So sánh sản phẩm vay tín chấp

Hiện nay, nghiệp vụ cấp tín dụng – vay vốn có hai hình thức phổ biến là vay tín chấp và vay thế chấp. Trên mạng internet cũng có khá nhiều thông tin về hai hình thức này nhưng đa số là quảng cáo, nào là “cho vay lãi suất thấp”, “vay nhanh trong ngày”, “vay không thế chấp”, “chỉ cần bản sao chứng minh nhân dân là có thể vay được”,… Chính những quảng cáo này đã làm cho người tiêu dùng vô cùng hoang mang, họ không biết đâu là điểm tin cậy khi có nhu cầu vay vốn. Vì vậy, tôi sẽ phân tích hai hình thức cho vay này theo kinh nghiệm của bản thân để các bạn được nắm rõ.

Theo điều 317 và 318 của bộ luật dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.” Tài sản thế chấp có thể là bất động sản hoặc động sản. Vậy, có thể hiểu rằng vay thế chấp có nghĩa là hình thức nhận khoản tín dụng (khoản vay) bằng cách thế chấp tài sản của mình cho tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, theo điều 344 và 345 cũng Bộ luật này thì quy định về vay tín chấp như sau: “Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.”

Vậy khác biệt căn bản giữa vay tín chấp và vay thế chấp chính là tính rủi ro của khoản vay. Theo như cách hiểu thông thường, vay tín chấp sẽ rủi ro hơn vay thế chấp, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Vay tín chấp sẽ rủi ro cho tổ chức tín dụng nếu như người vay không trả nợ như đã hứa hẹn và cam kết. Nếu vay tín chấp được bên thứ ba đứng ra bảo lãnh thì độ rủi ro cũng sẽ giảm tùy vào mức độ uy tín của bên đứng ra bảo lãnh. Còn đối với vay thế chấp, rủi ro nằm ở tính thanh khoản (loại tài sản thế chấp có dễ dàng thanh lý hay không?) của tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có tính thanh khoản càng cao thì càng dễ tiếp cận vốn vay. Sau khi, so sánh tính rủi ro của khoản vay thì cần thu thập thông tin về người bảo lãnh và khảo sát, đánh giá tính thanh khoản của tài sản để biết chọn hình thức vay nào.

Mỗi hình thức vay sẽ có mức lãi suất cũng như số tiền được vay khác nhau.

Hiện tại, một số tổ chức tín dụng đã tìm cách làm cho các khoản vay tín dụng trở nên dễ dàng hơn và tập trung hơn vào đối tượng là người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm cho cá nhân và gia đình, một khoản vay với quảng cáo như “lãi suất là 0%”, “chỉ cần bản sao CMND”, “giải ngân trong ngày” đã khiến rất nhiều người chọn hình thức vay này nhưng nếu được đào tào qua khóa quản trị tài chính thì nhiều người nhận ra rằng lãi suất của các khoản vay này thực tế không thấp như quảng cáo. Như vậy, chúng ta cần cẩn trọng hơn khi chọn hình thức vay tín chấp nhé!

Khi có nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ Cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính nghĩa là việc một tổ chức tín dụng hỗ trợ cá nhân hoặc doanh nghiệp mua tài sản (chủ yếu là tài sản động sản) dựa trên uy tín hay lịch sử tín dụng của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó – Đây được xem là điểm tương đồng vay tín chấp. Đồng thời, để tránh rủi ro của việc không trả nợ đúng hạn thì tài sản thuê tài chính phải đứng tên công ty cho thuê tài chính trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thuê tài chính và tài sản đó sẽ được chuyển cho cá nhân hoặc doanh nghiệp vào cuối kỳ thanh toán với một giá tượng trưng được quy định trên hợp đồng thuê tài chính – Đây chính là một phần bản chất của vay thế chấp.

Vay tín chấp, vay thế chấp hoặc thậm chí thuê tài chính đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn sử dụng các đòn bẩy tài chính để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình thì nên tìm hiểu kỹ quy định pháp luật, những đặc điểm của các hình thức này trong thực tế và đặc biệt là tính rủi ro của mỗi hình thức!

Nếu bạn cần tiền cho ý tưởng kinh doanh mới, thanh toán chi phí hoạt động kinh doanh, hay những nhu cầu tiêu dùng như mua xe, mua máy tính, thì khoản vay tín dụng có thể giúp bạn nhận tiền mà không cần tài sản thế chấp như nhà cửa. Các khoản vay tín dụng có quy trình vay đơn giản hơn so với vay thế chấp. Một số ngân hàng và công ty tài chính có thể cấp tiền ngay trong ngày xét duyệt hồ sơ vay.

Ở mặt ngược lại, vì vay tín dụng có độ rủi ro cao nên bên cho vay sẽ áp dụng lãi suất cao hơn và các điều khoản vay cũng không hấp dẫn như vay thế chấp. Cùng Jenfi Capital tìm hiểu vay tín dụng là gì và giúp bạn xác định liệu hình thức vay tín dụng có phù hợp với bạn hay không.

So sánh sản phẩm vay tín chấp

Còn gọi là vay tín chấp, vay tín dụng không cần bạn phải có tài sản thế chấp. Các khoản vay tín dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm có vay tiêu dùng cá nhân, vay tín dụng sinh viên, vay tín dụng từ thẻ tín dụng, vay tín dụng bằng CMND và vay tín dụng bằng bảo hiểm nhân thọ.

Bạn có rất nhiều lựa chọn khi vay tín dụng: từ ngân hàng truyền thống, đến công ty cho vay tín chấp cá nhân. Quy trình vay tín dụng cũng đơn giản và nhanh chóng.

So Sánh Vay Tín Dụng Và Vay Thế Chấp Tài Sản

So sánh sản phẩm vay tín chấp

Bởi vì vay tín chấp không yêu cầu tài sản để thế chấp, bên cho vay có tỉ lệ rủi ro cao khi bên vay không hoàn lại. Để giảm rủi ro, ngân hàng và công ty cho vay thường sẽ yêu cầu người đi vay có điểm tín dụng cá nhân cao (được đánh giá qua khảo sát về thu nhập, công việc, hay giấy tờ như bảo hiểm nhân thọ).

Vay tín dụng cũng có lãi suất cao hơn vay thế chấp từ 2- 3 lần và các điều khoản vay cũng không thuận lợi khi so với vay thế chấp.

Vay Tín Dụng Diễn Ra Như Thế Nào

So sánh sản phẩm vay tín chấp

Các khoản cho vay không cần tài sản bảo đảm có thể dao động từ vài triệu VND đến hàng tỷ đồng, và bạn có thể dùng khoản vay cho nhiều mục đích. Lãi suất vay tín dụng dao động từ khoảng 16% đến 50%, với thời hạn vay từ 3 tháng đến 3 năm (số liệu cập nhật vào tháng 11/2022). Tuy nhiên, số tiền vay, điều khoản vay, hay mục đích sử dụng sẽ khác nhau rất lớn tùy bên cho vay.

Hiện nay, các đơn vị cho vay tín chấp đều có cổng xét duyệt hồ sơ online nên bạn có thể so sánh lãi suất vay tín dụng của nhiều đơn vị mà không cần đến trực tiếp văn phòng. Tùy bên cho vay mà bạn có thể được xét duyệt khoản vay hoàn toàn trực tuyến và giải ngân tiền vay qua tài khoản ngân hàng.

Ai Nên Vay Tín Dụng?

So sánh sản phẩm vay tín chấp

Vay tín dụng có phù hợp với bạn hay không phụ thuộc vào tình hình tài chính và mục đích sử dụng vốn vay của bạn. Nếu bạn cần tiền mà cảm thấy không thoải mái khi thế chấp tài sản thì có thể cân nhắc vay tín dụng khi:

  • Mua tiêu dùng: mua xe, máy tính, thiết bị điện tử, điện máy.
  • Có nguồn thu nhập ổn định: mặc dù vay tín dụng không cần tài sản đảm bảo, bạn vẫn cần có nguồn thu ổn định để thanh toán nợ, tránh bị liệt kê vào nợ xấu có thể ảnh hưởng về sau.

Các Loại Hình Vay Tín Dụng

So sánh sản phẩm vay tín chấp

Có nhiều hình thức vay tính chấp cho các mục đích sử dụng khác nhau. Không những bạn có thể vay tín chấp truyền thống như vay tiêu dùng cá nhân hay vay vốn sinh viên, mà còn có thể vay tiền qua thẻ tín dụng hoặc hạn mức tín dụng cá nhân. Các hình thức vay tín dụng phổ biến gồm:

Vay tín chấp cá nhân

Vay cá nhân có thể vay tín chấp và thế chấp. Bạn có thể dùng hình thức vay tín dụng này cho các mục đích chi tiêu cá nhân, từ thanh toán hóa đơn đến mua sắm, sửa chữa nhà cửa…

Hạn mức tín dụng cá nhân

Một số ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cá nhân cho khách hàng dựa vào lịch sử giao dịch tại ngân hàng mà không cần tài sản thế chấp. Nếu bạn đang cần nguồn tài chính để thanh toán chi tiêu trong một thời gian dài, ví dụ như khi sửa chữa nhà cửa, thì Hạn mức tín dụng cá nhân giúp bạn thanh toán khi cần thiết.

Vay tín chấp bằng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là một hình thức vay tín chấp giúp bạn thanh toán chi tiêu và hoàn trả hàng tháng kèm lãi suất. Nhiều ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cá nhân không cần tài sản thế chấp.

Ngoài ra còn nhiều hình thức vay tín chấp dựa trên giấy tờ như:

  • Vay tín chấp theo bảo hiểm nhân thọ
  • Vay tín chấp theo bảng lương
  • Vay tín chấp theo giấy đăng ký xe ô tô, xe máy
  • Vay tín chấp theo CMND và hóa đơn điện nước

Ưu Và Nhược Điểm Khi Vay Tín Dụng

So sánh sản phẩm vay tín chấp

Ưu điểm

  • Không cần sở hữu tài sản hay thế chấp tài sản
  • Không rủi ro mất tài sản nếu không thanh toán đúng hạn
  • Có thể sử dụng tiền vay cho nhiều mục đích
  • Hồ sơ đơn giản, phê duyệt nhanh, dễ nhận tiền hơn vay thế chấp
  • Lãi suất cạnh tranh nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt

Nhược điểm

  • Hạn mức vay giới hạn
  • Lãi suất cao nếu lịch sử tín dụng kém
  • Thanh toán chậm có thể ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng về sau

Đăng ký vay tín dụng như thế nào

Nếu bạn nhận thấy vay tín dụng là hình thức vay tiền phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký vay vốn tín chấp với 6 bước sau:

  • Xác định bạn cần bao nhiêu tiền: Chỉ nên vay số tiền vừa đủ, thậm chí nếu bên cho vay có hạn mức cao cho bạn.
  • Đánh giá các đơn vị cho vay tín chấp: Bạn có thể tìm kiếm thông tin từ các ngân hàng, công ty tài chính và so sánh về lãi suất, điều khoản vay, phí, phạt… và chọn một vài đơn vị phù hợp.
  • So sánh cách đơn vị cho vay tín dụng: Nhiều đơn vị có sẵn công cụ tính lãi suất vay trực tuyến trên website của họ giúp bạn nghiên cứu trước khi đăng ký vay. Hãy thử sử dụng những công cụ này và cân nhắc các gói vay.
  • Đăng ký hồ sơ: Bạn hoàn thành hồ sơ (thường là trực tuyến) và chờ bên cho vay xét duyệt.
  • Chấp nhận gói vay: sau khi hồ sơ vay của bạn được duyệt, bạn sẽ nhận khoản tiền vay về tài khoản ngân hàng.

Vay Tín Dụng Cá Nhân Tại Các Ngân Hàng Lớn Việt Nam

So sánh sản phẩm vay tín chấp

Dưới đây là thông tin đặc điểm các gói vay tín dụng cá nhân tại các ngân hàng lớn ở Việt Nam. Đa số các gói vay tín dụng này đều cần giấy tờ chứng minh thu nhập (bảng lương), hạn mức tương đối cao và thời hạn vay lên đến 5 năm.