngay cả trong việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt hay động tác tay một cách rất khéo léo và tinh tế.
Phương Đông: chúng ta thường rất là vô tư trong vấn đề này, có thể gọi nhau í ới nơi đông người hay nói chuyện ồn ào.

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người Việt mình thì thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, và đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Vì thế mà ở Việt Nam tiệc nào càng ồn có nghĩa là tiệc đó tổ chức thành công.

13.Vai trò vợ chồng trong gia đình

Ở Phương Tây sự bình đẳng thể hiện khá rõ nét. Người chồng và người vợ đều có trách nhiệm đối với gia đình như nhau. Đàn ông thường san sẻ với phụ nữ công việc nhà và việc nuôi dạy con cái. Ở Mỹ thì dù có là tổng thống, quan chức cấp cao hay là ai đi chăng nữa, thì khi về nhà họ vẫn vào bếp và chia sẻ công việc nhà với vợ.
Ở Việt Nam vai trò của người chồng quan trọng hơn, người chồng đi làm kiếm tiền là chủ yếu. Người vợ dù có đi làm hay không đi chăng nữa thì hầu như công việc gia đình thường được giao nghiễm nhiên cho phụ nữ.

14.Trẻ em trong gia đình

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Phương Tây: Trẻ em không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như trẻ em ở Việt Nam. Trẻ em phương Tây có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong gia đình, có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Trẻ em ở phương Tây thường được dạy cách tự lập từ khi còn rất nhỏ, được khuyến khích đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Khi trẻ em tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm. Ở Mỹ thì trẻ em đến 16 tuổi là gia đình cho ra ở riêng, cho một số tiền nhất định, rồi muốn làm gì thì làm, muốn sống sao thì sống, phải tự bươn trải chứ không được dựa dẫm vào gia đình.
Việt Nam: Trẻ em được bao bọc và che chở bởi rất nhiều người thân trong gia đình, được chiều chuộng và yêu thương hết mực. Ở Việt Nam, trẻ em thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

15.Cuộc sống của người già

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Phương Tây: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các cụ già dắt thú cưng đi dạo.
Việt Nam: Ông bà thì thường sống quây quần bên con cháu, rất tình cảm. Ở Việt Nam thì bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh những cụ già dắt cháu đi chơi.
Vì thế mà ở phương Tây không có chuyện cúng giỗ ông bà, cha mẹ. Vì họ quan niệm là người đã mất thì dù có làm gì đi chăng nữa cũng không còn ý nghĩa gì cả.

Người Việt thường có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên thường cúng giỗ ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, và cũng là để anh chị em trong họ hàng có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã qua. Đối với người Việt Nam, gia đình mà thiếu thốn, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà về là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa truyền thống rất đáng trân trọng của Việt Nam.

16.Các bữa ăn trong ngày

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Phương Tây: thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường ăn đồ ăn nhanh, vì thế nên bữa trưa- bữa ăn thư thái nhất trong ngày, họ có thể mời bạn bè ra tiệm dùng bữa.
Việt Nam:
đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, thích sự nóng sốt. Ăn uống qua loa theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không người Việt nào thích cả.

Vì thế mà ở Việt Nam “bữa cơm gia đình” là rất quan trọng. Đó là dịp để các thành viên trong gia đình có thể quây quần bên nhau sau khi trở về nhà từ cơ quan, nơi làm việc hay trường học. Đó thật sự là những giây phút rất là ấm cúng.

17.Ẩm thực sành điệu (hình ảnh 14)

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây
Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món ăn Châu Á (món ăn Nhật, Trung Hoa hay Việt Nam..)
Người phương Đông “ăn chơi” thì sẽ tìm tới các món ăn Châu Âu.

18.Đường phố ngày cuối tuần (hình ảnh 15)

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành.

Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.

19.Phương tiện di chuyển

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất vì nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe và vừa có thể bảo vệ môi trường, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện)

20. Tắm táp

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm để bắt đầu 1 ngày mới với tinh thần sảng khoái.

Người phương Đông thì thích tắm tối trước khi đi ngủ để gột rửa những vết bẩn và những muộn phiền trong ngày sau khi đi làm về.

20.Vẻ đẹp lý tưởng

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Người phương Tây thích da nâu.
Người Việt Nam thích da trắng. Vì thế mà ở Việt Nam vào mùa hè, phụ nữ khi ra đường thường trang bị cho mình áo chống nắng, kem chống năng, kính râm, khẩu trang...

21.Đông Tây trong mắt nhau

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp Đông Tây

Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Trong khi đó người phương Đông ấn tượng với người phương Tây bởi mũ nồi cao, xúc xích và bia.

Kết luận:

Mỗi đất nước có nền văn hóa khác nhau nên sẽ có sự khác biệt trong thói quen, phong tục tập quán, cách tư duy,vv... Một nền văn hóa có thể thích hợp với nước này, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ thích hợp với nước khác. Bản thân mình nghĩ chúng ta nên gìn giữ những truyền thống tốt đẹp và đáng trân trọng từ ngàn đời xưa của ông cha ta, của những thế hệ đi trước. Nhưng… những gì chưa tốt, những gì cần thay đổi, thì chúng ta nên thay đổi chứ không nên bảo thủ. Và thay đổi ở đây là thay đổi theo chiều hướng tích cực và có chọn lọc. Hơn nữa chúng ta đã và vẫn đang hướng đến sự hội nhập với thế giới, nên cái sự cập nhật và thay đổi là điều hết sức cần thiết.

*Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh trong bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ) của nữ nghệ sĩ trẻ Yang Liu- người sinh ra và lớn lên tại Trung Quốc nhưng đã có thời gian sinh sống và học tập tại Đức.

Nguyễn Hải Trường

Sự khác biệt giữa văn hóa đông tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.67 KB, 7 trang )

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ
PHƯƠNG TÂY. LIÊN HỆ VIỆT NAM

1. Phần mở đầu :
Trên con đường toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, con người từ khắp các nước
có cơ hội giao lưu, tiếp xúc và hợp tác làm việc với nhau nhiều hơn. Từ đó, sự giao
lưu văn hóa giữa hai nền văn hóa phươn g Đông - phương Tây ngày càng phổ biến
hơn, đòi hỏi con người không ngừng tiếp thu, cải tiến nền văn hóa sao cho phù hợp
với tình hình phát triển hiện nay nhưng không quên phần giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Cùng với đó sự xuất hiện các tổ chức nói chung và tổ chức xuyên quốc gia
nói riêng là biểu hiện rõ nhất cho thấy sự giao thoa văn hóa trên. Tuy nhiên, sự
giao lưu văn hóa Đông - Tây thực sự không hề đơn giản. Đôi khi, lại xảy ra những
tình huống dở khóc, dở cười; không như mong muốn chỉ vì những ảnh hưởng sâu
sắc từ các điểm khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông- Tây làm ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động của tổ chức. Vì vậy, nhóm em xin phân tích đề tài “Sự khác biệt
trong giao tiếp phương Đông và phương Tây. Liên hệ với người Việt Nam.”
Qua đó, rút ra được những ảnh hưởng của các điểm khác biệt này đến hành vi
của con người khi hoạt động trong một tổ chức, để từ đó có thể rút ra được những
bài học kinh nghiệm trong quy tắc ứng xử, giao tiếp trong văn hóa tổ chức.
Để phân tích sự khác biệt trong giao tiếp phương Đông và phương Tây ban đầu
chúng ta khái quát, tìm hiểu cơ sở quan điểm giá trị tinh thần và tôn giáo, quan
niệm bản chất công việc. Sau đó nói lên hiện trạng của nền văn hóa phương Đông
và phương Tây, chỉ rõ sự khác nhau trong giao tiếp và điều đặc biệt hay đáng chú ý
của hai nền văn hóa đó. Bài tiểu luận tìm hiểu từ tư liệu trên mạng, sách báo trong
thư viện về nguyên nhân và các yếu tố làm ảnh hưởng tới nền văn hóa đó. Từ đó
rút ra hậu (kết) quả trong giao tiếp và sự khác nhau của nền văn hóa phương Đông
và phương Tây. Cả nhóm đề ra những giải pháp và chỉ ra những khiếm khuyết của
hai nền văn hóa đó trong giao tiếp. Rút ra kết luận và kết quả nghiên cứu của cả
nhóm.
2. Nội dung:



Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội
loài người. Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm.
Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và từ hoá: Xem dáng vẻ con người, lấy đó
mà giáo hoá thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ). Người sử dụng từ
văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77-6 TCN), thời Tây Hán với nghĩa
như một phương thức giáo hoá con người- văn trị giáo hoá. Văn hoá ở đây được
dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hoá
mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). Ở phương Tây, để chỉ đối tượng
mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, người Nga có từ kuitura. Những chữ này lại
có chung gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là
văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thính ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và
giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ
có những phẩm chất tốt đẹp.
Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và thay
đổi theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng
vào thế kỉ XVII- XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp.
Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học phương Tây
sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hoá (văn minh)
thế giới có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất, và văn hoá của
họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hoá hướng về trí lực và
sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B Taylo (E.B. Taylor) là đại diện
của họ. Theo ông, văn hoá là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà
con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hoá” thay đổi theo F. Boa (F. Boas), ý nghĩa văn
hoá được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu
cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng
không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hoá”. Văn
hoá không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt.


A. L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C. L. Kluckhohn) quan niệm
văn hoá là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng
biểu tượng, và nó hình thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình
khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra.


Cũng như các dân tộc ở phương Đông, trong quá khứ, người Việt tỏ ra thiếu
khát vọng tìm kiếm cái mới, không thích lập kỷ lục... Họ không có hứng thú lặn
xuống biển sâu, bay vào vũ trụ, không tự hỏi “hai vạn dặm dưới đáy biển” có
gì.
Họ không có hành động để chứng tỏ con người bình đẳng với tự nhiên, bởi
chưa bao giờ trong ý thức xuất hiện ý niệm về điều đó. Họ dễ bằng lòng với
“cái đã có”, họ thường đánh giá các quan hệ, đánh giá sự vật - hiện tượng theo
những
tiêu
chí
do
thế
hệ
trước
trao
truyền
lại.
Không quan tâm trả lời câu hỏi tại sao trước thế giới tức là chưa có các tiền
đề đầu tiên cho phát triển của khoa học, đó là căn nguyên lý giải tại sao phương
Đông đi trước nhưng nhanh chóng tụt hậu so với phương Tây?
Nếu thừa nhận với văn hóa, chỉ có sự khác nhau và không có sự hơn kém, thì
cần khẳng định văn hoá phương Đông, trong đó có văn hóa Việt Nam, là một hệ
thống khá hoàn chỉnh đã hình thành từ hàng nghìn năm trước và có sự khác
nhau nhất định nếu so sánh với văn hóa phương Tây.


Sự khác nhau này thể hiện trước hết ở hệ thống các quan niệm về thế giới,
quan niệm về sự tồn tại của con người và ở các quan niệm, các quy ước văn
hóa, các tiêu chí định danh và định tính sự vật hiện tượng...
Bữa ăn gia đình của người Việt chủ yếu lấy cộng đồng làm đơn vị cơ bản, họ
ăn
cùng
mâm,
gắp
cùng
đĩa,

chấm
cùng
bát...
Đặt sang một bên việc bữa ăn cộng đồng cho phép mọi người có thể nhường
nhịn lúc đói kém, thì tới hôm nay, dù đời sống vật chất được cải thiện hơn
trước thì người Việt vẫn khó thích nghi với kiểu ăn mỗi người một đĩa.
Lối ăn theo định xuất chỉ được chấp nhận trong công việc “ca, kíp”, hoặc bữa
trưa của viên chức. Còn về cơ bản trong một ngày, gia đình vẫn quần tụ quanh
mâm cơm như là hành động biểu thị cho giá trị gia đình.
Bữa ăn cuối ngày (bữa chiều) của đa số gia đình Việt Nam (kể cả ở đô thị)
hiện tại, trở thành một “cuộc họp”. Ở đó, mọi người không chỉ ăn mà còn hỏi
han,
bàn
soạn
công
việc,
nhắc
nhở
việc


học
hành...
Ngược lại, người phương Tây lại lấy cá nhân làm đơn vị cơ bản trong bữa ăn
gia đình, mỗi người một đĩa, mỗi người tự cắt, xẻ thức ăn và người ta dễ thích


nghi

với

fastfood

-

thức

ăn

nhanh.

Sự cố kết lấy cộng đồng làm đơn vị cơ bản thường tạo ra cho cá thể sức mạnh
của số đông đứng sau, đứng cạnh và thường làm cho cá thể khó tách ra khỏi
cộng
đồng
để
tự
sinh
tồn.
Vài thập kỷ gần đây, trước ảnh hưởng của một số vấn nạn có nguồn gốc từ
văn minh công nghiệp tác động không lành mạnh tới sự phát triển của xã hội con người, đã xuất hiện một xu hướng là tìm về với các thành tựu của văn minh


phương
Đông.
Điều này là cần thiết, chỉ tiếc rằng, trong khi say sưa với quá khứ phương
Đông, một số tác giả lại đề cao nó đến mức cực đoan, hy hữu có trường hợp còn
tỏ ra quyết liệt đến mức phủ nhận thành tựu của văn minh phương Tây.
Chuyện không đơn giản như vậy, nếu thừa nhận một thế giới thống nhất thì
cần thừa nhận việc xem xét phương Đông và phương Tây chỉ là xem xét hai
mặtcủa
một
chỉnh
thể.
Không thể bằng tuổi lịch sử của một nền văn hóa để đánh giá nó mạnh hay
yếu, quan trọng hơn là nền văn hóa ấy đã đạt những thành tựu và đóng góp gì
cho văn hóa nhân loại.

Với kiểu tư duy khác nhau khi tiếp cận thế giới, đẩy tới các kiểu quan niệm, các
phương thức sinh tồn, các phong cách sống, các tập quán và thói quen... khác
nhau. Vì thế, đến thời hiện đại, để tổng kết một (các) lĩnh vực hoạt động của một
dân tộc, không thể không xem xét một (các) lĩnh vực ấy theo chiều lịch đại, tức là
phải xem xét trong tính lịch sử.
Mấy chục thế kỷ trước, văn hóa Hy Lạp ra đời. Điểm độc đáo của nền văn hóa
này là ở chỗ nó phối kết và phát triển lên một trình độ cao những thành tựu về tổ
chức xã hội, về toán học, thiên văn học, kỹ thuật chế tạo kim loại, canh tác nông
nghiệp, văn tự Phénicie,... đã tiếp thu từ văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập, Ba Tư...
Kinh tế thương nghiệp, sự ra đời của các thành bang, ngay từ đầu đã làm cho
văn hóa Hy Lạp - cái nôi của văn hóa phương Tây, đi theo khuynh hướng khác
hẳn
phương
Đông.



Thật ra, xét về nguồn gốc thì phương Đông hay phương Tây đều có điểm xuất
phát từ kinh tế - văn hóa nông nghiệp dưới hai hình thức chủ yếu là chăn nuôi và
trồng trọt. Tới khi kinh tế thương nghiệp xuất hiện ở hai vùng đất này thì cũng
đồng thời xuất hiện những xu hướng phát triển khác nhau.
Nguyên nhân:
Sâu xa : sự khác biệt về điều kiện tự nhiên địa lí khí hậu, xã hội lịch sử kinh tế văn
hóa. Môi trường sống của cộng đồng dân cư phương Đông và phương Tây có sự khác
biệt rõ nét. Trong khi phương Đông sống trong môi trường sống là xứ nóng, sinh ra
nhiều mưa ẩm tạo nên những con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú nên cái
gốc hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt, buộc người dân phải sống định cư tạo nên
VĂN HÓA kiểu nông nghiệp là có cuộc sống lâu dài, ổn định, và điều đó sẽ tạo nên
lối sống cộng đồng đoàn kết, lối sống tập thể và tình cảm, trọng cộng đồng… còn
phương Tây sống trong môi trường xứ lạnh, với khí hậu khô hình thành nên các vùng
đồng cỏ chăn nuôi nên có nền kinh tế gốc là du mục, sống theo lối di cư nên mang
tính chất “động”trọng tính chất cá nhân, sống khép kín hơn , trọng nguyên tắc pháp
luật.
Trực tiếp:
Bên cạnh đó còn xuất phát từ sự khác biệt về ngôn ngữ, tín ngưỡng phong tục tạp
quán …những yếu tố đó đã dẫn đến sự khác biệt trong cách ứng xử với môi trường tự
nhiên và XH, và một khi những yếu tố đó gặp nhau, sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn, phủ
định, nếu k dung hợp dc các yếu tố đó sẽ làm mâu thuẫn giữa nền VĂN HÓA phương
Đông và phương Tây trở nên căng thẳng, tới một mức nhất định thì sẽ xảy ra xung
đột.
Thực tế, các nền VĂN HÓA thường tồn tại những nguyên tắc, chuẩn mực nhất định,
những nguyên tắc đó có thể là hữu ích đối với một thực thể VĂN HÓA nào đó, song
có thể là có hại. Do vậy những nền VĂN HÓA sẽ có xu hướng chống lại các yếu tố
VĂN HÓA trái ngược gây ra các mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn sắc tộc diễn ra
mạnh mẽ ở các nước có phần lớn có sự đa dạng và chủng tộc, VĂN HÓA.
Một nguyên nhân khác không kém quan trọng là thái độ bá quyền VĂN HÓA của


những nước lớn, góp phần “khác biệt” VĂN HÓA trở thành “xung đột”. Chủ nghĩa bá
quyền VĂN HÓA luôn cho rằng VĂN HÓA của mình là có giá trị phổ biến, do đó đổi
xử bất bình đẳng với VĂN HÓA của các quốc gia và các dân tộc khác. Chính điều đó
đã dẫn đến phản ứng của những nền VĂN HÓA khác và làm nảy sinh các xung đột
VĂN HÓA


Hậu quả : xung đột văn hóa
Trong VĂN HÓA xung đột được hiểu là sự mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau giữa các giá
trị VĂN HÓA khác nhau , như : tín ngưỡng, phong tục, tạp quán, lối sống, lao động.
Xung đột VĂN HÓA có nhiều hình thức biển hiện, song bản chất của nó là sự va đập
gây gắt giữa các quan niệm khác nhau về giá trị một khi không đượcgiải quyết thì dẫn
đến xung đột…
Vậy xung đột VĂN HÓA giữa phương Đông và phương Tây chính là sự mâu thuẫn
giữa các giá trị hoặc yếu tố như phong tục tạp quán , lối sống, tín ngưỡng … giữa
phương Đông và phương Tây được đẩy đến mức cao trào và biểu hiện ra bên ngoài
dưới nhiều hình thức khác nhau.
3. Kết luận :
Văn hóa phương Đông – Tây có sự khác biệt nhau rõ rệt và điều này ảnh hưởng khá
lớn đến hành vi con người trong tổ chức. Phân tích sự khác nhau giữa văn hóa Đông –
Tây để giúp nhà quản trị có thể hiểu được sự khác biệt trong hệ thống chuẩn mực, hệ
thống giá trị các nhân, cũng như sự khác nhau trong hành vi, lối sống … Để họ có thể
đưa ra những cách thức, chiến lược phù hợp để dung hòa, nhưng vẫn không làm mất
đi bản chất riêng của mỗi nền văn hóa. Từ đó, tạo sự ổn định nội bộ, phát triển có lợi
cho cá nhân và tổ chức.


1. Bảng phân công nhiệm vụ và tự đánh giá điểm theo nhóm:
STT


Họ và tên

1

Dương Thị Ngọc Ánh (NT)

2

Ngô Vương Trung Trực

3

Nguyễn Minh Ngọc

4

Nguyễn Thị Ánh Hồng

5

Nguyễn Thị Thanh Ngân

6

Nguyễn Thị Thu Liễu

7

Nguyễn Thị Thùy Trang


8

Trần Tấn Tài

Mã số SV

Nội dung phân công

Thời gian thực Kết quả thực hiện
hiện

Điểm
THANG
ĐiỂM 10

17072241

Phần kết luận

7 ngày

Hoàn thành tốt

9

17027141

Phần nội dung

7 ngày



Hoàn thành tốt

9

17009561

Hùng biện

7 ngày

Hoàn thành tốt

9

17016761

Phần nội dung

7 ngày

Hoàn thành tốt

9

17012401

Phần nội dung

7 ngày



Hoàn thành tốt

9

17077301

Hùng biện

7 ngày

Hoàn thành tốt

9

17012871

Phần nội dung

7 ngày

Hoàn thành tốt

9

17013851

Phần mở bài

7 ngày



Hoàn thành tốt

9



Top 8 Sự khác nhau giữa văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt với người Mỹ

09-06-2021 8 4443 11 0