So sánh hoocmon kích thích và ức chế năm 2024

- Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

- Đặc điểm của hoocmôn thực vật:

+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây, hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

+ Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

+ Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

II. HOOCMÔN KÍCH THÍCH

1. Auxin (Axit Inđôl Axêtic – AIA)

- Nguồn gốc: sinh ra ở đỉnh thân và cành. Auxin có nhiều trong các cơ quan đang sinh trưởng mạnh: hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng…

- Tác động:

+ Ở mức độ tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên phân của tế bào.

+ Ở mức độ cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động ứng động, hướng động, nảy mầm, nảy chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh.

- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp: kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ…

- Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nên tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người và động vật. Do đó không nên dùng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.

2. Gibêrelin – GA

- Nguồn gốc: sinh ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, trong hạt, quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.

- Tác động:

+ Ở mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng của tế bào.

+ Ở mức cơ thể: GA kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.

3. Xitôkinin

- Là một nhóm chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào.

- Tác động:

+ Ở mức tế bào: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.

+ Ở mức cơ thể: hoạt hóa sự phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin.

III. HOOCMÔN ỨC CHẾ

1. Êtilen

- Nguồn gốc: được sinh ra từ hầu hết các phần khác nhau của hầu hết thực vật. Êtilen cũng sinh ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương, bị tác động của các điều kiện bất lợi, quả đang chín…

- Tác động: Êtilen thúc quả nhanh chín, rụng lá.

2. Axit abxixic – AAB

- Nguồn gốc: AAB sinh ra trong lục lạp của lá, chóp rễ và tích lũy ở các cơ quan đang hóa già.

- Tác động: liên quan đến sự chín, ngủ của hạt, đóng mở khí khổng.

IV. TƯƠNG QUAN HOOCMÔN THỰC VẬT

- Tương quan giữa hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng: Tương quan nồng độ AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.

- Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Tương quan giữa Auxin/Xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô trong nuôi cấy mô thực vật.

Chào em!

Về vấn đề sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thì em phải dựa vào tác động của chúng lên cơ thể thực vật! Trước hết em cần nhớ tới 2 nguyên tắc sử dụng sau:

I.Nguyên tắc sử dụng:

a.Nguyên tắc nồng độ: Tùy theo chất sử dụng và cây trồng mà nồng độ kích thích,ức chế khác nhau.Vì vậy tùy vào biện pháp sử dụng mà người ta chọn nồng độ xử lí thích hợp.

b.Nguyên tắc không thay thế: Các chất điều hòa sinh trưởng xchir có tác dụng hoạt hóa quá trình trao đổi chất và sinh trưởng mà ko có ý nghĩa nhiều về mặt dinh dưỡng.Vì vậy khi sử dụng chúng cần thỏa mãn yêu cầu về dinh dưỡng thì mới hiệu quả được.

Bây giờ mình vô ý chính nhé em!

II.Một số ứng dụng phổ biến của chất điều hòa sinh trưởng:

1.Kích thích sự sinh trưởng nhanh,tăng chiều cao,tăng sinh khối năng suất. -GA là chất ko độc nên có thể sử dụng cho các loại rau ăn lá,củ quả để tăng năng suất rất nhiều.Nồng độ sử dụng thường thấp vài pm đến vài chục ppm tùy theo cây.Với cây lấy chiều cao như đay mía sử dụng GA sẽ làm tăng năng suất rất cao.

2.Kích thích tạo rễ. -Người ta sử dụng các loại auxin như IBA,alpha_NAA,2,4D....để tăng tỉ lệ ra rễ,rút ngắn thời gian ra rễ,tăng hệ số nhân giống.Có 2 phương thức xử lí auxin cho sự ra rễ bất định là phương pháp xử lí nồng độ loãng và phương pháp xử lí nồng độ đặc ( em tham khảo thêm trong các giáo trình về sinh lý thực vật sử dụng trong các trường nông lâm để hiểu sâu hơn nhé)

3.Điều chỉnh sự ngủ nghỉ của hạt -Trong trường hợp muốn kích thích nảy mầm,phá ngủ người ta dùng GA.Còn khi muốn kéo dài thời gian ngủ người ta hay dùng chất ức chế sinh trưởng

4.Điều chỉnh ra hoa: Vd Để cho dứa rahoa thêm 1 vụ người ta dùng ethrel,hoặc xử lí GA cho sự ra hoa lấy hạt giống của xà lách,cải bắp.Ngoài ra còn có thể điều chỉnh giới tính của cây trồng để phục vụ choản xuất.Chẳng hạn như phun GA có thể tạo cây mang hoa đực,còn phu Xitokinin hay ethrel có thể tạo ra 100% cây mang hoa cái.

5.tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt -Có thể sử dụng auxin hoặc GA........

6.Điều chỉnh sự chín của quả: -Muốn rút ngắn sự chín của quả thì xử lí ethrel là hiệu quả nhất,hoặc sử dụng alar( SADH) nồng độ 1000 - 5000 ppm cũng có hiệu quả tốt lên sự chín của quả.Hoặc muốn kéo dài sự chín thì dùng auxin.Có thể sử dụng 2- 10 ppm nồng độ alpha-NAA lên cây.

7.Ngăn ngừa sự rụng ở hoa quả: -Để chổng rụng người ta thường xử lí auxin 2,4D...cho quả xanh của táo,cà chua,lê,cam chnh hoặc xử lí GẢ cho nho non.Nồng độ sử dụng ở đây còn tùy vào từng loại quả