So sánh lỗi cố ý trực tiếp và gián tiếp

Tài liệu "Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp Cho ví dụ" có mã là 547123, file định dạng docx, có 1 trang, dung lượng file 27 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Tài liệu chuyên ngành > Chuyên Ngành Xã Hội > Thư Viện Luật Học. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp Cho ví dụ

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp Cho ví dụ để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 1 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp Cho ví dụ

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Nếu hành vi của con người hoàn toàn mất tự do nghĩa là họ khơng có lỗi và họ khơng phải chịu TNHS. Ví dụ trường hợp bị cưỡng bức về tinh thần.Nếu người thực hiện hành vi bị mất một phần tự do thì được miễn một phần TNHS. Mức độ TNHS phụ thuộc mức độ tự do ý chí.

8.2.3. Lỗi cố ý trực tiếp

Lỗi cố ý trực tiếp được quy định tại Khoản 1, Điều 9 BLHS “Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểmcho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra”.Với khái niệm trên cho thấy lỗi cố ý trực tiếp được thể hiện như sau: Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhậnthức rõ hậu quả tất yếu xẩy ra hoặc có thể xảy ra. Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.Trong CTTP của đa số các tội phạm trong BLHS được quy định bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Ví dụ: các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm chức vụ.Đối với những tội phạm có CTTP hình thức mức độ hình dung về hậu quả khơng cần phải rõ ràng, cụ thể vì hầu hết loại CTTP này hậu quả khó xác định. Trên thực tế có một số tội hậu quả dễ xácđịnh đòi hỏi người phạm tội phải hình dung về hậu quả rõ ràng. Ví dụ Tội cướp tài sản.Lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại Khoản 2, Điều 9 BLHS: “Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi củamình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra”.Với khái niệm trên cho thấy lỗi cố ý gián tiếp được thể hiện như sau: - Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhậnthức rõ hậu quả có thể xảy ra. - Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặckhông quan tâm đến hậu quả, hậu quả xảy ra như thế nào cũng chấp nhận. Chỉ có một vài tội được quy định trong BLHS với lỗi cố ý gián tiếp. Ví dụ: Tội bứctử, tội giết người, tội cố ý gây thương tích. 8.2.5. Lỗi vơ ý vì q tự tin.Lỗi vơ ý vì q tự tin được quy định tại Khoản 1, Điều 10 BLHS: “Lỗi vơ ý vì q tự tin là lỗi của người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xãhội nhưng cho rằng hậu quả đó khơng xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn ngừa được”.Với khái niệm trên cho thấy lỗi vơ ý vì q tự tin được thể hiện như sau: - Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhậnthức rõ hậu quả có thể xảy ra. - Về ý chí: Người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.Cơ sở để người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra trong lỗi vơ ý vì q tự tin là người phạm tội chủ quan tin vào kinh nghiệm, thói quen, tin vào khả năng chuyênnghiệp vụ của mình. Nhưng hậu quả thiệt hại vẫn xảy ra trên thực tế. Nếu niềm tin của người phạm tội phù hợp với thực tế khách quan nghĩa là hậuquả không xảy ra trên thực tế thì họ khơng phải chịu TNHS. Chính vì vậy, hầu hết các tội thực hiện với lỗi vô ý là các tội có CTTP vật chất.

Thế nào là lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin? Sự khác nhau lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin trong hình sự.

Thế nào là lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin? Sự khác nhau lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin trong hình sự.

Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Một người được coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện chủ quan và khách quan để lựa chọn, thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không có lỗi thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tất cả các tội quy định trong Bộ luật hình sự.

Bộ luật hình sự chia lỗi thành 4 loại: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả. Việc xác định loại lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội rất quan trọng vì lỗi là một trong những yếu tố để xem xét người đó phạm tội gì và quyết định hình phạt. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi để phân biệt chúng với nhau là một công việc rất cần thiết.

Về lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin, Bộ luật hình sự quy định như sau:

– Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp có đặc điểm sau:

+] Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

+] Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

– Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Lỗi vô ý vì quá tự itn có đặc điểm sau:

Xem thêm: Lỗi vô ý là gì? Một số vấn đề lưu ý về lỗi vô ý do quá tự tin

+] Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

+] Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ.

Như vậy, lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin giống nhau ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội đều nhận thức được hậu quả nguy hại cho xã hại mà hành vi của mình có thể gây ra và đều không mong muốn hậu quả đó xảy ra. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin có một điểm khác nhau cơ bản, đó là: ở lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện hành vi chấp nhận khả năng hậu quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi. Còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin, người thực hiện hành vi loại trừ khả năng hậu quả xảy ra và tin rằng hậu quả không xảy ra.

Video liên quan

Chủ Đề