So sánh thuế gtgt trực tiếp và khấu trừ

So sánh phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Chào cả nhà, hôm nay mình xin chia sẻ với cả nhà bài so sánh giữa phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT của doanh nghiệp.

Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Đối tượng

- Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

- Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

- Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

- Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định;

- Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí;

- Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Cách tính

Số thuế GTGT phải nộp

=

Tỷ lệ %

x

Doanh thu

Trong đó, tỷ lệ % của từng hoạt động cụ thể tại Bảng danh mục ngành nghề thuế suất theo tỷ lệ % trên doanh thu [ban hành kèm theo Thông tư 219/2013/TT-BTC]

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ [bao gồm cả tài sản cố định]

Ưu điểm

– DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.

– Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, [tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành].

- Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

- Có thể cân đối số thuế GTGT phải đóng bằng cách mua hàng để dự trữ và để xuất dùng...

- Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ sử dụng phương án này thì mới được hoàn thuế.

Nhược điểm

– Không được khấu trừ, hoàn thuế  GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ

- Nhiều quy định, yêu cầu liên quan đến hóa đơn, thuế suất của các hàng hóa, dịch vụ....

- Yêu cầu chuyên môn về kế toán cao.

Trên đây là so sánh giữa hai phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp và phương pháp khấu trừ của doanh nghiệp. Mọi người có thể tham khảo để áp dụng lựa chọn hình thức tính thuế tại doanh nghiệp mình.

Hôm nay tiếp tục với vấn đề Doanh nghiệp mới thành lập nên chọn tính thuế GTGT theo phương pháp nào cho phù hợp? ở phần 1 chúng ta đã biết rõ về các phương pháp này rồi, nên hôm nay sẽ qua phần 2 về Ưu , nhược điểm của phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và khấu trừ nhé!

Phương pháp khấu trừ Phương pháp trực tiếp
Ưu điểm – DN được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế– DN có hóa đơn GTGT đầu ra cho khách hàng là DN cần hóa đơn GTGT để khấu trừ thuế đầu vào – DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.– Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, [tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành].
Nhược điểm – DN phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ – Không được khấu trừ, hoàn thuế  GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ
Loại hóa đơn sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng – Hóa đơn bán hàng

Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp mới thành lập nên chọn áp dụng phương pháp khấu trừ thuế có phần thích hợp hơn, tuy có phần phức tạp ở khâu thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, nhưng về lâu dài lại là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp mới thành lập và là nền tảng cơ bản tốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thứ Sáu, 30/08/2019, 10:00

Thuế giá trị gia tăng được tính theo một trong hai phương pháp: Khấu trừ hoặc trực tiếp. Dưới đây là những điểm khác biệt của phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.


Căn cứ:

- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;

- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng.
 

Phân biệt phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp
 

Tiêu chí

Phương pháp khấu trừ

Phương pháp trực tiếp

Đối tượng áp dụng

Phương pháp khấu trừ áp dụng với cơ sở kinh doanh [gồm: Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác] thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, cụ thể:

- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

1 - Có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

2 - Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Phương pháp trực tiếp trên doanh thu được áp dụng với các đối tượng sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ.

- Hộ, cá nhân kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Số thuế phải nộp

Thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Xem chi tiết tại: Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu

x

Tỷ lệ %

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

Thuế suất  - tỷ lệ % tính thuế

Thuế suất:

Có 03 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:
- Thuế suất 0%;

- Thuế suất 5%;

- Thuế suất 10% [áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, chịu thuế suất 0%, thuế suất 5%].

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT:

Tính theo từng hoạt động cụ thể:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

>> Cách tính thuế giá trị gia tăng: 6 nội dung đáng chú ý nhất

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

[2 đánh giá]

Video liên quan

Chủ Đề