Doanh nghiệp nào phải nộp báo cáo thống kê năm 2024

Hệ thống CĐBCTK điện tử bao gồm số liệu thống kê của 114 báo cáo thuộc Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia( Nghị định 60/2018/NĐ-CP) được cung cấp bởi 21 Bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam. Các báo cáo thống kê này được dùng để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu thống kê thuộc Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Việt Nam (link liên kết đến trang giới thiệu Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chế độ báo cáo thống kê là một trong những hình thức chủ yếu, quan trọng và được sử dụng lâu dài để thu thập, tổng hợp thông tin thống kê, đáp ứng kịp thời việc cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội cho Đảng và Nhà nước. Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê ban hành theo Thông tư số 01/2019/TT-BKHĐT bao gồm 75 biểu đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh phân công cho các Cục Thống kê thu thập và hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch Đầu tư và Thống kê (do Tổng cục Thống kê chủ trì thực hiện) có phân tổ đến cấp tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 01/2019/TT-BKHĐT cũng còn một số những bất cập, vướng mắc đòi hỏi cần phải xây dựng mới cho phù hợp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định của Luật Thống kê sửa đổi.

Một số điểm mới của dự thảo

So với Thông tư số 01/2019/TT-BKHĐT, dự thảo có một số nội dung thay đổi như sau:

Về phạm vi điều chỉnh: Bổ sung quy định thu thập thông tin thống kê phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu GRDP và các chỉ tiêu thống kê phục vụ biên soạn báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội.

Về nội dung chế độ báo cáo thống kê: Bổ sung quy định về mục đích, phạm vi thống kê, đối tượng áp dụng thực hiện báo cáo thống kê.

Về biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo thống kê: Loại bỏ biểu mẫu báo cáo (do chỉ tiêu thống kê đã bị loại bỏ); Bổ sung các biểu mẫu báo cáo (do các chỉ tiêu thống kê mới bổ sung, biểu mẫu thu thập thông tin thống kê phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu GRDP và các chỉ tiêu thống kê phục vụ biên soạn báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội).

Theo đó, FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, trong tiếng Việt có nghĩa là Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Doanh nghiệp FDI là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Danh sách các loại báo cáo mà doanh nghiệp FDI cần phải nộp cho cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài năm 2024 gồm các loại báo cáo sau:

- Báo cáo hoạt động đầu tư.

- Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư.

- Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng.

- Báo cáo tài chính.

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

Doanh nghiệp nào phải nộp báo cáo thống kê năm 2024

Năm 2024, doanh nghiệp FDI cần phải nộp các loại báo cáo? (Hình từ Intenret)

Thời gian nộp các loại báo cáo của doanh nghiệp FDI được quy định như thế nào?

Thời hạn nộp báo cáo của doanh nghiệp FDI được quy định cụ thể như sau:

[1] Báo cáo hoạt động đầu tư

Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI định kì quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư 2020 như sau:

- Hằng quý, hằng năm, doanh nghiệp FDI thực hiện dự án đầu tư báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn.

- Báo cáo gồm các nội dung sau:

+ Vốn đầu tư thực hiện;

+ Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước;

+ Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển;

+ Xử lý và bảo vệ môi trường;

+ Các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;

- Doanh nghiệp FDI thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

Thời gian báo cáo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI quy định tại Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

- Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung:

+ Vốn đầu tư thực hiện;

+ Doanh thu thuần;

+ Xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Lao động;

+ Thuế và các khoản nộp ngân sách;

+ Tình hình sử dụng đất, mặt nước.

- Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31/3 năm sau của năm báo cáo, gồm các nội dung sau:

+ Chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận;

+ Thu nhập của người lao động;

+ Các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

[2] Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Các loại báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:

- Doanh nghiệp FDI lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

+ Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;

+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;

+ Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;

+ Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

+ Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.

Thời gian báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư quy định tại điểm a khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:

- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10/7 của năm báo cáo;

- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10/02 năm sau;

- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

Lưu ý: Các loại báo cáo về giám sát đánh giá đầu tư được áp dụng đối với những dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng 2014; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Ngoài ra, nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:

- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

- Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);

[3] Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

Căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

Doanh nghiệp FDI có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

[4] Báo cáo tài chính

Thời gian nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp FDI quy định tại điểm a khoản 2 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC về thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

Doanh nghiệp FDI phải nộp Báo cáo tài chính tại Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính. (Quy định tại khoản 5 Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

[5] Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp FDI như sau:

- Định kỳ 06 tháng thì nộp báo cáo trước ngày 05 tháng 6;

- Hằng năm thì thời gian nộp trước ngày 05 tháng 12;

Mẫu báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư áp dụng năm 2024?

Dưới đây là tổng hợp các mẫu báo cáo của doanh nghiệp FDI phải nộp năm 2024 như sau:

Căn cứ mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định mẫu báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư của doanh nghiệp FDI trong giai đoạn thực hiện đầu tư (6 tháng, cả năm) như sau:

Doanh nghiệp nào phải nộp báo cáo thống kê năm 2024

Tải về Mẫu báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư của doanh nghiệp FDI trong giai đoạn thực hiện đầu tư (6 tháng, cả năm) Tải về

Doanh nghiệp FDI có trách nhiệm nộp báo cáo theo đúng thời hạn quy định. Trường hợp doanh nghiệp FDI chậm nộp báo cáo, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật